Bài thơ Cảnh khuya đã thể hiện một tình yêu thiên nhiên say đắm của Hồ Chí Minh. Qua bài thơ này em hãy viết một đoạn văn từ 8-10 dòng nêu suy nghĩ của em về tình yêu thiên nhiên.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bài thơ cảnh khuya hay quá. bác tả thiên nhiên chiến cưa việt bắt. bác ơi bác à. thiên nhiên đẹp lắm. bác à bác ơi. thiên nhiên tuyệt vời. cháu yêu việt bắt.
refer
Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
tham khảo
Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Trong thời bình ngày nay, không còn những cuộc chiến tranh, không còn những cuộc hành quân "xẻ dọc Trường Sơn" nên việc các lứa trẻ ít tiếp xúc với không gian, thiên nhiên bên ngoài, do đó những ánh điện đã thay thế ánh trăng, thay thế đi những cảm xúc vốn có của con người khi xưa nên các bạn trẻ dường như không "thấu" được những hàm ý cô đọng của tác giả như những câu thơ "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ.....". Mặt khác, các bạn trẻ đặc biệt là lứa học sinh có xu hướng thích "động tay động chân" nên khi đi qua một nhành cây thì bẻ, thích chọc tổ chim, chọc tổ ong,....những hành động đó không chỉ là sai lầm mà là một tội lỗi, tội lỗi với pháp luật và cả thiên nhiên.
Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.
Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.
Tham khảo
Bác Hồ - người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam, cả cuộc đời Bác đã cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc. Dù bận trăm công ngàn việc nhưng Bác vẫn luôn hòa mình với thiên nhiên, cảnh vật như bài thơ Cảnh Khuya
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trong đêm khuya thanh vắng, lạnh lẽo giữa núi rừng Việt Bắc hoang sơ, tiếng suối vang lên như tiếng hát xa của người thiếu nữ ngân vang vọng về. Câu thơ với hình ảnh so sánh, ví von của Bác đã mang đến một cảm giác ấm áp, gần gũi và thân thương với con người. Bởi cảnh rừng yên ắng, tĩnh mịch đó không còn lạnh lẽo vì có tiếng suối, tiếng hát làm bạn, cùng ngân lên khúc nhạc vui tươi, réo rắt. Và bức tranh ấy còn có cảnh, đó là ánh trăng tròn in bóng xuống tán cây đại thụ và bóng cây lại đan lồng với hoa cỏ. Thiên nhiên quấn quýt, giao hòa, các sự vật cùng đan lồng vào nhau tạo nên bức tranh có nhiều lớp lang, tầng bậc. Không gian lúc này không chỉ bao trùm bởi bóng tối của màn đêm mà rực rỡ sắc màu, lung linh, huyền ảo. Bức tranh ấy có nhạc, có họa đã xua đi đêm tối lạnh lẽo, u buồn của rừng núi hoang sơ.
Thả hồn với thiên nhiên, say đắm trước cảnh đẹp đêm nay nhưng dường như đó là giây phút để Bác tạm quên đi những mệt mỏi, lo lắng trong lòng. Bởi người thi sĩ ấy trằn trọc trong đêm khuya không chỉ vì niềm riêng mà là một nỗi lo cho nước nhà chưa yên bóng giặc:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Người ngồi đó lặng im, thả mình trong nhưng suy tư, trăn trở. Đất nước còn chìm trong chiến tranh, nhân dân còn chịu cảnh lầm than khổ cực, con đường cứu nước còn dặc dài gian khổ thì sao Người có thể trọn giấc đêm nay. Bóng dáng Bác nhỏ bé lặng im giữa rừng khuya thanh vắng nhưng tâm hồn ấy thật bao la, cao cả. Bác đâu sống vì mình mà cả đời lo nghĩ cho muôn dân, cho đất nước ngày mai thái bình.
Bài thơ vừa khắc họa hình ảnh người thi sĩ với tâm hồn lãng mạn, cảm nhận được vẻ đẹp hoang sơ nơi núi rừng Việt Bắc, vừa khắc họa người chiến sĩ cách mạng trong nỗi trăn trở nước nhà. Qua đó, ta thêm yêu quý và trâ trọng tấm lòng của Bác với đất nước Việt Nam.
