K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 1 2022

Trải qua hơn bốn ngàn năm thăng trầm của lịch sử, đất nước ta đã anh dũng chiến đấu chống lại sự xâm lăng của biết bao kẻ thù, từ ngàn năm vó ngựa phương Bắc giày xéo đến trăm năm đế quốc Pháp, Mĩ bốc lột, đô hộ nhân dân ta. Đó là nhờ vào nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Lòng yêu nước luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, dạt dào trong trái tim mỗi người con yêu nước. Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân đã để lại sự xúc động và những suy ngẫm về lòng yêu nước trong mỗi chúng ta.

Lòng yêu nước là tình yêu thương, gắn bó với quê hương đất, sự đóng góp công sức nhỏ bé của mỗi cá nhân cho sự phát triển giàu đẹp ở mảnh đất “chôn rau cắt rốn”. Đó là thứ tình cảm cao cả thiêng liêng nhưng cũng vô cùng gần gũi, giản đơn. Tình cảm ấy như tự bản năng, thôi thúc mỗi người khi nghĩ về quê hương đất nước và được nuôi dưỡng từ những ngày thơ bé trong câu ca, tiếng hát của người dân nước mình:

Quê hương mỗi người chỉ một 
Như là chỉ một mẹ thôi 
Quê hương có ai không nhớ...

Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá xa vời hay sáo rỗng. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người. Gắn với những thăng trầm của lịch sử dân tộc, lòng yêu nước cũng gắn với với những hành động cụ thể. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.

Với mỗi người, lòng yêu nước lại có những hành động cụ thể khác nhau. Trong tác phẩm Làng, lòng yêu nước của ông gắn với tình yêu làng – nơi ông đã sinh ra và lớn lên, ông yêu làng chợ Dầu và luôn nói về nó với sự tự hào, trân trọng. Và rồi, khi có tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc, trái tim ông như đau đớn, vỡ tan “cổ ông như nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân” khi phải đón nhận tin đó. Ông căm thù những kẻ theo Tây, phản bội làng.Rồi khi ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ là “cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”. Như vậy, tình yêu làng đã lớn dần thành tình yêu kháng chiến, một niềm tin sắt đá theo Đảng và Bác Hồ. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị của ông Hai như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

Đất nước ngày nay đã thanh bình, đang từng ngày dựng xây và phát triển. Lòng yêu nước gắn liền với ước mong cống hiến, làm nhiều việc có ích cho quê hương, đất nước mình.. Tùy theo sức của mình và từng hoàn cảnh khác nhau mà mỗi người có những đóng góp khác nhau: là bác nông dân chăm chỉ, cần mẫn trên những cánh đồng mang lại mùa màng bội thu; là nhà khoa học say mê nghiên cứu tìm ra những hướng đi mới cho nền kinh tế đất nước, là các cầu thủ bóng đá U23 Việt Namđi vào lịch sử là những anh hùng sân cỏ, mang niềm tự hào vinh quang về cho dân tộc để biết bao người thấy yêu thương, thấy vẻ vang…. Với các bạn học sinh, chúng ta cần cố gắng, nỗ lực rèn luyện để phát triển bản thân, không ngừng học hỏi để tích lũy tri thức làm hành trang trong cuộc sống, đưa đất nước phát triển nhanh kịp cùng các cường quốc năm châu. Không chỉ vậy, chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động xã hội như các hoạt động tình nguyện trồng cây xanh nhằm bảo vệ môi trường, giữ gìn đường phố sạch sẽ, kêu gọi mọi người tham gia giao thông an toàn… đó cũng là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước.

Hiện nay, thế giới ngày càng phát triển và các quốc gia tiến gần lại nhau hơn. Những cám dỗ từ trò chơi trực tuyến hay thần tượng âm nhạc xứ Hàn, khiến cho tình yêu quê hương đất nước của nhiều bạn trẻ đang đân bị phai mờ. Họ bỏ bê học hành, lao vào những thú vui vô bổ, quên đi trách nhiệm với quê hương, đất nước mình. Điều đó sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy về một đất nước có rất nhiều thanh niên vô trách nhiệm, thờ ơ với sự phát triển của đất nước, bản sắc văn hóa dân tộc dần mai một. Phải chăng chính những người trẻ chúng ta đang dẫn đất nước đi vào một con đường suy thoái?

Trang sử dân tộc đã được dựng xây từ biết bao máu xương của cha anh, những giọt mồ hôi công sức của những người lao động đã rơi xuống. Họ là những con người vô danh nhưng cùng có chung một lòng yêu nước và tự hào dân tộc, âm thầm hi sinh và cống hiến sức mình cho quê hương, tổ quốc. Vì vậy, thế hệ thanh niên hôm nay cần giữ gìn và phát huy lòng yêu nước qua những hành động và việc làm cụ thể để nối tiếp truyền thống quý báu của dân tộc.

 

Tham khảo

5 tháng 2 2018

●   Nhan đề của truyện là "Làng" không phải là “Làng Dầu” vì nếu là “Làng Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế "làng" là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.

●   Như vậy, nhan đề "làng" vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất Việt.

Tham khảo 

Quê hương có một vị trí quan trọng trong lòng mỗi người. Mỗi người dân Việt Nam đều có tình cảm thiêng liêng gắn bó với quê hương xứ sở của mình. Đối với những con người lao động, nhất là người nông dân, họ đã gắn bó mật thiết với quê hương. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động, rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với làng quê. Tình cảm yêu quê hương đất nước là một truyền thống tốt đẹp và đáng quý của dân tộc Việt Nam. Cho dù có ở nơi xa nhưng mỗi người vẫn luôn nhớ về quê nhà của mình. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất. Quê mẹ là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta. Quê hương - hai tiếng thân thương mỗi lần nghe thấy chúng ta không khỏi xúc động bồi hồi. Tình yêu quê hương đã ăn sâu vào máu thịt, đi sâu vào lòng mỗi con người. Vì vậy nếu ai chưa nhận thức chưa có tình cảm gắn bó với xứ sở của mình thì hẳn họ chưa được coi là trưởng thành. Quê hương đi vào lòng con người một cách rất tự nhiên. Người ta có thể nhớ tới quê hương đất nước của mình chỉ qua một món ăn bình dị hay một địa danh đã gắn liền với những kỷ niệm đẹp…

19 tháng 12 2021

Đọc lại đề + ''Tham khảo'' in đậm

4 tháng 4 2019

- Nghĩa đen: Vật dụng đựng có hình túi hoặc hình hộp, vật dụng quen dùng của Bê-li-cốp

- Nghĩa bóng: Lối sống và tính cách của Bê-li-cốp

- Nghĩa biểu trưng: cái bao và Bê-li-cốp biểu trưng cho lối sống thu mình, ích kỉ, hèn nhát → Giá trị phê phán

- Ý nghĩa phổ quát: Nước Nga lúc bấy giờ cũng là chiếc bao trói buộc tự do con người → giá trị tố cáo

→ Biểu tượng người trong bao có tính nghệ thuật, phê phán sâu sắc lối sống hèn nhát, bảo thủ

23 tháng 11 2021

Tham Khảo 
Truyện Sọ Dừa đề cao, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người. Từ đó, truyện nêu một bài học kinh nghiệm khi đánh giá con người: phải xem xét toàn diện, không chỉ dừng lại ở biểu hiện bề ngoài. Đó là ý nghĩa nhân bản, thể hiện đạo lý truyền thống của nhân dân.

23 tháng 11 2021

Tham khảo

-Đề cao giá trị đích thực ,vẻ đẹp bên trong của con người

-Nêu cao tình thương đối với người bất hạnh 

-Sức sống mãnh liệt và và yinh thần lạc quan của người lao động

Bài 1: Ý nghĩa của nhan đề "Gió lạnh đầu mùa" là sự lạnh lẽo của thời tiết nhưng vẫn còn một chút ấm áp còn sót lại đó là sự ấm áp của tình người 

Bài 2: 

1. Mở đoạn: Khẳn định tầm quan trọng của lối sống đẹp

2. Thân đoạn: 

- Lối sống đẹp là lối sống văn minh và phù hợp với thời đại, hoàn cảnh. Và với việc duy trì lối sống đẹp chúng ta sẽ giữ dược trạng thái tinh thần thoải mái nhất. 

