Tiễn các cháu đánh giày về quê ăn tết Đường phố sẽ rộng ra vì vắng các cháu Những gốc cây, hè phố sẽ buồn thiu Có các cháu thì ồn ào, vướng bận Các cháu đi rồi chú nhớ biết bao nhiêu. Ôi những mái tóc rối bù, khét mùi nắng, mùi bụi Nửa chất phác ngây thơ, nửa du đãng bụi trần Đô thị hóa đi kèm ô hợp hóa Những dòng sông nâu sồng giữa phố, những đoàn quân Khi các cháu trở lại nơi này, thế kỷ cũ đã hết Mà người cần đánh giày thì ngày một đông lên Chăm sóc hai bàn chân thì loài người rất nhớ Chăm sóc trái tim mình, có lúc có người quên. Chỉ mấy ngày thôi về với cha với mẹ Các cháu sẽ gặp lại quê mình xanh như thể tre xanh Từ nghìn năm xưa tre vẫn xanh như thế Dẫu chẳng phồn hoa mà cuộc sống an lành Chú kể các cháu nghe một tên người. Cố nhớ! An-đéc-xen viết chuyện Nàng Tiên Cá thật là hay Ông ấy là nhà văn của trẻ con toàn trái đất Cũng xuất thân từ chú bé sửa giày Thực hiện các yêu cầu sau Câu 1: Xác định thể thơ của văn bản Câu 2: Tìm những chi tiết nhà thơ miêu tả hình ảnh những chú bé đánh giày trong văn bản Câu 3: Anh/chị hiểu ý nghĩa những câu thơ sau như thế nào? Chăm sóc hai bàn chân thì loài người rất nhớ Chăm sóc trái tim mình, có lúc có người quên. Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả "Đô thị hoá kèm theo ô hợp hoá không? Vì sao?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Người dẫn chuyện: Có một cô bé sang nhà dì chơi. Vì đang dỗi mẹ nên em ngồi buồn thiu. Thấy vậy, dì hỏi:
Dì: - Cháu có chuyện gì buồn à? Đến bữa rồi, ăn cơm với dì nhé?
Bạn nhỏ: - Nhưng…cháu chưa…xin phép mẹ.
Dì: - Dì sẽ gọi điện cho mẹ cháu. Trưa rồi mà, cháu ăn với dì một chút cho vui!
Người dẫn chuyện: Quả thật, cô bé cũng đã thấy đói. Nhưng vừa bưng bát cơm nóng hổi, em lại nghĩ đến mẹ đang phải ngồi ăn một mình. Ăn xong, hai dì cháu vừa dọn dẹp vừa nói chuyện. Cô bé không quên cảm ơn dì.
Người dẫn chuyện: Dì dịu dàng bảo:
Dì: - Cháu ngoan lắm, biết cảm ơn dì! Nhưng này nào cháu cũng ăn cơm nóng, canh ngọt của mẹ, cháu có cảm ơn mẹ không?
Người dẫn chuyện: Cô bé lặng im.
Dì: - Dì đoán là cháu đang giận dỗi. Bây giờ, cháu mau về nhà đi! Mẹ cháu đang lo lắm đấy.
Người dẫn chuyện: Cô bé vội chạy về. Mẹ đã đứng ngoài cửa chờ em. Người dẫn chuyện: Cô bé chạy đến, ôm chầm lấy mẹ, vừa khóc vừa nói:
Bạn nhỏ: - Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ!
Người dẫn chuyện: Người mẹ ngạc nhiên, hôn lên má con, bảo:
Mẹ: - Ôi, con gái của mẹ! Con đã lớn thật rồi!
Bà ơi! Cháu thường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ổi mong tìm lại hình bóng của bà và nhớ lại ngày nào bà trồng cây, cháu chạy lon ton bên bà. Bà bảo khi nào có quả bà sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho cháu nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon nhất phải để phần bà. Thế là bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.
Bà ơi! Cháu thường về đây, ra vườn, đứng dưới gốc na, gốc ổi mong tìm lại hình bóng của bà và nhớ lại ngày nào bà trồng cây, cháu chạy lon ton bên bà. Bà bảo khi nào có quả bà sẽ dành quả to nhất, ngon nhất cho cháu nhưng cháu lại bảo quả to nhất, ngon nhất phải để phần bà. Thế là bà ôm cháu vào lòng, hôn cháu một cái thật kêu.
1. Trích trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
Hoàn cảnh: trong một chuyến đi thực tế lên vùng núi Lào Cai những năm 1970 của tác giả.
2. Phương thức biểu đạt: tự sự.
Lời bộc bạch và sự khiêm tốn của anh thanh niên.
3. Lời văn gián tiếp: Câu "Chú ấy nói... Hàm Rồng.
4. Quan điểm sống của anh thanh niên trong đoạn trích thật đáng trân trọng. Anh vui với việc được cống hiến và hết mình vì công việc. Hơn thế, anh còn rất khiêm tốn và nỗ lực lập công góp phần xây dựng đất nước. Anh thanh niên là hình tượng tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội.