Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài thơ năm chữ ' Sang năm con lên bảy" của Vũ Đình Minh mang giọng điệu như một khúc đồng giao. Người Cha vui sướng nhìn con thơ lớn khôn từng ngày và bước dần vào hành trình tuổi thơ, hành trình tuổi học đường.
"Sang năm con lên bẩy" nghĩa là năm nay con mới chỉ sáu tuổi. Con còn nhỏ bé, ngây thơ và hồn nhiên, con chỉ "lon ton.....chạy nhảy". Tất cả muôn loài là tâm hồn trong sáng và yêu thương của con. Lòng cha dạt dào tình thương mến. Giọng thơ nhẹ nhàng thiết tha :
Sang năm con lên bẩy
Cha đưa con đến trường
Giờ con đang lon ton
Khắp sân vườn chạy nhẩy
Chỉ mình con nghe thấy
Tiếng muôn loài với con
Con sẽ lớn khôn dần. Thế giới thiên nhiên (chim, gió, cây....), thế giới thần tiên, cổ tích với những hoàng tử, cô Tấm, những nàng tiên, ông Bụt, những dũng sĩ, chim đại bàng biết nói..... của miền thơ ấu sẽ trở thành kỉ niệm, hoài niệm, sẽ trở thành " chuyện ngày xửa, ngày xưa....". Sang năm con lên bảy, con sẽ bước vào một hành trình mới với trang sách ngọn đèn, với mái trường, với thầy cô và bạn bé thơ ấu :
Mai rồi con lớn khôn
Chim không còn biết bói
Gió chỉ còn biết thổi
Cây chỉ còn là cây
Đại bàng chẳng về dây
Đậu trên cành khế nữa
Chuyện ngày xửa, ngày xưa
Chỉ là chuyện ngày xưa
Con sẽ lớn khôn cùng mái trường, cùng trang sách ngọn đèn, tuổi ấu thơ sẽ đi qua "Bao điều bay đi mất/Chỉ còn trong đời thật". Cuộc đời có nhiều vất vả, khó khăn. Hạnh phúc không thể cầu xin mà con phải dành lấy từ hai bàn tay của mình :
Tiếng người nói với con
Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con
"Tiếng người" là bài học cuộc sống, bài học cuộc đời. Hai bàn tay con là tri thức, là lao động sáng tạo. Lời cha nói với con thơ là bài học vô cùng sâu sắc. Có điều, Vũ Đình Minh dùng lời thơ giản dị, dễ hiểu để diễn đạt lời cha dạy con. Lời thơ như nước mát thấm sâu vào tâm hồn con nhỏ.
Hai câu thơ " Sang năm con lên bẩy/ Cha sẽ đưa tới trường" được điệp đã làm cho giọng thơ thêm ngọt ngào thiết tha, thể hiện tình yêu thương và niềm mong ước của cha đối với con thơ yêu quý.
Niềm hi vọng dạt dào được thể hiện qua bài thơ " Sang năm con lên bẩy"
Con đường tới trường đang chờ đón con thơ.
từ nhỏ con sẽ phải tự học hành để mai sau lớn khôn sẽ bước vào một thử thách nếu vượt qua sẽ rất đáng tự hào mọi điều ta danh đc đều do hai bàn tay ta làm nên ko ai giúp ta vượt qua thử thách gian nan khổ cực đó đâu nên ta phải tự làm nên nhờ chính bàn tay và công sức
bài sang năm con lên bảy nói về niềm vui sướng ,nỗi hân hoan của người con khỉ ngày đầu tiên được đến trường .Nhưng khi lớn lên niềm vui sướng đó cũng vụt bay đi mất và thay vào đó là mỗi cây cối ,con vật ,con người đều buồn tẻ .được thể hiện rất rõ qua khổ thơ 2 của bài và người ta muốn tìm thấy hạnh phúc thì hãy tìm đến bằng 2 bàn tay của chúng ta
"Mẹ vắng nhà ngày bão" của Đặng Hiển là một bài thơ hay đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Sau khi đọc xong bài thơ em rất xúc động trước tình cảm gia đình ấm áp yêu thương. Nhan đề bài thơ độc đáo hấp dẫn gợi ra một tình huống đặc biệt: " Mẹ vắng nhà ngày bão". Mẹ vắng nhà đã là một thiếu thốn lại đúng vào ngày bão thì sự thiếu thốn ấy càng tăng lên gấp bội. Bởi lẽ trong gia đình Việt Nam người mẹ có một vim trí rất quan trọng, vừa yêu thương chồng con hết mực vừa chăm lo cuộc sống hàng ngày chu đáo và khi mẹ vắng nhà đó là khoảng thời gian đầy khó khăn và vất vả đối với ba bố con. Cơn bão kéo đến cùng với mưa to gió lớn đã khiến căn nhà bị dột nát, buộc ba bố con phải nằm chung để đỡ lạnh và tránh ướt. Ba bố con nằm chung rất