Ý nghĩa của việc sống đẹp: 

+ Học được cách yêu thương và đối xử tốt với mọi người xung quanh

+ Giữ được trạng thái tâm hồn thoải mái nhất, suy nghĩ lạc quan hơn 

+ Sống đẹp được mọi người yêu quý, kính trọng

+ Góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp 

=> Bài học nhận thức: chúng ta cần hình thành lối sống đẹp mỗi ngày 

- Liên hệ bản thân...

3. Kết đoạn: Em làm gì để sống đẹp

16 tháng 7 2019

- Ý nghĩa nhan đề: thể hiện được sự hấp dẫn không chỉ ở cốt truyện với tình huống trớ trêu và nghịch lí mà tác giả còn xây dựng hệ thống yếu tố hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng nhằm diễn đạt những suy ngẫm, những giá trị đích thực. Bến quê là những gì gần gũi, thân thiết nhất, đẹp đẽ nhất, là nơi ta sinh ra, nơi ta lớn lên thành người và cũng là nơi ta nhắm mắt xuôi tay. Vậy mà nhiều khi ta vô tình lãng quên đi nó.

31 tháng 8 2023

- Nội dung chính của truyện ngắn hiện đại: 

+ Chủ đề: Vai trò của con người với mối quan hệ đoàn thể và sự phát triển của đất nước. 

+ Đề tài: Con người trong công cuộc xây dựng đất nước. 

+ Ý nghĩa: Đưa ra bài học, tinh thần trách nhiệm của con người với cuộc sống. 

+ Tư tưởng: Tư tưởng về tuổi trẻ, dũng cảm và trách nhiệm. 

- Ý nghĩa và tính thời sự: 

+ Nội dung đặt ra trong các truyện ngắn mang ý nghĩa và tính thời sự vô cùng quan trọng. Khi hiện tại, con người thường sống độc lập, không nghĩ đến đoàn thể, không nghĩ đến trách nhiệm với đất nước. Từ đó đưa ra cho con người bài học về trách nhiệm của mỗi cá nhân với mối quan hệ tập thể. 

31 tháng 8 2023

1. Trái tim Đan-kô

Văn bản kể lại câu chuyện về trái tim dũng cảm của Đan-kô. Tác giả đã dựng lên hình tượng chàng Đan-kô xé toang lồng ngực lấy trái tim soi lối cho cả đoàn người. Trái tim Đan-kô được hiểu là những người luôn hết lòng vì người khác, bất chấp hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh bản thân, quyền lợi của mình cho mọi người, xuất phát duy nhất từ lòng yêu thương.

Văn bản Trái tim Đan-kô chứa đựng thông điệp có ý nghĩa triết lí nhân sinh về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Bởi lẽ, văn bản đã đề cao hình ảnh người anh hùng Đan-kô mạnh mẽ, can đảm nhưng cũng giàu lòng nhân ái, vị tha. Đan-kô là vị anh hùng cao cả, cháy bỏng tình yêu với mọi người, anh luôn muốn dẫn dắt và soi sáng con đường của họ. Bằng cách này, anh ấy đã mang đến cho mọi người sự ấm áp và lòng tốt của mình phát ra từ trái tim rực cháy. Dù hi sinh rất nhiều nhưng hiện thực phũ phàng, những con người sau khi đến được ánh sáng đã quên đi Đan-kô - vị anh hùng đã dẫn dắt họ khỏi bóng tối. Không ai trong số họ còn nhớ đến Đan-kô đang hấp hối. Chỉ có những tia lửa bùng cháy gợi nhớ đến chiến công của Đan-kô … Qua Đan-kô, chúng ta thấy một anh hùng thực sự, người đã nhìn thấy ý nghĩa của cuộc sống trong việc phục vụ người khác. Vì cứu người mà sẵn lòng quên mình. Câu chuyện của Đan-kô khiến chúng ta phải suy nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, về trách nhiệm, nghĩa vụ của một cá nhân với cộng đồng.

