K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tóm tắt SỰ TÍCH NÚI ÔNG TRỊNH, NÚI THỊ VẢINgày xưa, có một phú ông rất giàu, vợ mất sớm, không có con trai nối dõi tông đường. Ông chỉ có một đứa con gái tên là Thị Vải.Thị Vải tuy không đẹp, nhưng nhan sắc mặn mà mà dễ coi. Vì là con nhà giàu, hơn nữa nhà không có con trai, nên Thị Vải cũng theo học võ nghệ, cử chỉ đi đứng như con trai.Khi phú ông về già, Thị Vải cũng đến tuổi lấy chồng. Phú ông đem...
Đọc tiếp

Tóm tắt 

SỰ TÍCH NÚI ÔNG TRỊNH, NÚI THỊ VẢI

Ngày xưa, có một phú ông rất giàu, vợ mất sớm, không có con trai nối dõi tông đường. Ông chỉ có một đứa con gái tên là Thị Vải.

Thị Vải tuy không đẹp, nhưng nhan sắc mặn mà mà dễ coi. Vì là con nhà giàu, hơn nữa nhà không có con trai, nên Thị Vải cũng theo học võ nghệ, cử chỉ đi đứng như con trai.

Khi phú ông về già, Thị Vải cũng đến tuổi lấy chồng. Phú ông đem việc chồng con, việc thừa tự nói với nàng.

Thị Vải trả lời:

- Nếu chàng trai nào đánh hạ được con thì con xin làm vợ người ấy.

Vì cưng con nên phú ông cũng chiều theo và cho lập võ đài để tỷ thí.

Thanh niên trai trẻ khắp vùng lân cận lăm le muốn làm chủ tư gia điền sản đồ sộ của phú ông, nên đã ráo riết luyện tập để so tài cùng Thị Vải. Nhưng suốt một tháng trời thi đấu, không có chàng trai nào võ nghệ hơn nàng.

Chờ mãi không thấy ai đến tranh tài nữa, võ đài cũng dẹp đi, việc chồng con của Thị Vải, phú ông cũng không nhắc nữa. Một thời gian sau, phú ông bị bịnh rồi mất.

Nàng phải đứng ra thay cha quản lý ruộng đất, coi sóc việc trong nhà. Trong số người ở có anh lực điền tên Trịnh, giỏi giang, siêng năng, rất được chủ tin dùng. Những công việc quan trọng trong nhà đều giao cho Trịnh.

Một hôm, nàng cùng Trịnh đi coi ruộng của tá điền để định lúa tô. Trên đường đi có một dòng suối nhỏ chắng ngang, bình thường đi qua lại không có gì khó khăn lắm, nhưng bữa nay, vì chiều hôm trước, mưa quá ton nên nước dâng tràn lên bờ, chảy rất xiết. Lội qua thì không được, đi vòng lên phía thượng nguồn thì mất thì giờ. Phân vân một lúc cả chủ và tớ cùng chưa biết tính sao.

Vì phải đi nhiều nơi, không thể chần chờ được nên Thị Vải bảo:

- Hay là anh cõng tôi rồi lội qua vậy.

Trịnh còn đang do dự, thì Thị Vải nói:

- Ngại là tôi đây, tôi còn không ngại mà anh lo cái nỗi gì, ta đi kẻo trưa rồi.

Thế là Trịnh phải kề vai cõng thị Vải lội qua suối. Không biết có phải vì nàng mất bình tĩnh hay vì nước sâu lại chảy xiết, nên chàng vấp phải đá dưới chân, ngã sấp dưới nước. Bị nước cuốn mạnh, Thị Vải sắp va đầu vào gộp đá gần đấy, hay tay quơ tìm chỗ để bám. Thấy chủ nguy ngập, Trịnh không còn đến dè gì nữa nhào phăn tới ôm lấy Thị Vải. Đang chới với được Trịnh tới cứu nên Thị Vải bám chặt lấy chàng. Cứ như thế Trịnh ôm Thị Vải sang bờ phía bên kai.

Đến bờ, Trịnh buông Thị Vải ra, hai người mặt đỏ bừng, không nói với nhau lời nào, rồi tiếp tục lên đường.