ấm mà vẫn thấy thiếu một khoảng trống:" Vẫn thấy trống phía trong / Nằm ấm mà thao thức". Tình yêu thương là thế tuy ở xa nhau nhưng người này vẫn nghĩ cho người kia:" Ngix giờ này ở quê / Mẹ cũng không ngủ được". Ta hình dung ra hình ảnh người mẹ bồn chồn long như lủa đốt khi nghĩ về ba bố con ở nhà, mẹ vừa thương bố con vụng về, củi thì laim ướt khó mà đun nấu được. Tác giả chọn chi tiếtthaatj đặc sắc và sống động nói về cái ăn cái ngử thiết thực của con người làm bối cảnh để làm nổi bật lên tình yêu thương, sự gắn bó vói nhau, nương tựa vào nhau để vượt len những khó khăn về vật chất. Khắc phục hoàn cảnh ba bố con cung cố gắng làm mọi việc, chị em trong gia đình cũng chung tay giúp đỡ, chăm lo cho nhau. Những giây phút đó khiến mỗi người trong gia đình hểu rõ hơn giá trị về sưm đoàn kết và tình yêu thương:" Chị hái lá cho thỏ", " Em chăm đàn ngan", " Bố đọi nón đi chợ" hay bố đang tập làm mẹ, học theo mẹ biết nấu món cá canh chua cho con. Hình ảnh bố đội nón đi chợ thật ngộ nghĩnh, đáng yêu , mà thấm đẫm tình người. Khổ cuối bài thơ chuyển mạch cảm xúc không gian bừng sáng. Cơn bão đi qua bầu trời trong xanh trở lại đó .à quy luật của tự nhiên nhưng " Mẹ về như nắng mới / Sáng ấm cả gian nhà" là sự đột biến của cảm xúc con người đẩy lên thành cảm giác. Hình ảnh so sánh:" Mẹ về như nắng mới" giầu sức gợi hình, gợi cảm. Nắng mới là nắng ấm, tươi sáng và hiểu rộng ra đó là hơi ấm thương yêu tả ra từ lòng mẹ. Mẹ về cả gian nhà không chỉ sáng mà còn ấm áp, hạnh phúc, vui mừng. Qua bài thơ em cang cảm thấy yêu mẹ của mình nhiều hơn, trân trọng những giây phút được ở bên gia đình, những người thân yêu của mình ( bàn phím mình bị hỏng dấu chuyển xuống dòng bạn tự tách ý ra để thành bài văn nhé 😊)
Thi sĩ Trần Hữu Thung đã tận dụng thành công đặc điểm ấy của thơ bốn chữ trong năm khổ thơ đầu để kể lại về quá trình lớn lên của hạt mầm. Khi đang là hạt nằm trong tay người, hạt nằm lặng thinh dường như chưa có bất cứ dấu hiệu nào của sự sống. Nhưng ngay khi được gieo trồng xuống đất, hạt mầm ấy ngay lập tức nảy mầm “nhú lên giọt sữa”. Biện pháp ẩn dụ được tác giả sử dụng một cách khéo léo đặc tả rõ nét bước trưởng thành đầu tiên của mầm cây khi tự mình nhú ra khỏi sự bao bọc và khoác lên mình tấm áo mới trắng đục như màu sữa. Dường như hạt mầm ấy đã trở thành một sinh linh sống “thì thầm” cùng nhân vật “tôi”. Và nhân vật “tôi” đón nhận điều đó bằng thính giác “ghé tai nghe rõ”. Hạt mầm dần phát triển “mầm tròn nằm giữa” được nằm trong “nôi vỏ hạt” nghe những bàn tay vỗ và lời ru tha thiết của con người. Mầm ủ mình để vượt qua gió bấc, mưa giông - sự khắc nghiệt của tự nhiên để chờ được những tia nắng hồng đánh thức. Hình ảnh nhân hóa “mầm mở mắt” mang đến cho người đọc cảm giác hạt mầm đang như những cô bé, cậu bé tinh nghịch thì thầm, tâm sự với mọi người về quá trình trưởng thành mỗi ngày của mình. Từ hạt mầm nằm lặng thinh trong tay người khi nào giờ đây cây đã kết lá mang màu xanh đến thế giới này. Năm khổ thơ trên được viết chủ yếu là gieo vần chân cùng cách ngắt nhịp 2/2 đã góp phần tạo nên sự nhịp nhàng cho đoạn thơ đồng thời gợi tả thật sinh động rõ nét từng ngày lớn lên của hạt mầm. Thể thơ bốn chữ khiến bài thơ giống như một câu chuyện giản dị, gần gũi dễ dàng đọng lại trong tiềm thức của người đọc những ấn tượng khó quên. Đoạn thơ cuối cùng ẩn chứa thông điệp quý giá mà tác giả muốn truyền tải đến với bạn đọc. Vì cây gần gũi và có ích cho cuộc sống của chúng ta nên mỗi người cần xây dựng cho mình ý thức gây trồng và bảo vệ những mầm cây ấy làm nên nhiều “mùa xuân xanh cho đất nước”.
