em đã từng đêm lại niềm vui cho ai chưa?hãy viết 1 đoạn văn ngắn gọn từ 5-7 câu kể lại trải nghiệm ấy
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hồi ấy tôi học lớp Bốn, là một cô học trò hiếu động, tinh nghịch. Sau giờ học, lớp chúng tôi xếp hàng đi trên vỉa hè lát gạch đỏ của con phố trước cổng trường, ở đầu phố, những bạn mà bố mẹ đón muộn tập trung thành một nhóm, bày ra đủ các trò ồn ã trên các khoảng hè phố mát mẻ và rộng rãi. Một hôm, tan học đã lâu, hai đứa bọn tôi đang chơi dây thì có tiếng gọi “Trang”. Bạn tôi quay lại, chạy ùa về phía mẹ cậu đang đợi và vẫy tay chào tôi. Chiếc xe mất hút đằng xa, bỏ lại tôi một mình tha thẩn trên phố. Cái cảm giác sốt ruột mới khó chịu làm sao. Buồn bã, tôi đi tìm cho mình một trò tiêu khiển trong lúc chờ mẹ. Tôi chạy sang bên đường, tìm nhặt những quả xà cừ nứt nẻ vì nắng gắt dưới gốc cây. Đang lúc thú vị trước những chiến lợi phẩm ngộ nghĩnh, tôi nhìn thấy một bé gái.
Tôi còn nhớ như in hình ảnh bé gái ấy, gương mặt hơi lấm vì nước mắt và bụi đường, nó mặc đồng phục trường tôi. Tôi biết cô bé học lớp Một nhờ chiếc cặp sách có dán nhãn vở. Một cô bé thông minh và nhanh nhẹn như tôi bỗng cảm thấy lúng túng trước em nhỏ ấy. Tình huống này khác hẳn bài học đạo đức trên lớp vì xung quanh đây chẳng có đồn công an để tôi dẫn em nhỏ vào.
- Sao em lại khóc? - Sau cùng tôi đã cất tiếng hỏi, liệu câu hỏi có đường đột quá chăng?
Cô bé không trả lời, đôi tay nhỏ xíu, vụng về vẫn quét lên đôi mắt đen lay láy ướt đẫm trên khuôn mặt bầu bĩnh hơi lem luốc.
- Chắc bố mẹ đón muộn hả? Đừng sợ, mẹ chị cũng chưa đón chị.
Tôi chợt nhớ ra, và hơi ngượng ngùng với tiếng “chị” vừa nói, tôi chưa bao giờ hoặc ít khi nói như vậy vì tôi vốn là con út trong nhà.
Chúng tôi đứng sát lại gần nhau, một tay cô bé bám vào tay tôi, tay kia vẫn gạt nước mắt. Tôi thấy thương cô bé đang nấc lên từng cái mạnh, nước mắt thôi chảy vì đã khóc quá nhiều hay vì có tôi ở đó chẳng rõ. Tôi chẳng biết làm sao, đành chôn chân đứng đấy. Chưa bao giờ tôi phải chăm lo cho ai cả. Mặt trời chói chang đã khuất sau tòa khách sạn cao vút bên kia đường, xung quanh dần tối, dòng xe cộ vẫn nườm nượp trước mắt. Tôi muốn sang bên kia đường, chỗ vẫn hay đợi mẹ, nhưng cánh tay cô bé vẫn níu chặt cánh tay tôi. Tôi có hỏi nhà cô bé ở đâu nhưng một địa danh lạ hoắc được nêu ra. Còn lại chúng tôi hầu như im lặng. Tôi bồn chồn lo mẹ đứng đợi.
- Lan, một tiếng gọi vọng đến từ phía ngã tư, rồi một phụ nữ áo vàng dắt xe lại gần.
Cô bé chạy ngay vào lòng mẹ và nói:
- Mẹ chị ấy cũng chưa đến đón.
- Thế nhà cháu có điện thoại không? Mẹ cô bé hỏi tôi.
- Không cần đâu cô ạ, chắc mẹ cháu đứng bên kia rồi.
Mẹ tôi đang đứng bên đường với cô giáo tôi, suýt thốt lên gọi tôi nhưng lại ngừng vì thấy người phụ nữ đi cùng tôi và cô bé.
- Con. . . - Tôi ngập ngừng. - Con thấy em khóc nên đứng đợi cùng.
Mẹ tôi hiền hòa xoa đầu tôi. Cô giáo khen tôi là “dũng cảm”, còn tôi đã hết lo lắng vì cảm thấy một điều gì đó thật kì lạ.
