Câu 4: Đoạn từ câu thơ 5- > 11:Xuân Diệu đã tìm thấy một thiên đường trên mặt đất, đó là mùa xuân. Hãy chi ra sự cảm nhận độc đáo , mới mẻ của nhà thơ về mùa xuân đó.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên đất nước , Thanh Hải đã bày tỏ khát vọng mãnh liệt muốn dâng hiến cho cuộc đời. Những lời tâm sự cuối cùng của người sắp mất luôn là những lời thực, luôn chứa chan tình cảm, ước nguyện sâu lắng nhất. Lời nguyện ước khi phải rời xa người mình kính yêu nhất luôn là những lời nguyện ước đáng tin nhất... Thanh Hải đã giải bày, tâm tình những điều sâu kín nhất trong lòng, và chính lúc đó hai ông đã thả hồn vào thơ, cùng chung một nhịp đập với thơ để ông và thơ luôn được cùng nhau, hiểu nhau và giải bày cho nhau, để thơ mãi trường tồn. Và, có lẽ không có tình yêu nào rộng lớn hơn tình yêu quê hương đất nước. Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của nhà thơ, chúng ta càng thêm tin yêu vào mùa xuân của đất nước- “mùa xuân nho nhỏ” trong lòng mình. Chúng ta muốn cùng con chim chiền chiện hót lên khúc ca ngọt ngào gọi xuân về, học thành tài để trở thành cây tre trung hiếu của đất nước, góp phần công sức nhỏ bé để tô điểm cho mùa xuân cuộc đời thêm đẹp.
Mình đã thêm các thành phần và tô đậm.
- Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua bài Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).
- Quan sát các câu thơ có miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa thu.
- Phân tích một vài hình ảnh thiên nhiên mà mình có ấn tượng sâu sắc nhất, từ đó nêu lên nét độc đáo của Xuân Diệu khi miêu tả thiên nhiên.
- Có thể lấy đoạn thơ
“Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu
La lả cành hoang nắng trở chiều
…
Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân”
+ Khung cảnh chiều thu vui tươi, trong sáng, hữu tình huyền diệu
+ Con đường thu được tác giả miêu tả nho nhỏ, cây lá lả lơi, yểu điệu trong gió… mời gọi những bước chân đôi lứa
+ Sang khổ thơ thứ tư chiều thu sương lạnh xuống dần, chòm mây cô đơn, cánh chim cô độc, đều tìm về nơi chốn của mình.
+ Các từ láy xiêu xiêu, nho nhỏ, gấp gấp, phân vân làm cho nhịp điệu bài thơ uyển chuyển, bay bổng.
Phân tích cụ thể một vài hình ảnh thiên nhiên mà bạn có ấn tượng rõ rệt nhất, từ đó nêu lên nét độc đáo của Xuân Diệu khi miêu tả thiên nhiên. Có thể lấy một vài câu thơ tiêu biểu như:
“Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều";
“Mây biếc về đâu bay gấp gấp Con cò trên ruộng cánh phân vân”
Xuân Diệu có biệt tài sử dụng từ láy. HS phân tích sức gợi cảm và hiệu quả tạo hình của các từ láy trong những dòng thơ trên.
Bạn có thể so sánh cách miêu tả mùa thu trong bài Thơ duyên với cách miêu tả mùa thu trong bài Tiếng thu của Lưu Trọng Lư hoặc bài Sang thu của Hữu Thỉnh để khẳng định nét độc đáo của Xuân Diệu.
Xuân Diệu cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu trong Thơ duyên rất độc đáo và gợi cảm. Ví dụ ở câu kết cuối bài “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”, tác giả không dùng từ “phải lòng” hay “anh cưới em” mà là “lòng anh cưới em”. Chúng ta vẫn thường nghĩ đến mùa thu là một mùa tuy lãng mạn nhưng cũng buồn bã, cô đơn. Đó là tâm trạng phổ biến trong mỗi bài thơ về mùa thu của các tác giả, như trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên, khi đọc Thơ duyên ta lại thấy sự yêu đời, tươi trẻ trong những “duyên tình” qua sự gắn bó, tươi mới của cảnh vật thiên nhiên khi vào thu. Và Thơ duyên là bài thơ duy nhất không buồn trong các bài thơ về mùa thu của Xuân Diệu.