Bài thơ "Cảnh khuya" thể hiện tình yêu thiên nhiên song cũng là tình yêu nước sâu đậm của Bác trong một đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc. Khi mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ, một màn đêm thanh tĩnh buông xuống khắp khu rừng. Nó làm cho tiếng suối ở rất xa vẫn theo gió mang tiếng ca êm đềm, trong vắt của mình cho những người yêu vẻ đẹp sáng ngời của đêm trăng cung thưởng thức. Tiếng suối và ánh trăng, chao ôi 2 thứ đó hòa quyện vào thì thật là tuyệt vời! Tiếng suối dịu êm như 1 khúc hát chữ tình sâu lắng. Bác đã khéo léo dùng nghệ thuật so sánh tiếng suối với tiếng hát để nhấn mạnh nét gợi tả mang sức sống và hơi ấm của con người. Câu thơ "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" thể hiện ánh sáng dịu dàng, thanh khiết từ ánh trăng chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Bác đã làm mọi sự vật sống động qua nghệ thuật điệp từ "lồng" để miêu tả đan xen cây lá và ánh trăng. Trăng trở nên thú vị và lãng mạn trong cảnh khuya sáng ngời, lung linh, huyền ảo. Đọc thơ mà em cứ hình dung cảnh thơ như đang hiện lên mờ ảo trước mắt. "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ", đọc đến đây ai cũng nghĩ Bác vẫn còn thức vì trăng, về sự cuốn hút của thiên nhiên nhưng Bác ko chỉ xúc động trước vẻ đẹp của đất trời mà còn vì "chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Bài thơ đã khép lại trong niềm xúc động dạt dào. Qua bài thơ này, ta lại càng hiểu rằng trong hoàn cảnh nào, Bác vẫn giữ đc thái độ bình tĩnh chủ động như vậy, mặc dù ẩn trong phong thái ung dung tự tại ấy là nỗi lo nước, nỗi thương dân.
Tham Khảo
Bài thơ "Cảnh khuya" thể hiện tình yêu thiên nhiên song cũng là tình yêu nước sâu đậm của Bác trong một đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc. Khi mọi người đã chìm sâu vào giấc ngủ, một màn đêm thanh tĩnh buông xuống khắp khu rừng. Nó làm cho tiếng suối ở rất xa vẫn theo gió mang tiếng ca êm đềm, trong vắt của mình cho những người yêu vẻ đẹp sáng ngời của đêm trăng cung thưởng thức. Tiếng suối và ánh trăng, chao ôi 2 thứ đó hòa quyện vào thì thật là tuyệt vời! Tiếng suối dịu êm như 1 khúc hát chữ tình sâu lắng. Bác đã khéo léo dùng nghệ thuật so sánh tiếng suối với tiếng hát để nhấn mạnh nét gợi tả mang sức sống và hơi ấm của con người. Câu thơ "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" thể hiện ánh sáng dịu dàng, thanh khiết từ ánh trăng chiếu vào lá và hoa tạo nên vẻ đẹp lấp lánh. Bác đã làm mọi sự vật sống động qua nghệ thuật điệp từ "lồng" để miêu tả đan xen cây lá và ánh trăng. Trăng trở nên thú vị và lãng mạn trong cảnh khuya sáng ngời, lung linh, huyền ảo. Đọc thơ mà em cứ hình dung cảnh thơ như đang hiện lên mờ ảo trước mắt. "Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ", đọc đến đây ai cũng nghĩ Bác vẫn còn thức vì trăng, về sự cuốn hút của thiên nhiên nhưng Bác ko chỉ xúc động trước vẻ đẹp của đất trời mà còn vì "chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Bài thơ đã khép lại trong niềm xúc động dạt dào. Qua bài thơ này, ta lại càng hiểu rằng trong hoàn cảnh nào, Bác vẫn giữ đc thái độ bình tĩnh chủ động như vậy, mặc dù ẩn trong phong thái ung dung tự tại ấy là nỗi lo nước, nỗi thương dân.