Tối hôm đó, tôi chợt nghĩ lẽ ra nên dẫn em ấy sang chỗ mẹ tôi hay đón thì đúng hơn. Nhưng mẹ thì vẫn vui vẻ trêu tôi. Còn tôi thì vẫn không dứt được cái cảm giác ấy, một niềm vui chưa từng có khi nghĩ đến cô bé, niềm vui pha lẫn ngượng ngùng trước lời khen của mẹ và cô giáo.
Sau này, tôi mới tự hỏi tại sao không có những lời trách mắng mà tôi lo lắng, bồn chồn khi nghĩ đến lúc đứng dưới gốc cây xà cừ. Mẹ tôi nghĩ gì khi chỉ khen tôi? Hay mẹ đã nhìn thấy nỗi lo đó trên gương mặt tôi và xoa dịu nó đi bằng bàn tay mềm mại của mẹ. Để rồi chỉ còn lại thôi, niềm trìu mến, thương cảm đã nảy ra từ một tâm hồn bé bỏng dành cho một tâm hồn bé bỏng khác.
Đề 1:(mik k chép lại đề)
Tham khảo:
“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình, dạt dào vô tận. Tình mẹ trong suốt như dòng suối ngọt…” Mẹ luôn là người yêu thương, quan tâm lo lắng cho ta trong mọi hoàn cảnh, luôn bên cạnh ta dù trong những phút yếu lòng. Nhất là khi chứng kiến cảnh mẹ chăm sóc tôi ốm, tôi càng thấm thía hơn điều ấy.
Công việc của mẹ tôi bận bịu lại càng bận hơn khi tôi bị ốm. Cơn sốt kéo dài do tôi bị cảm nắng, người mệt lả, toàn thân nóng ran, miệng khô đắng lại…Tôi nằm rên ừ ừ…còn mẹ thì hai chân như đánh ríu vào nhau. Mẹ vo gạo bắc lên bếp chút cháo, rồi chườm túi đá cho tôi. Sau đó mẹ giúp tôi đo nhiệt độ.
Chốc chốc, mẹ lại đến sờ vào trán tôi. Đôi tay nhẹ nhàng và ấm áp. Cái khô ráp chai sạn biến đâu cả rồi,tôi chỉ thấy dường như đôi bàn tay ấy có sức mạnh diệu kỳ khi chạm vào da thịt tôi. Mẹ đỡ tôi ngồi dậy, kê đầu tôi vào cánh tay, mẹ chăm cho tôi từng viên thuốc. Thấy tôi uống có vẻ khó khăn mẹ tôi lại động viên: “Ráng uống cho mau lành bệnh rồi còn đến trường với thầy cô, bạn bè, còn nghe mẹ kể chuyện, dạy con học nữa chứ?”
Dù mệt nhưng tôi vẫn nhìn thấy nếp quầng thâm trên mắt mẹ,tóc lòa xòa dính bết vào trán với những giọt mồ hôi nhễ nhại. Trong đôi mắt dịu hiền ấy như ngân ngấn nước mắt.Mẹ cho tôi nằm xuống gối, vừa thổi cháo, vừa đút cho tôi. Cái hương vị quen thuộc của bàn tay nội trợ thường ngày lại ùa về trong tôi. Tay mẹ luồn chiếc khăn lau mồ hôi dọc sống lưng cho tôi. Gió từ tay mẹ lại làm hạ nhiệt cho tôi.
Lúc này, tôi mong mình chóng khỏe để ánh mắt mẹ lại cười thật vui mỗi khi tôi đi học về, mỗi khi tôi “khoe” với mẹ được thầy cô khen. Nhà tôi nghèo, mẹ lại phải thức khuya dậy sớm tảo tần nên tôi ốm mẹ vất vả nhiều hơn. Mẹ xanh xao và hao gầy nhiều hơn.
Tôi lớn khôn từ đôi tay của mẹ, tấm lòng yêu thương và chở che của mẹ. Sự ấp ủ yêu thương của mẹ để lại cho tôi bao nghĩ suy về cái mênh mông, bao la của tình mẹ! Tôi lại cầu mong mẹ tôi mãi bình an. Và, tôi cũng mong mình khỏe mạnh để mẹ bớt vất vả vì tôi.
Không hẳn ai trong số chúng ta cũng đều được mẹ chăm sóc, đó là một thiệt thòi rất lớn. Vì vậy hãy trân trọng từng khoảnh khắc bên cạnh mẹ khi ta còn có thể bạn nhé.
Có nhiều lúc chúng ta tự hỏi như thế nào mới gọi là trưởng thành? Làm sao để nhanh chóng trưởng thành.Phải chăng cứ ở cái tuổi vượt ngưỡng 18 là ta đã trưởng thành?Không hẳn vậy. Bởi lẽ đó chỉ là sự phát triển của thể xác. Còn người thầy nào tốt hơn để chỉ cho ta cách trưởng thành ngoài chính cuộc sống này. Chỉ có khi vấp ngã ta mới tự biết cách đứng lên và rút kinh nghiệm cho chính mình.
Người ta “trưởng thành”, tự chịu trách nhiệm cuộc sống của mình, rồi những thành công hay thất bại đều tự mình đón nhận. Có những sự thất bại nặng nề làm con người hụt hẫng, suy sụp nhưng khi ta đã “trưởng thành”, ta phải tự mình nhận về những nỗi buồn của riêng mình. “Trưởng thành” để ta hiểu rằng không có một điều gì có thể dễ dàng như mình mong muốn, cuộc sống là những khó khăn, thử thách, muốn đạt được những điều mong muốn phải cố gắng rất nhiều, cuộc sống không là một món quà tặng mà nó là sự cố gắng hết mình để nhận lấy.
Đời cho ta bao nhiêu lần thăng hoa, thì cũng không thiếu những lần vấp ngã. Thật vậy, từ thuở chập chững bước đi tới khi lên giảng đường, rong ruổi bên bè bạn, chẳng ai không va vấp, và ngã đau đôi lần. Những năm thiếu thời ấy, vấp ngã đơn giản là va phải cục đá, là lỡ một nhịp bước khi nhảy dây, đá cầu…Ta thường vấp ngã khi còn nhỏ chập chững biết đi… hay lúc chạy nhảy, rong chơi cùng bè bạn.Nhưng càng lớn, càng bước đi nhiều trên đường đời, ta càng vấp ngã nhiều hơn. “Cú ngã” tuổi trưởng thành đôi khi chẳng có chút trầy da, xước thịt như thuở còn thơ. Thế mà lại đau gấp vạn lần, khiến ta ngã quỵ, những tưởng chẳng thể bước tiếp.Đó có thể là lần trượt đại học – một bước đường đời những tưởng trải đầy hoài bão, lại đóng sập ngay trước mắt ta!Hay là lần đầu ta bước về phía một người, với trái tim yêu nồng nàn cháy bỏng, mà người lại cất bước ra đi…Trong phút tuyệt vọng tột cùng ấy, bạn chợt thấy cuộc đời rõ là một màu đen tối? Bạn muốn ngồi mãi đó, khóc thật nhiều trên thất bại của mình? Bạn muốn vùi mình trên chiếc giường êm ấm, chẳng bao giờ muốn đứng dậy?Làm sao phải bước tiếp, khi đường đời dường như chỉ toàn những “chông gai”?
Phải chăng người ta chỉ muốn có được mà không muốn mất đi? Nhưng những thành tựu chẳng bao giờ đến một cách dễ dàng. Nếu bạn mong muốn mình trở nên trưởng thành hơn,có một cuộc sống màu hồng, có lẽ bạn nên học lại cách phân biệt màu sắc bằng sự vấp ngã.Bởi không có con đường nào luôn trải sẵn đầy hoa hồng chờ chúng ta thu lượm mà đâu đó vẫn còn ẩn hiện những chiếc gai sắc nhọn.Những sai lầm thất bại luôn khiến bạn day dứt hay tự dày vò bản thân, nó là thế đấy làm con người buồn nhưng rồi cũng bất chợt vui. Hãy chấp nhận nó như một điều tự nhiên trong cuộc sống để sống nhẹ nhàng và vui vẻ hơn. Thất bại chính là động lực để con người vượt qua, là bài học để từ đó con người rèn luyện bản thân phấn đấu để ngày càng hoàn thiện. Con người càng gặp nhiều khó khăn càng vững vàng, biết đứng dậy sau vấp ngã thì càng có nhiều trải nghiệm với thành công. Những trải nghiệm chính là những bài học thành công mà không ai có thể dạy cho ta. Đừng phó thác cho số phận chuyện gì đến sẽ đến, điều đó chỉ làm bạn ngày càng thất bại. Thất bại khi từ bỏ cố gắng, chỉ có người không bao giờ đứng dậy sau vấp ngã mới là người thật sự thất bại.