2. Một người Hà Nội

Qua nhân vật bà Hiền, nhà văn khẳng định sức sống bền bỉ của các giá trị văn hóa mang nét đẹp Hà Nội. Qua đó tác giả gửi gắm niềm thiết tha gìn giữ các giá trị ấy cho hôm nay và cho cả mai sau. Từ đó chúng ta thêm yêu quý, tự hào về văn hoá, đất nuớc, con người Việt Nam trong mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử, với quá khứ dân tộc, với quan hệ gia đình và nối tiếp thế hệ. Nhân vật bà Hiền là “Một người Hà Nội” mãi mãi là hạt bụi vàng trong bể vàng trầm tích của văn hóa xứ sở.

Văn bản Một người Hà Nội phải khiến chúng ta phải suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc. Trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế cùng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu hiện nay, yêu cầu bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa được đặt ra đối với bất kỳ dân tộc hay quốc gia nào trên thế giới. Người Việt Nam có những tư tưởng, lối sống rất riêng, đặc biệt. Đó là những nét đẹp truyền thống, văn hóa của người Việt từ bao đời nay. Bảo vệ chúng cũng là bảo vệ những giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc. Là một công dân, mỗi người trong chúng ta là trau dồi nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.

3. Tầng hai

Văn bản Tầng hai là một bức tranh về gia đình đơn giản, ấm áp. Truyện ngắn Tầng hai đã vẽ ra hai cuộc sống đối lập, giữa một bên là sự cô đơn, vội vã với cuộc sống hàng ngày và một bên là bức tranh gia đình đơn giản, ấm áp. Phong Điệp  đã thể hiện một cách rất sâu sắc trong tác phẩm “Tầng hai” những giá trị triết lý về cuộc sống rằng hạnh phúc. Con người ta cứ mải mê tìm kiếm, theo đuổi hạnh phúc ở những điều xa với, có mấy ai nhận ra, hạnh phúc không phải cái gì lớn lao, mà nó ở ngay bên cạnh chúng ta. Đó là gia định êm ấm, hạnh phúc.

29 tháng 9 2016

Truyện ca ngợi hình tượng anh hùng đánh giặc .Tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước,đoàn kết,tinh thần anh dũng,kiên cường của dân tộc ta.

29 tháng 9 2016

Ý nghĩa truyền thuyết thánh gióng.

Trong truyền thuyết Thánh Gióng, Thánh Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Chàng được sinh ra từ một người mẹ nông dân nghèo, điều này chứng tỏ Gióng sinh ra từ nhân dân, do nhân dân nuôi dưỡng. Gióng đã chiến đấu bàng tất cả tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc của nhân dân. Sức mạnh của Gióng không chỉ tượng trưng cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết toàn dân, đó còn là sức mạnh của sự kết hợp giữa con người và thiên nhiên, bằng cả vũ khí thô sơ (tre) và hiện đại (roi sắt). Từ truyền thống đánh giặc cứu nước, nhân dân ta đã thần thánh hoá những vị anh hung trở thành những nhân vật huyền thoại, tượng trưng cho lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi. Bên cạnh giá trị biểu tượng, tác phẩm cũng có một số sự thật lịch sử. Thời kì lịch sử được phản ánh trong tác phẩm là thời đại Hùng Vương. Trên cơ sở một nền kinh tế nông nghiệp trồng lứa nước đã khá phát triển, người dân Văn Lang đã tạo nên cả một nền văn minh rực rỡ, đồng thời cũng luôn luôn phải chống giặc ngoại xâm phương Bắc để bảo vệ đất nước. Bên cạnh việc cấy trồng lúa nước, nhân dân thời bấy giờ đã có ý thức chế tạo vũ khí chống giặc từ chất liệu kim loại (bằng sắt). Truyền thuyết cũng phản ánh: trong công cuộc chống ngoại xâm, từ xa xưa, chúng ta đã có truyền thống huy động sức mạnh của cả cộng đồng, dùng tất cả các phương tiện để đánh giặc.