Ba ngày sau khi về nhà, không hiểu Trịnh suy nghĩ nhưng gì mà chàng bỏ nhà đi mất, Thị Vải cho người đi tìm cũng không thấy. Sau cùng đích thân nàng đi tìm, rồi cũng không thấy nàng trở về.

Sau đó ít lâu, người ta tìm thấy xác của Trịnh ở một đỉnh núi, còn xác Thị Vải ở một đỉnh núi khác. Có người biết chuyện cho rằng vì hai người có tình ý với nhau nhưng trong nghịch cảnh giàu nghèo không thể lấy nhau được, nên đành phải gặp nhau ở suối vàng. Và cũng từ đó, dân trong vùng gọi núi này là núi Ông Trịnh, núi kia là núi Thị Vải.

1
10 tháng 11 2023

vì sao chàng trịnh lại bỏ đi. giúp mik với

30 tháng 11 2016

a. Theo em, gia đình ông H không thể đạt gia đình văn hóa vì gia đình ông vẫn chưa bỏ được tục" trọng nam khinh nữ"

b.-Gia đình phải hòa thuận, tôn trọng lẫn nhau

-Con cái chăm ngoan, học giỏi

-Bố mẹ luôn quan tâm đến việc giáo dục con.

1 tháng 12 2016

cảm ơnyeu

Tóm tắt câu chuyện:Ngày xưa có một  gia đình chỉ sinh được một cô con gái nhưng cô gái lại lấy chồng xa nên nhà chỉ còn đôi vợ chồng già.  Một hôm người cha đến thăm con và khi đến nơi được con cháu tiếp đón niềm nở, ông cụ rất hài lòng. Ngày đầu con rể và con gái làm cơm rượu mời cha rất tử tế nhưng những ngày sau họ bận việc nên chẳng ai quan tâm đến cha nữa. Mới được...
Đọc tiếp

Tóm tắt câu chuyện:

Ngày xưa có một  gia đình chỉ sinh được một cô con gái nhưng cô gái lại lấy chồng xa nên nhà chỉ còn đôi vợ chồng già.  Một hôm người cha đến thăm con và khi đến nơi được con cháu tiếp đón niềm nở, ông cụ rất hài lòng. Ngày đầu con rể và con gái làm cơm rượu mời cha rất tử tế nhưng những ngày sau họ bận việc nên chẳng ai quan tâm đến cha nữa. Mới được ít ngày, ông cụ thấy không vui nên đành bỏ về. Về nhà ông cụ bàn với vợ rằng muốn kiếm một đứa con nuôi. Ít lâu sau ông rời khỏi làng và đi rao: “Có ai mua cha thì ra mà mua!”. Nhiều người chế giễu ông nhưng chỉ có đôi vợ chồng nghèo kia chịu mua ông và tất tả vay mượn 5 quan tiền chỉ để nuôi ông. Không may năm ấy xảy ra nạn mất mùa nhà đã nghèo lại còn nghèo thêm. Hai vợ chồng phải bán mọi thứ, kể cả 2 đứa con đi để nuôi ông lão. Đến 1 ngày họ không còn gì để bán nữa, ông lão mới lấy năm quan tiền ban đầu để chuộc 2 đứa con về. Sau đó, ông dẫn họ về gặp vợ và từ đó họ sống hạnh phúc với nhau đến cuối đời.

Đây chỉ là tóm tắt mà mình tự viết thôi (nên đọc hơi dở). Cái này là truyện “người con nuôi hiếu thảo nha”

**Giúp mình viết ý nghĩa câu chuyện và liên hệ thực tế đến bản thân, lớp và trường được ko các bạn ?

Giúp mình nha!!! Nhưng mà các bạn đừng viết dài quá. Mình sẽ tick cho các bạn !!!

1
9 tháng 1 2020

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nổi bật hơn cả là những tác phẩm truyện dân gian. Bởi lẽ, mỗi tích truyện xa xưa luôn hàm ẩn những bài học về lòng hiếu thảo, đức hi sinh, sự vị tha, độ lượng, cách đối nhân xử thế sâu sắc đến ngày nay vẫn còn ý nghĩa.

