K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

                                  ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ ILỚP 6; MÔN NGỮ VĂNNăm học: 2021 – 2022 I.PHẦN VĂN BẢN:         HS cần nắm vững các kiến thức như: Tên tác giả, tên tác phẩm, thể loại, ngôi kể, phương thức biểu đạt , nội dung , nghệ thuật của những văn bản đã học:1.     Gió lạnh đầu mùa ( Thạch Lam)2.     Chùm ca dao về quê hương, đất nước ( Xuân Quỳnh)3.     Chuyện cổ...
Đọc tiếp

                                  ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

LỚP 6; MÔN NGỮ VĂN

Năm học: 2021 – 2022

 

I.PHẦN VĂN BẢN:

         HS cần nắm vững các kiến thức như: Tên tác giả, tên tác phẩm, thể loại, ngôi kể, phương thức biểu đạt , nội dung , nghệ thuật của những văn bản đã học:

1.     Gió lạnh đầu mùa ( Thạch Lam)

2.     Chùm ca dao về quê hương, đất nước ( Xuân Quỳnh)

3.     Chuyện cổ nước mình  ( Lâm Thị Mỹ Dạ)

4.     Cô Tô ( trích, Nguyễn Tuân)

 II. PHẦN TIẾNG VIỆT :

1.     Nhận biết và hiểu được tác  dụng  của các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, điệp ngữ, hoán dụ.

2.     Hiểu được công dụng của dấu ngoặc kép ( đánh dấu một từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt)

III. PHẦN TẬP LÀM VĂN:

    - Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân.

    - Viết bài văn thể hiện niềm yêu mến, tự hào về vẻ đẹp của quê hương, xứ sở.

Một số đề tham khảo

1.     Kể lại một trải nghiệm giúp em có ý thức vươn lên trong học tập.

2.     Em hãy kể lại một trải nghiệm sâu sắc về người bạn thân khiến em xúc động và nhớ mãi.

3.     Kể lại một trải nghiệm của em với người thân trong gia đình ( ông, bà, cha, mẹ, anh, chị,…)

4.     Trình bày suy nghĩ của em về tình cảm của con người với quê hương.

 

 

 

 

2
2 tháng 1 2022

trả lời giừm mình đi

mình còn soạn

 

2 tháng 1 2022

Cái này nếu là người trả lời thi hơi mệt ạ vui lòng tách nhỏ ra ạ

1.1. Khi phân tích tác phẩm văn học, trước hết, cần xác định thể loại của tác phẩm đó (truyện, thơ, kí, kịch) để vận dụng những tri thức về thể loại trong việc phân tích tác phẩm. Trong Bài 6, các em đã học cách phân tích một tác phẩm truyện; trong Bài 7 đã học cách phân tích một tác phẩm thơ; Bài 9 tập trung hướng dẫn các em cách phân tích một tác phẩm hài...
Đọc tiếp

1.1. Khi phân tích tác phẩm văn học, trước hết, cần xác định thể loại của tác phẩm đó (truyện, thơ, kí, kịch) để vận dụng những tri thức về thể loại trong việc phân tích tác phẩm. Trong Bài 6, các em đã học cách phân tích một tác phẩm truyện; trong Bài 7 đã học cách phân tích một tác phẩm thơ; Bài 9 tập trung hướng dẫn các em cách phân tích một tác phẩm hài kịch.

Đối tượng phân tích có thể là toàn bộ tác phẩm hoặc một phần của tác phẩm; cần chú ý phân tích cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật; chỉ ra được tác dụng của các yếu tố hình thức nghệ thuật (xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng,...) trong việc biểu đạt nội dung (đề tài, chủ đề; ý nghĩa; tình cảm, thái độ của tác giả,...).

1.2. Để viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm hài kịch hoặc truyện cười, các em cần chú ý:

- Xác định rõ yêu cầu nghị luận (nếu là bài làm theo đề đã cho thì yêu cầu này được thể hiện ở đề bài).

- Đọc lại tác phẩm hài kịch là đối tượng phân tích.

- Xác định vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ tập trung làm sáng rõ.

- Thực hiện các bước theo quy trình viết bài văn nghị luận.

- Chú ý lựa chọn, sử dụng bằng chứng trong tác phẩm để lí giải, phân tích, đưa ra nhận xét, góp phần khẳng định giá trị của tác phẩm.

- Bài viết cần tránh việc chỉ kể lại đơn thuần nội dung hay nhận xét về giá trị nội dung, nghệ thuật một cách chung chung, thiếu thuyết phục.