Tham khảo
Bác Hồ - người cha già vĩ đại của dân tộc Việt Nam, cả cuộc đời Bác đã cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của dân tộc. Dù bận trăm công ngàn việc nhưng Bác vẫn luôn hòa mình với thiên nhiên, cảnh vật như bài thơ Cảnh Khuya
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trong đêm khuya thanh vắng, lạnh lẽo giữa núi rừng Việt Bắc hoang sơ, tiếng suối vang lên như tiếng hát xa của người thiếu nữ ngân vang vọng về. Câu thơ với hình ảnh so sánh, ví von của Bác đã mang đến một cảm giác ấm áp, gần gũi và thân thương với con người. Bởi cảnh rừng yên ắng, tĩnh mịch đó không còn lạnh lẽo vì có tiếng suối, tiếng hát làm bạn, cùng ngân lên khúc nhạc vui tươi, réo rắt. Và bức tranh ấy còn có cảnh, đó là ánh trăng tròn in bóng xuống tán cây đại thụ và bóng cây lại đan lồng với hoa cỏ. Thiên nhiên quấn quýt, giao hòa, các sự vật cùng đan lồng vào nhau tạo nên bức tranh có nhiều lớp lang, tầng bậc. Không gian lúc này không chỉ bao trùm bởi bóng tối của màn đêm mà rực rỡ sắc màu, lung linh, huyền ảo. Bức tranh ấy có nhạc, có họa đã xua đi đêm tối lạnh lẽo, u buồn của rừng núi hoang sơ.
Thả hồn với thiên nhiên, say đắm trước cảnh đẹp đêm nay nhưng dường như đó là giây phút để Bác tạm quên đi những mệt mỏi, lo lắng trong lòng. Bởi người thi sĩ ấy trằn trọc trong đêm khuya không chỉ vì niềm riêng mà là một nỗi lo cho nước nhà chưa yên bóng giặc:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Người ngồi đó lặng im, thả mình trong nhưng suy tư, trăn trở. Đất nước còn chìm trong chiến tranh, nhân dân còn chịu cảnh lầm than khổ cực, con đường cứu nước còn dặc dài gian khổ thì sao Người có thể trọn giấc đêm nay. Bóng dáng Bác nhỏ bé lặng im giữa rừng khuya thanh vắng nhưng tâm hồn ấy thật bao la, cao cả. Bác đâu sống vì mình mà cả đời lo nghĩ cho muôn dân, cho đất nước ngày mai thái bình.
Bài thơ vừa khắc họa hình ảnh người thi sĩ với tâm hồn lãng mạn, cảm nhận được vẻ đẹp hoang sơ nơi núi rừng Việt Bắc, vừa khắc họa người chiến sĩ cách mạng trong nỗi trăn trở nước nhà. Qua đó, ta thêm yêu quý và trâ trọng tấm lòng của Bác với đất nước Việt Nam.
Đã mấy ai đã chứng kiến cảnh khu rừng Việt Bắc, nhưng đọc bài thơ của Bác trong bài "Cảnh khuya" thì ta thấy núi rừng Việt Bắc đẹp kì diệu. Mở đầu bài thơ ta đã nghe thấy tiếng suối trong veo. Âm thanh này Bác miêu tả rất hay, như "tiếng hát xa" ở đâu đó trong đêm trăng sáng vằng vặc, ở rừng cổ thụ bạt ngàn...Trăng lồng qua cây cổ thụ, ánh trăng soi qua kẽ lá, làm chúng như in hoa trên mặt đất. Điệp ngữ "lồng" ở đây làm thiên nhiên giao hòa vào nhau. Ta cảm thấy đất trời như quấn quýt lấy nhau. Người mà ngắm cái cảnh này, người đó ắt phải là người đắm mình trong thiên nhiên, Bác phải thốt lên: "Cảnh thiên nhiên đẹp như vẽ, đẹp như một bức tranh" Cánh rừng Việt Bắc heo hút, quạnh quẽ, trước con mắt Bác thì trở nên ấm áp, kì ảo, có sức sống.Ai cũng ngỡ là người có tâm hồn đẹp đẽ, là một thi sĩ nhạy cảm trước vẻ đẹp của tự nhiên, say sưa ngây ngất ngắm ánh trăng đến mức mà không ngủ được. Nhưng khi đọc đến câu thứ tư, ta bất ngờ, thú vị, vì thật sự hiểu con người Bác:Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà Vậy "nỗi" nước nhà ở đây là gì vậy? Nếu dùng là "việc" nước nhà thì ta sẽ hiểu rằng đó chỉ là việc Bác chưa giải phóng đất nước. Còn nỗi nước nhà lớn hơn rất nhiều, nỗi lo không chỉ mang lại hòa bình, mà còn lo cho dân, cho nước, lo cho tương lai, như một gánh nặng làm Bác không ngủ được. Hóa ra là lo cho dân, cho nước, Bác mới mất ngủ vì thế mà phát hiện ra trăng đẹp.Nhiều nhà thơ, nhà văn đều viết về Bác không ngủ. Hình như cả cuộc đời Bác không ngủ, lo cho dân, cho nước, đến thanh niên, nhi đồng, việc to việc lớn. Ta không chỉ khâm phục Bác là vị lãnh tụ vĩ đại, là vị khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà ta còn hiểu đây là một vị lãnh tụ suốt đời lo cho dân, cho nước, lo được độc lập tụ do, lo cho tương lai sau này....
