* Đọc thật kĩ đoạn 3, đoạn 4 của bài cáo và trả lời các câu hỏi dưới đây: Câu 1: Qua đoạn từ “Ta đây…lấy ít địch nhiều”: a. Hãy nêu những khó khăn, thuận lợi trong giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. b. Tác giả đã khắc họa người anh hùng Lê Lợi với những phẩm chất tiêu biểu nào? Câu 2: Qua đoạn từ Trọn hay….chưa thấy xưa nay”: a. Cho biết có những trận đánh nào và ấn tượng của em về những trận đánh đó. b. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả và nhịp điệu của câu văn ở đoạn 3. Câu 3: Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn “Xã tắc…Ai nấy đều hay”. Câu 4: Theo em, đoạn 4 tác giả đã rút ra những bài học lịch sử nào và cảm xúc của em khi đọc đoạn
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa
- Tác giả tập trung khắc họa hình tượng nhân vật Lê Lợi- lãnh tụ nghĩa quân: căm giặc nước, đau lòng, quên ăn, suy xét, đắn đo, trằn trọc, đăm đăm, dốc lòng, gắng chí
- Một loại những từ ngữ khắc họa phẩm chất, ý chí của lãnh tụ: căm thù giặc, có hoài bão, có ý chí tiêu diệt kẻ thù cứu nước
- Khó khăn buổi đầu:
+ Thiếu quân, thiếu lương thực, thiếu nhân tài
+ Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ
- Sử dụng chiến thuật quân sự:
+ Nhân dân bốn cõi một nhà
+ Tướng và quân sĩ đồng lòng
+ Đồng lòng, đoàn kết, vận dụng mưu kế quân sự tài giỏi, dùng lối đánh bất ngờ, nhanh gọn
→ Hình tượng Lê Lợi, tác giả Nguyễn Trãi khắc họa được ý chí quyết tâm chống ngoại xâm, tinh thần đoàn kết đồng lòng vượt khó của dân tộc
b, Giai đoạn phản công- Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa
- Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động
- Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang
* Nghệ thuật:
- Sử dụng nhiều động từ mạnh, nhiều hình ảnh phóng đại, lối so sánh với hình tượng thiên nhiên lớn lao
- Hình ảnh quân thù:
- Kết cục bi thảm của những tướng giặc ham sống, sợ chết, hèn nhát: nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân, tim đập chân run...
→ Hình ảnh quân thù được miêu tả bằng chi tiết cụ thể, kết hợp những ảnh mang tính tượng trưng, phép đối lập
Qua đó nêu bật khí thế hào hùng, thắng lợi vẻ vang, bản chất nhân đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
b) Khi tái hiện giai đoạn phản công thắng lợi, bài cáo miêu tả bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Cho biết những trận đánh nào, mỗi trận có đặc điểm gì nổi bật?
- Phân tích những biện pháp nghệ thuật miêu tả thế chiến thắng của ta và sự thất bại của giặc.
- Phân tích tính chất hùng tráng của đoạn văn được gợi lên từ ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu câu văn.
STT | Điển tích | Tác dụng biểu đạt |
1 | Đau lòng nhức óc | Ý nói căm giận vô cùng, bộc lộ nỗi phẫn uất của chủ tướng trước tội ác kẻ thù |
2 | Nếm mật nằm gai (dẫn điển vua nước Việt đời Đông Chu là Câu Tiễn bị vua nước Ngô là Phù Sai cướp nước, bèn nuôi chí phục thù, trước khi ăn thì nếm mật đắng, khi ngủ thì nằm trên gai để không quên mối thù cũ.) | => cho thấy ý chí quyết tâm đánh giặc của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn |
3 | Quên ăn (nguyên văn: phát phần vong thực) | Nói về việc khi chí ham học nổi lên thì quên cả ăn => làm nổi bật ý chí miệt mài nghiền ngẫm binh thư để tìm kế sách đánh giặc cứu nước |
4 | Lược thao (tên cuốn sách dạy về quân sự tương truyền do Lã Vọng đời Chu soạn) | Cho thấy ý thức trách nhiệm, nghiền ngẫm binh thư để tìm kế sách đánh giặc cứu nước của khởi nghĩa Lam Sơn |
5 | Tiến về đông mượn chữ từ một câu nói của Lưu Bang (Hán Cao tổ) với Tiêu Hà khi bị Hạng Vũ ép dồn về phía Tây: "Dư diệc dục đông hĩ, an năng uất uất cửu cư ư thử" (Ta cũng muốn tiến về phía đông chứ sao có thể rầu rĩ ở mãi chốn này được). | Làm nổi bật ý chí chiến đấu mạnh mẽ của quân và dân trước kẻ thù xâm lược, thể hiện tấm lòng khát khao cứu nước |
6 | Dành phía tả dẫn điển Tín Lăng Quân nước Ngụy thời Đông Chu, nghe tiếng Hầu Doanh là hiền sĩ liền đem xe đi đón, tự ngồi bên phải giữ cương ngựa, dành chỗ bên trái là chỗ tôn quý để Hầu Doanh ngồi.
| Thể hiện mong muốn cầu người hiền tài giúp nước cứu đời |
7 | Tự ta, ta phải dốc lòng | Ý nói lòng thành thực muốn làm điều nhân, dẫn ý câu trong Luận ngữ: “Vì nhân do kỉ nhi do nhân hồ tai” => Nhấn mạnh ý thức trách nhiệm của bản thân với dân tộc |
8 | Dựng cần trúc (yết can vi kì: giơ cậy lên làm cờ; mượn tích Hoàng Sào lúc mới dấy binh khởi nghĩa không kịp làm cờ phải giơ sào lên thay; bài Quá Tần luận của Giả Nghị đời Hán cũng có câu: "trảm mộc vi binh, yết can vi kì" (chặt gỗ làm khí giới, giơ sào len làm cờ)).
| Cho thấy những khó khăn, thử thách, trông gai mà nghĩa quân Lam Sơn phải đối mặt |
9 | Hoà nước sông chén rượu ngọt ngào dịch từ cụm từ đầu giao hưởng sĩ (đổ rượu ngọt xuống sông để khao quân); dẫn điển xưa nói việc nước Tấn và nước Sở đánh nhau, có người dâng vua Sở một bình rượu ngon, vua Sở sai đổ rượu xuống sông để quân sĩ đón dòng mà uống, sau Sở đánh thắng Tấn. | Nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, gắn bó, nghĩa tình của binh lính Lam Sơn |
Câu 1:
Phong cách ngôn ngữ chính luậnCâu 2:Nội dung chính: Sức mạnh của lòng dũng cảmCâu 3: Biện pháp tu từ : điệp ngữ ''tạo nên'' nhằm nhấn mạnh rằng chỉ cần có lòng dũng cảm, ta sẽ làm được tất cả. Lòng dũng cảm mang đến cho con người nhiều lợi ích quý báu. Khi ta dám làm những việc mà người khác không dám làm, ta sẽ đạt được những thành quả mà người khác không thể đạt được.