Thanh Hải là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm đồ sộ trong đó không thể không nhắc đến thi phẩm "Mùa xuân nho nhỏ". Tác phẩm đã thể hiện xuất sắc hình ảnh mùa xuân thiên nhiên của xứ Huế mộng mơ. Điều này được thể hiện rõ nét qua khổ thơ thứ nhất. Ngay từ những dòng đầu của thi phẩm, người đọc như say sưa, miên man trong bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp "Mọc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc". Tác giả đã thật tài tình khi sử dụng nghệ thuật đảo ngữ. Điều này vừa tạo nên một sự sáng tạo, độc đáo, vừa như cho người đọc thấy hình ảnh của những bông hoa tím biếc đang mọc giữa dòng sông. Ôi! Thật là lãng mạn! Màu tím như là biểu tượng đặc trưng của xứ Huế, màu tím ấy cũng đem đến cho người đọc một cảm giác nhẹ nhàng, thanh thản đến nhường nào. Ở những câu thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục sử dụng những hình ảnh hết sức giản dị, đặc trưng của xứ Huế "con chim chiền chiện" hơn nữa lại được kết hợp với từ mang tính gọi đáp "ơi". Bên cạnh đó, câu thơ cuối cùng "Tay tôi đưa tôi hứng", đã thể hiện tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Thanh Hải đón nhận lấy tất cả những vẻ đẹp của thiên nhiên bằng tất cả trái tim. Hẳn là phải yêu Huế lắ thì tác giả mới có thể vẽ lên một bức tranh đẹp đến thế. Thật cảm ơn nhà văn đã đem đến cho người đọc những áng thơ đẹp đến thế này!
Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời.Những biện pháp tu từ ẩn dụ được tác giả sử dụng nói về giọt long lanh và tiếng chim thực chất là nói về những điều tinh túy, đẹp đẽ của cuộc sống con người.Với nghệ thuật điệp cấu trúc, từ láy. Nhà thơ như reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của con người làm nên mùa xuân của đất nước.Nhà thơ nhắc lại về lịch sử bốn nghìn năm “vất vả và gian lao” của đất nước đầy tự hào, đồng thời tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của đất nước mai sau bằng hình ảnh so sánh đẹp mang nhiều ý nghĩa “Đất nước như vì sao…phía trước”. Bài thơ thể hiện lòng yêu thiên nhiên, đất nước con người, sự cống hiến thầm lặng, mối quan hệ cá nhân và cộng đồng.
Bạn có thể chú thích gạch chân rõ cho mình 1 câu bị động và 1 phép nối được không ?!
Xuân Diệu là một trong những tác giả tiêu biểu trong phong trào thơ mới tại Việt Nam. Thơ của ông luôn dạt dào tình cảm, khiến độc giả và các nhà đánh giá hết lời ngợi khen. Ông để lại cho kho tàng văn học Việt Nam những tác phẩm tuyệt vời, trong đó phải kể đến bài thơ “Vội vàng” trí từ tập “Thơ thơ”. Tác phẩm viết về nét đẹp nhân sinh, quan niệm sống tích cực từ thi nhân. Chúng ta sẽ thấy rõ hơn về điều này khi đến với khổ thứ 2 của bài thơ.
Ở khổ thơ thứ nhất của Vội vàng, Xuân Diệu cho độc giả thấy được bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp với cỏ hoa, ong bướm, đồng nội, yến anh và một tình yêu cháy bỏng. Nhưng đến khổ thứ 2, người đọc sẽ cảm nhận thấy tác giả thể hiện sự khắc khoải khi thời gian vẫn trôi qua một cách nhanh chóng.
“Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già”
Độc giả như chìm đắm trong từng vần thơ tinh tế của Xuân Diệu, nhận ra rằng thời gian trôi qua vội vã để lại sự tiếc nuối và lo sợ. Tác giả sử dụng các cặp từ “đương tới” – “đương qua”, “còn non” – sẽ già” để biểu thị trạng thái đối lập của thời gian. Trước cảnh xuân tuyệt vời với cỏ hoa, ong bướm, hương sắc quyến rũ của mùa xuân, tác giả cũng tận hưởng cùng thưởng thức đấy thôi, nhưng trong lòng vẫn có một nỗi lo sợ. Sợ rằng mọi thứ sẽ bị thời gian lấy đi, không thể níu giữ được mùa xuân, thanh xuân, tuổi trẻ và cả đời người. Chúng không thể nào quay lại, vậy nên con người cần phải trân trọng từng giây từng phút của cuộc đời, phải vội vàng nếu không sẽ lỡ mất thanh xuân.
“Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian.”
Mỗi ngày, mỗi tháng trôi qua đời người thêm phần ngắn lại, và khi không còn cảm nhận được mà xuân cũng là lúc đời người không còn nữa, vĩnh viễn rời xa cuộc đời. Dù biết lòng người rộng lớn, còn bao nhiêu ước mơ, hoài bão, sự khát sao ở đấy, nhưng biết làm khi mà lượng thời gian dành cho mình là hữu hạn, không thể kéo dài thời trẻ của dân gian. Cảm nhận được sự thật về thời gian vội vã, nhà thơ càng bất an lo lắng, nghẹn ngào:
“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”
Vũ trụ thì bao la, đất trời rộng lớn nhưng con người thì bé nhỏ, đời người hữu hạn làm sao có thể thay đổi được thời gian. Tác giả biết mùa xuân thì vẫn tuần hoàn nhưng tuổi trẻ thì không, thanh xuân đâu thể thắm lại, đâu còn dồi dào nhiệt huyết, sung sức như ngày còn trẻ. Nỗi bâng khuâng, tiếc nuối ấy như ngợp cả trời đất. Để rồi sự chi ly bao trùm lên cả khoảng không của không gian và sự vô tận của thời gian:
“Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi
Khắp núi sông vẫn than thầm tiễn biệt
Con gió xinh thì thào trong lá biếc
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa.”
Đó là quy luật bất biến của tạo hóa mà ai cũng phải nuối tiếc. Vị thời gian rớm màu chia phôi, khắp núi sông thầm than lên lời tiễn biệt, cơn gió của mùa xuân vốn nhẹ nhà dào dạt cũng phải thều thào trong tiếng nghẹn, khúc hát rộn ràng của những chú chim cũng đành phải ngừng lại. Có lẽ tất cả chúng đều sợ cái gọi là “Thời gian”, sợ nước mắt, sợ chia ly, sợ những héo úa phai tàn theo năm tháng.
“Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…
Mau đi thôi mùa chưa ngả chiều hôm
Đến cuối cùng, nếu cứ mãi chờ đợi, mãi hy vọng thì sẽ chẳng bao giờ làm được điều mình mơ ước. Từ cảm thán “ôi” phát lên một cách nhẹ nhàng nhưng cũng thật tha thiết, vừa thể hiện sự nuối tiếc nhưng đồng thời cũng như thúc giục mọi người phải hành động ngay. Hãy nhanh chạy đua với thời gian, với vũ trụ nhân lúc “mùa chưa ngả chiều hôm” là lúc mà lá chưa ngả, mùa chia ly chưa đến. “Mau đi thôi!” chính là lời thức tỉnh những ai còn đang mơ hồ, chậm chạp hãy sống nhanh, sống vội vàng và sống có trách nhiệm để không bỏ lỡ những năm tháng thanh xuân tươi đẹp, rực rỡ nhất.
Đoạn thơ không quá dài, nhưng qua bút pháp của Xuân Diệu đã cho chúng ta thấy một lẽ sống thật đẹp. Nhắc nhở chúng ta, đặc biệt là những người trẻ cần phải suy nghĩ tích cực, cố gắn sức mỗi ngày, không ngừng học tập và làm việc có ý nghĩa để sống một cuộc đời trọn vẹn, không phải hối tiếc về bất cứ điều gì.