Chuyện kể theo tích người xưa về tấm lòng hiếu thuận của con đối với cha mẹ. Cho dù là con nuôi nhưng vợ chồng anh nông dân vẫn đối đãi rất tốt với cha mẹ và sau nay cả gia đình được hưởng phúc.

SỰ TÍCH CAY TRE TRĂM ĐỐT “Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho vợ chồng ông phủ hộ. Hai vợ chồng phú hộ hứa: “Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho”. Anh Khoai tin vào lời hứa của 2 vợ chồng phú hộ, ra sức làm việc chăm chỉ, không ngại khó nhọc, vất vả. Thời gian 3 năm trôi qua, anh đã giúp cho hai vợ chồng phú hộ có mọi thứ của cải trên...
Đọc tiếp

SỰ TÍCH CAY TRE TRĂM ĐỐT
“Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh tên là Khoai đi cày thuê cho
vợ chồng ông phủ hộ. Hai vợ chồng phú hộ hứa: “Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm
nữa ta sẽ gả con gái ta cho”. Anh Khoai tin vào lời hứa của 2 vợ chồng phú hộ, ra sức
làm việc chăm chỉ, không ngại khó nhọc, vất vả.
Thời gian 3 năm trôi qua, anh đã giúp cho hai vợ chồng phú hộ có mọi thứ của cải
trên đời. Đến lúc phải thực hiện lời hứa thì ông bèn trở mặt, không giữu lời hứa. Ông
đưa ra một điều kiện là anh Khoai phải tìm được một cây tre có đủ trăm đốt tre, để làm
nhà cưới vợ thì ông mới đồng ý gả con gái cho. Anh Khoai đồng ý lên rừng và quyết tâm
tìm được một cây tre đủ trăm đốt. Nhưng tìm mãi, tìm mãi vẫn không thấy, anh bèn thất
vọng ngồi sụp xuống khóc. Bỗng nhiên, một Ông Bụt hiện lên và bảo anh cứ đi tìm và
chặt đủ 100 đốt tre lại đây, rồi đọc hai câu thần chủ: “khắc nhập, khắc nhập!” lập tức
100 đốt tre nhập lại thành một cây tre trăm đốt và khi đọc “khắc xuất, khắc xuất” thì lập
tức cây tre trăm đốt tách rời ra thành từng đốt như cũ. Anh Khoai mừng rỡ cảm ơn Ông
Bụt và gánh 100 đốt tre về làng ra mắt ông phủ hộ. Ông phú hộ nhìn thấy liền cười và
bảo “ ta nói cây tre trăm đốt, không phải trăm đốt tre”. Anh Khoai liền đọc câu thần chú
“khắc nhập” “khắc nhập” như lời Bụt đã dạy. Ông phủ hộ không tin vào những gì mình
nhìn thấy, ông sờ tay vào cây tre và phép màu của Bụt đã hút ông dinh luôn vào cây tre.
Khi ông đồng ý giữ lời hứa, anh Khoai mới đọc “khắc xuất” “ khắc xuất” để giải thoát
cho cha vợ của mình. Sau khi được anh Khoai cứu giúp, ông phủ hộ đồng ý giữ lời hứa,
gả con gái cho anh.
Từ đấy, anh và con gái ông phủ hộ sống hạnh phúc bên nhau mãi mãi”.

- Nêu thể loại, phương thức biểu đạt?
- Xác định ngôi kể?
- Xác định nội dung, ý nghĩa câu truyện? bài học(nếu có) từ câu truyện
- Tìm trạng ngữ và ý nghĩa trạng ngữ có trong câu truyện?
- Tìm một số từ ghép, từ láy trong câu truyện?

0
28 tháng 5 2015

Đáp án : ông ấy thọ 84 tuổi, nhưng bạn nào trình bày đúng thì mình sẽ chọn đúng !

28 tháng 5 2015

Mình củng không biết trình bày làm sao,mình chỉ biết chính xác là 84 tuổi thôi.Mong bạn nào biết thì giúp .