Vấp ngã là quy luật cuộc sống mà hầu như ai cũng hiểu, nhưng không phải ai cũng biết cách vượt qua…Có những con người không bao giờ trưởng thành được bởi lẽ họ luôn được sống trong sự chở che,bao bọc của gia đình,không bao giờ phải đối mặt với khó khăn,thử thách.Chính vì vậy khi gặp thất bại họ sợ hãi,lùi bước,bi quan.Họ đâu biết rằng bản thân mình không có ý chí đã tự nhận lấy sự thất bại đáng xấu hổ nhất.Ý chí-dù hời hợt đã là không tốt nhưng phó mặc số phận cho cuộc đời,không chịu nỗ lực còn đáng phê phán hơn.Một số bạn trẻ ngày nay lao vào những cuộc “đỏ đen”,sử dụng thuốc lắc,ma tuý,…để thể hiện mình là người lớn,có đẳng cấp.Liệu tương lai của họ sẽ ra sao ,sẽ đi đâu về đâu?Đó hẳn là câu hỏi khiến nhiều người trăn trở khi chính những thanh niên ấy lại là một phần tương lai của đất nước.Những hành động đó không chỉ làm mất đi cuộc sống của chính họ mà còn làm xấu đi hình ảnh của đất nước và phụ công lao của thế hệ đi trước.
Vấp ngã, thất bại sẽ là người giáo viên tốt nhất dạy ta những bài học cần thiết trong cuộc sống. Một khi bạn thực sự để tâm vào bài học sau mỗi lần vấp ngã này, bạn có thể học được rất nhiều điều quý giá từ chính trải nghiệm của mình. Cuộc sống là do bạn lựa chọn. Thành công là do bạn đúc kết được từ những vấp ngã, thất bại… Bạn sẽ đi qua những con đường, bước qua những bậc thang mà chả có giáo trình nào dạy, chỉ có tự ngã, bị xô ngã, hoặc suýt ngã, mới nhận ra, đằng sau chính nó là những bài học, những thành công đầu đời của bản thân. Một mũi tên muốn lao đến đích trước khi về phía trước thì nó phải kéo về phía sau lấy sức tiến lên. Cuộc sống của chúng ta cũng vậy, những lúc ta vấp ngã sai lầm thất bại là lúc chuẩn bị tinh thần động lực về phía trước. Người tài giỏi cũng có lần vấp ngã nhưng quan trọng là họ biết đứng dậy từ sai lầm của mình, biết thận trọng hơn trong công việc để không phải vấp ngã nữa.
“Vấp ngã không phải là thất bại mà là dừng lại cho đỡ mỏi chân”. Bạn và tôi chắc chắn cũng có những lúc phải bỏ cuộc trong cuộc sống, sự khó khăn tiếp nói và không lối thoát, có những lúc tưởng chừng là bế tắc nhưng rồi mọi thứ đều trôi qua một cách êm đềm như cánh diều bay. Mọi nỗ lực của chúng ta và những vấp ngã ngày hôm nay lại mang đến cho chúng ta một bài học, một kinh nghiệm quý giá giúp chúng ta trưởng thành hơn.Vậy tại sao ta không vui vẻ chấp nhận và vượt qua mà cứ phải sống trong sự đau khổ, trách than số phận hẩm hiu? Trước thất bại hãy thay đổi hình ảnh tiêu cực bằng những thứ tích cực hơn, bình tĩnh tìm ra nguyên nhân sai lầm chuẩn bị một hành trình mới chông gai.Tuổi trẻ nếu không có những lần vấp ngã, ta sao có thể trưởng thành. Tuổi trẻ nếu không có những chông chênh thì cuộc sống sẽ mãi bình lặng, đâu còn ý nghĩa gì?Vì thế ta phải luôn mạnh mẽ, kiên cường để bước tiếp, đừng vì những khó khăn "nhỏ nhoi" mà dừng bước và đừng bao giờ để những ước mơ,khát vọng trong bạn vụt tắt.
bạn kể về làm việc tốt như giúp đỡ bà cụ qua đường, nhặt được của rơi trả lại người đánh mất,... hoặc giúp đỡ em bé nghèo sau đó rút ra bài học về tình yêu thương
Vừa qua, trường em tổ chức “Hội khỏe Phù Đổng”. Chúng em đã tham gia cuộc thi kéo co theo khối. Sau nhiều vòng thi, lớp em đã vào trận chung kết. Đối thủ của chúng em là lớp 2A2. Em và các bạn đã cố gắng hết sức để giành được giải Nhất. Em cảm thấy rất vui khi được tham gia hoạt động này cùng các bạn.