Trong văn học trung đại Việt Nam, yêu nước là một đề tài lớn thu hút đông đảo các nhà văn, nhà thơ chắp bút. Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong quá trình đó dân tộc ta liên tiếp phải đối phó với những vó ngựa của kẻ xâm lược. Tuy nhiên, bằng sức mạnh của lòng đoàn kết, của tinh thần đấu tranh, lòng tự tôn dân tộc, thì nước ta đã vượt qua bao thăng trầm, khẳng định được nền độc lập như ngày nay. Cũng viết về tình yêu tha thiết đối với đất nước cùng sự tự hào đối với sức mạnh của dân tộc, Trần Quang Khải đã sáng tác bài thơ “Phò giá về kinh”. Đọc bài thơ ta sẽ cảm nhận được thấm thía, tình yêu cũng như sự tự hào to lớn này.
Bài thơ “Phò giá về kinh sư” được Trần Quang Khải sáng tác khi quân ta thu lại được kinh thành Thăng Long trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ hai, lúc này tác giả đang nhận nhiệm vụ về Thiên Trường để bảo vệ, phò giá hai vị vua trở về kinh đô. Bài thơ này đã thể hiện được niềm tự hào to lớn về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta cũng như sức mạnh chống xâm lược của toàn quân, đồng thời qua đó cũng thể hiện được niềm tin mãnh liệt vào vận mệnh vững bền của quốc gia, dân tộc.
“Đoạt sóc Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan”
Dịch:
(Chương Dương cướp giáo giặc
Hàm Tử bắt quân thù)
Trong hai câu thơ đầu tiên, Trần Quang Khải đã gợi lại những chiến thắng hiển hách của dân tộc trong niềm tự hào. Đó chính là những chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử, tuy đây không phải những chiến thắng lớn nhất, lừng lẫy nhất của quân ta nhưng đây lại là những chiến thắng cuối cùng, quyết định sự thắng lợi của quân ta. Nhà thơ nhớ lại những giây phút hân hoan, đầy tự hào đó “Chương Dương cướp giáo giặc”, nhà thơ dùng những động từ chỉ hành động để nói về những chiến thắng của quân ta. Tuy nhiên, ta có thể thấy, ở phần phiên âm, nhà thơ dùng từ “đoạt” mang nhiều ý nghĩa hơn ở phần dịch thơ “cướp”. Vì về sắc thái, từ “cướp” chỉ hành động không chính nghĩa, dùng sức mạnh để chiếm đoạt, như vậy sẽ làm mất đi sự hào hùng vốn có của câu thơ.
Từ “đoạt” vừa thể hiện được sự thắng lợi của quân ta với giặc khi đoạt được vũ khí – thứ mà chúng dùng để gây chiến tranh, gây ra đau khổ cho dân ta, mà còn thể hiện được tư thế, thái độ của người chiến thắng, quân ta đứng trên thế chủ động, dùng chính nghĩa mà đoạt đi giấc mộng bạo tàn, phi nghĩa của quân giặc. Hiểu như thế ta không chỉ thấy tính chính nghĩa của hành động mà còn thể hiện được tư thế của một dân tộc anh hùng, chính nghĩa. Ở của Hàm Tử cũng ghi dấu một trận chiến oai hùng, một chiến thắng thật đáng tự hào, đó là khi ta giành được thắng lợi cuối cùng, cái gian ác đã bị diệt trừ, nền độc lập được bảo vệ “bắt quân thù”.
tự làm đi ngu thì tự làm
câm mồm ko giúp thì thôi