26 tháng 12 2022

Sinh con gái hay con trai là do Ông An quyết định vì muốn xác định giới tính của em bé phải tùy thuộc tinh trùng của Ông An mang nhiễm sắc thể X hay Y.Một nhiễm sắc thể X kết hợp với nhiễm sắc thể mẹ X để tạo ra một bé gái và nhiễm sắc thể Y sẽ kết hợp với nhiễm sắc thể mẹ để tạo ra một bé trai 

@Bear

 

Đề bài: Hãy tóm tắt biến động gia đình của Trần Hưng Đạo (tui đã tìm cái này trên gg bạn nào tóm tắt giúp tui với) Năm 1237, gia đình ông đã xảy ra biến động. Do chú ông là Trần Thái Tông lên ngôi và kết hôn đã lâu nhưng chưa có con nối dõi, thái sư Trần Thủ Độ đang nắm thực quyền phụ chính ép cha ông là Trần Liễu phải nhường vợ là Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng)...
Đọc tiếp

Đề bài: Hãy tóm tắt biến động gia đình của Trần Hưng Đạo (tui đã tìm cái này trên gg bạn nào tóm tắt giúp tui với) Năm 1237, gia đình ông đã xảy ra biến động. Do chú ông là Trần Thái Tông lên ngôi và kết hôn đã lâu nhưng chưa có con nối dõi, thái sư Trần Thủ Độ đang nắm thực quyền phụ chính ép cha ông là Trần Liễu phải nhường vợ là Thuận Thiên công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) cho Trần Thái Tông dù bà đang mang thai với Trần Liễu được ba tháng, đồng thời giáng Lý hoàng hậu xuống làm công chúa. Phẫn uất, Trần Liễu họp quân chống lại nhưng thế cô không làm gì được, phải xin đầu hàng. Vua Thái Tông vì thương anh nên xin với Trần Thủ Độ tha tội cho Trần Liễu, nhưng quân lính đều bị giết.[8] Mang lòng hậm hực, Trần Liễu tìm người tài nghệ để dạy văn, võ cho Trần Quốc Tuấn. Khi 19 tuổi, Trần Quốc Tuấn đem lòng yêu công chúa Thiên Thành (không biết rõ gốc tích của bà, nhưng các nhà nghiên cứu phần lớn đều đồng tình với quan điểm bà là con gái trưởng của Trần Thái Tông tức là em họ của ông). Đầu năm 1251, Trần Thái Tông muốn gả công chúa cho Trung Thành vương (khuyết danh), nên đã cho công chúa đến ở trong dinh Nhân Đạo vương (cha của Trung Thành vương, cũng không rõ tên). Ngày rằm tháng giêng, Trần Thái Tông mở hội lớn, ý muốn cho công chúa làm lễ kết tóc với Trung Thành vương. Bản thân Trần Quốc Tuấn muốn lấy công chúa, nhưng không làm thế nào được, mới nhân ban đêm lẻn vào khuê phòng của công chúa rồi thông dâm với nàng.[9] Mẹ nuôi Trần Quốc Tuấn là Thụy Bà công chúa biết chuyện, sợ ông bị hại trong phủ, liền chạy đến cung điện cáo cấp, xin Trần Thái Tông cứu Quốc Tuấn. Vua hỏi việc gì, Thụy Bà trả lời: "Quốc Tuấn ngông cuồng, đêm lẻn vào chỗ Thiên Thành, Nhân Đạo bắt giữ rồi, e sẽ bị hại, xin bệ hạ rủ lòng thương, sai người đến cứu". Trần Thái Tông vội sai người đến dinh Nhân Đạo vương, vào chỗ Thiên Thành, thì thấy Trần Quốc Tuấn đã ở đấy. Hôm sau, Thụy Bà công chúa dâng 10 mâm vàng đến chỗ Trần Thái Tông xin lễ cưới Thiên Thành công chúa cho Trần Quốc Tuấn. Thái Tông bất đắc dĩ phải gả công chúa cho ông và lấy 2000 khoảnh ruộng ở phủ Ứng Thiên để bồi hoàn sính vật cho Trung Thành vương.[9] Tháng 4 năm đó, Trần Liễu ốm nặng. Lúc sắp mất, Trần Liễu cầm tay Trần Quốc Tuấn, trăng trối: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được".[10] Trần Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải.

0