0
14 tháng 9 2023

* Yêu cầu

- Giới thiệu tác giả và bài thơ; nêu ý kiến chung của người viết về bài thơ.

- Phân tích được nội dung trào phúng của bài thơ để làm rõ chủ đề.

- Chỉ ra được tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng được thể hiện trong bài thơ.

- Khẳng định được giá trị, ý nghĩa của bài thơ.

23 tháng 11 2023

ummmmmmmmmmmm

14 tháng 11 2021

- Đặc sắc nghệ thuật:

   + Truyện kể hồi kí với theo trình tự thời gian, cảm xúc của nhân vật " tôi" hết sức tự nhiên, trong sáng.

   + Những hình ảnh so sánh, nhân hóa đầy thi vị

   + Giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng diễn tả trọn vẹn cảm xúc chân thật của đứa trẻ lần đầu đi học

   + Chạm tới lòng người đọc bằng chính những trải nghiệm cảm xúc chung nhất của bất kì ai trong ngày đầu đi học.

- Sức hút của truyện từ:

   + tình huống truyện hấp dẫn

   + cảm xúc trong sáng, chân thật của nhân vật

   + hình ảnh đẹp đẽ, gần gũi.

 

Nội dung chính: Tôi đi học là dòng hồi tưởng về ngày đầu tựu trường của nhân vật "tôi". Truyện ngắn này gần như là tự truyện, vừa nhẹ vừa man mác vừa ngọt ngào với những dư vị sâu lắng của buổi đầu tựu trường.

1.1. Viết bài giới thiệu một cuốn sách là trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản về cuốn sách đó như: nhan đề, thể loại, tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung, hình thức, nghệ thuật và giá trị, ý nghĩa,… của cuốn sách. Ví dụ: Hai văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi, Cuốn sách “Chìa khóa vũ trụ của...
Đọc tiếp

1.1. Viết bài giới thiệu một cuốn sách là trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản về cuốn sách đó như: nhan đề, thể loại, tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung, hình thức, nghệ thuật và giá trị, ý nghĩa,… của cuốn sách. Ví dụ: Hai văn bản “Lá cờ thêu sáu chữ vàng” – tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi, Cuốn sách “Chìa khóa vũ trụ của Giooc-giơ” là những văn bản giới thiệu một cuốn sách và có một đặc điểm chung sau đây:

- Nêu nhan đề cuốn sách được giới thiệu ở tiêu đề và phần đầu của văn bản.

- Nêu các thông tin chung về cuốn sách như: tác giả, hoàn cảnh ra đời, thông tin xuất bản,… trong phần đầu của văn bản.

- Nêu các thông tin về nội dung và hình thức, nghệ thuật thể hiện của cuốn sách ở phần tiếp sau của văn bản.

- Nêu ý kiến của người giới thiệu (hoặc người đọc) về giá trị nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của cuốn sách.

- Sử dụng hình ảnh minh họa để bổ sung, làm rõ thông tin, tăng sức hấp dẫn cho bài giới thiệu.

1.2. Để viết bài giới thiệu một cuốn sách, cần chú ý:

- Lựa chọn cuốn sách muốn giới thiệu phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.

- Đọc kĩ cuốn sách cần giới thiệu để xác định các thông tin về nội dung và hình thức, nghệ thuật, giá trị, ý nghĩa của cuốn sách.

- Tìm hiểu thêm các thông tin có liên quan đến cuốn sách, ví dụ: tác giả, hoàn cảnh ra đời, đánh giá của bạn đọc về cuốn sách,...

- Lựa chọn trật tự sắp xếp, trình bày các thông tin trong bài giới thiệu.

- Lựa chọn sử dụng hình ảnh, sơ đồ,… kết hợp với chữ viết để giới thiệu thông tin; có thể viết tay hoặc trình bày trên máy vi tính

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Để bàn về vấn đề, người viết đã nêu những ý kiến về đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm:

- Về nghệ thuật:

+ Truyện gần như không có cốt truyện với nhiều tuyến và nhiều khóm nhân vật hoạt động.

+ Người kể chuyện ngôi thứ nhất, xưng "tôi".

-   Về nội dung: Những câu chuyện xảy ra trong khủng cảnh quê hương với đề tài xây dựng chế độ xã hội mới.

Căn cứ vào nội dung văn bản, em có thể khẳng định như vậy.