Em tham khảo:
Thiên nhiên là cội nguồn của sự sống, là ngôi nhà chung của tất cả chúng ta. Thiên nhiên cung cấp cho con người mọi điều kiện sống, giúp con người sinh tồn và phát triển. Thiên nhiên còn mang lại cho con người biết bao vẻ đẹp, để con người tận hưởng cuộc sống tốt lành, thơi thả tâm hồn sau những giờ làm việc đầy mệt nhọc. Bởi thế, từ xã xưa, con người luôn dành cho thiên nhiên một tình yêu lớn. Yêu cuộc sống tự nhiên chính là sự gắn bó, sống hòa hợp với thiên nhiên, yêu quý và giữ gìn thiên nhiên ở xung quanh mình. Vẻ đẹp của thiên nhiên đi vào nghệ thuật thi ca, hội họa, âm nhạc, nâng đỡ và dìu dắt cảm xúc của con người. Con người lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp và khống có gì đẹp hơn vẻ đẹp của thiên nhiên. Lối sống hòa hợp, tôn trong thiên nhiên của người xưa là một mẫu mực của tình yêu thiên nhiên thiết tha. Và đó cũng là một cách để di dưỡng tâm hồn, gìn giữ những gì là tốt đẹp nhất. Thế nhưng, ngày nay, thiên nhiên đang bị hủy hoại nghiêm trọng bởi con người, gây nên những hậu quả nặng nề đến đời sống của toàn nhân loại. Mẹ thiên nhiên đang bị xúc phạm và con người phải gánh lấy hậu quả do những hành động nông nổi của chính mình. Hãy nhớ rằng mỗi mầm xanh là một nguồn sống đáng quý, mỗi dòng nước chảy mang theo nguồn năng lượng sinh tồn. Hãy biết bảo vệ lấy nó. Bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống chính mình, bảo vệ sự sống trên trái đất. Hãy học cách tôn trọng và sống hài hòa với thiên nhiên để cuộc sống ngày càng đẹp tươi và mãi mãi trường tồn.
Từ trái nghĩa: In đậm nghiêng
Tham khảo
Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi mọi người đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Nếu giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, thì tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác.
Em tham khảo:
Từ ngàn đời nay, tạo hóa đã ban cho con người thiên nhiên, thứ quý giá nhất của đất trời với biết bao những cảnh vật thật kỳ vĩ và thơ mộng. Những hàng cau xanh mượt mà gửi hình bóng của mình xuống dòng sông thơ mộng êm đềm, không sóng gió. Những thảo nguyên rực rỡ sắc màu với hàng ngàn bông hoa đua nhau khoe sắc. Bầu trời xanh ngắt trên cao với những đám mây bồng bềnh trôi mải miết về tận chân trời. Những tia nắng chói chang của mặt trời xóa đi màn đêm u tối. Những người giản dị, mộc mạc, có tâm hồn đồng cảm, chan hòa với mọi người thì mới cảm nhận được giá trị cũng như nét đẹp của thiên nhiên. Đến với thiên nhiên, con người sẽ cảm thấy như phần nào nhẹ bớt đi những gánh nặng ở trong lòng, tâm hồn như thư thái hơn, mọi lo toan, u sầu trong lòng mỗi người đều tan biến. Trong ta lúc bấy giờ chỉ còn một khoảng không diệu kỳ. Khoảng không của lòng nhân ái, tình yêu thương của chính ta với thiên nhiên.Vậy đó, thiên nhiên là như thế đó, hạnh phúc sao khi được sống cùng với thiên nhiên món quà kỳ diệu của tạo hóa ban tặng cho con người.