Câu 1. Da khô, có vảy sừng của Bò sát có ý nghĩa là:
A. Giúp giảm sự thoát hơi nước.
B. Giúp di chuyển dễ dàng hơn.
C. Giúp bắt mồi dễ dàng hơn.
D. Giúp tự vệ tốt hơn.
Câu 2. Khi nói về sự sinh trưởng và phát triển của thằn lằn, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. số lượng trứng nhiều, thụ tinh ngoài.
B. trứng phát triển hoàn toàn phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.
C. quá trình lớn lên phải lột xác nhiều lần.
D. thụ tinh trong, số lượng trứng đẻ ít.
Câu 3. Loài động vật nào dưới đây có đuôi dài, ưa sống ở những nơi khô ráo, thích phơi nắng, có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất?
A. cá cóc Tam Đảo.
B. thạch sùng.
C. thằn lằn bóng đuôi dài.
D. ếch đồng.
Câu 4: Ngành động vật có xương sống gồm các lớp:
A. cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. B. cá, lưỡng cư, bò sát, giáp xáC.
C. cá ,lưỡng cư ,bò sát sâu bọ. D. bò sát, chim, thú.
Câu 5: Đâu là tập tính của thằn lằn bóng đuôi dài?
A. Làm tổ. B. Thích phơi nắng. C. Ghép đôi. D. Chăm sóc con non.
Câu 6: Đâu là đặc điểm da của bò sát?
A. Da trần ẩm ướt. B. Da khô phủ lông vũ.
C. Da khô phủ lông mao. D. Da khô phủ vảy sừng.
Câu 7: Động vật nào phát triển có biến thái?
A. Ếch đồng. B. Chim bồ câu. C. Thằn lằn bóng. D. Thỏ.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây về ếch đồng là sai?
A. Thường bắt gặp được ở những nơi khô cằn. B. Thức ăn thường là sâu bọ, cua, cá con, giun, ốc
C. Thường ẩn mình trong hang vào mùa đông. D. Là động vật biến nhiệt.
Câu 9: Hiện tượng ếch đồng quanh quẩn bên bờ nước có ý nghĩa gì?
A. Giúp chúng dễ săn mồi. B. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp qua da.
C. Giúp lẩn trốn kể thù. D. Giúp chúng có điều kiện để bảo vệ trứng và con non.
Câu 10: Nguyên nhân sự diệt vong của những bò sát cỡ lớn:
A. Do không thích nghi với điều kiện sống lạnh đột ngột và thiếu thức ăn.
B. Do cơ thể quá lớn không có nơi trú rét.
C. Do sự xuất hiện của chim và thú cạnh tranh.
D. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 11: Trong các đại diện sau, đại diện nào không thuộc lớp Lưỡng cư?
A. Ễnh ương. B. Cá chuồn. C. Cá cóc Tam Đảo. D. Cá cóc Nhật Bản.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sinh sản của ếch đồng?
A. Ếch đồng cái đẻ con, ếch đồng đực không có cơ quan giao phối.
B. Ếch đồng đực không có cơ quan giao phối, thụ tinh trong.
C. Ếch đồng cái đẻ trứng, trứng được thụ tinh ngoài.
D. Ếch đồng đực có cơ quan giao phối, thụ tinh ngoài.
B
A
D
Câu 6: Sinh trưởng và phát triển của thằn lằn
A. Bắt đầu từ khi trứng nở đến khi thằn lằn trưởng thành và sinh sản được
B. Bắt đầu từ hợp tử, diễn ra trong trứng và sau khi trứng nở, kết thúc khi già và chết
C. Bắt đầu từ lúc trứng được thụ tinh và kéo dài đến lúc thằn lằn trưởng thành
D. Bắt đầu từ khi trứng nở ra đến khi già và chết
Câu 7: Khi nuôi lợn ỉ, nên xuất chuồng lúc chúng đạt khối lượng 50 – 60 kg vì
A. Đó là cỡ lớn nhất của chúng
B. Sau giai đoạn này lợn lớn rất chậm
C. Sau giai đoạn này lợn sẽ dễ bị bệnh
D. Nuôi lâu thịt lợn sẽ không ngon
Câu 8: Vì sao nuôi cá rô phi nên thu hoạch sau 1 năm mà không để lâu hơn ?
A. Sau 1 năm cá đã đạt kích thước tối đa
B. Cá nuôi lâu thịt sẽ dai và không ngon
C. Tốc độ lớn của cá rô phi nhanh nhất ở năm đầu sau đó sẽ giảm
D. Cá rô phi có tuổi thọ ngắn