Cuộc sống có nhiều cung bậc cảm xúc, có vui cũng có buồn. Và mỗi trải nghiệm mà con người cũng vậy. Và tôi nhớ mãi về một trải nghiệm vui vẻ của mình.
Quê hương của tôi là một thành phố ven biển. Gia đình tôi đã chuyển ra Hà Nội sống từ khi tôi còn chưa ra đời. Đây là lần thứ hai tôi được về thăm quê. Đúng năm giờ sáng, xe xuất phát từ Hà Nội. Ngồi trên xe, tôi háo hức ngắm nhìn khung cảnh xung quanh. Những con đường cao tốc mới được xây dựng rất đẹp đẽ. Khoảng đến gần trưa thì xe đã đến nơi. Tôi cảm thấy vô cùng thích thú vì sau một hành trình dài cuối cùng cũng đến Sầm Sơn. Gia đình tôi ở lại nhà ông bà nội, cất dọn đồ đạc rồi nghỉ ngơi. Tôi còn được thưởng thức những món ăn đặc sản của quê do chính tay bà nội nấu.
Buổi chiều, mọi người trong gia đình hẹn nhau ra biển tắm. Lúc này, tôi đang đứng trước một bài biển rộng mênh mông. Bầu trời cao, trong xanh không một gợn mây. Ông mặt trời tỏa ánh nắng chói chang xuống khắp nơi. Bãi cát vàng trong nắng càng trở nên lấp lánh, trông tuyệt đẹp. Nước biển xanh và trong. Đứng gần biển, tôi có thể nhìn thấy từng đợt sóng đánh vào bờ. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một.
Biển lúc này thật đông người. Tiếng nói cười rộn vang khắp cả không gian. Người lớn thích thú bơi lội dưới nước. Trẻ em thì nghịch cát, xây thành những tòa lâu đài tuyệt đẹp. Nước biển mát lạnh khiến tôi cảm thấy vô cùng dễ chịu. Sau khi tắm biển, mọi người cùng nhau đi ăn đồ hải sản nướng. Các món ăn đều rất ngon và mang đậm hương vị của biển.
Sau chuyến đi này, tôi mới thấy quê hương của mình thật đẹp biết bao. Tôi tự nhủ bản thân sẽ cố gắng học tập thật tốt, để may này trở về xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp
TK:
Mấy ngày hôm nay, trời đã bước vào mùa đông. Không khí lạnh lẽo khiến em nhớ đến một trải nghiệm tuyệt vời của mình vào mùa đông năm ngoài.
Hôm đó, cả lớp chúng em đã cùng nhau tham gia hoạt động gói bánh chưng để tặng cho những bạn nhỏ ở làng SOS. Sáng sớm, chúng em cùng cô giáo và các mẹ đi chợ mua nguyên liệu làm bánh. Nào lá dong, lá chuối, thịt lợn, nếp, đỗ xanh… Chỉ đếm thôi cũng hoa cả mắt. Sau đó, chúng em về khu bếp ở trường bắt đầu sơ chế. Các cô và mẹ sẽ thái thịt, ướp gia vị. Còn chúng em thì nhận nhiệm vụ rửa lá. Tuy lạnh nhưng bạn nào cũng vui lắm.
Khâu tiếp theo là khâu được nhiều mong đợi nhất, chính là gói bánh. Dưới bàn tay thoăn thoắt của các mẹ, những chiếc bánh xinh xắn được ra đời. Chúng em cũng tập gói theo hướng dẫn tỉ mỉ của mẹ, của cô. Tuy không được đẹp và vuông vức, nhưng đó cũng là những chiếc bánh do chính tay chúng em gói được. Cuối cùng, bánh được đem đi luộc. Đến tối muộn, bánh mới chín. Chúng em vớt bánh ra, cho vào túi giấy rồi mang đến trao tận tay các bạn nhỏ ở làng SOS. Nhìn nụ cười hạnh phúc của các bạn khi nhận bánh, em cảm thấy vui vẻ vô cùng.
Ngày hôm đó, tuy rất vất vả, nhưng em lại cảm thấy sung sướng và tự hào vô cùng. Vì đã có thể tự làm bánh chưng, và hơn hết là trao đi tình yêu thương của mình đến mọi người.