các bạn ơi, các bạn giúp mình tả về mẹ hay bố khi còn trẻ được không
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
hồi đó mình có trên đời đâu mà biết mà có cũng sao mà nhớ :)
Khổ thân bạn ,bạn hãy học thật giỏi để ko phụ lòng mẹ nhé
Thuyết minh về nét văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh mẫu 1
Văn hoá văn nghệ dân gian Hà Tĩnh trong vùng văn hoá văn nghệ dân gian xứ Nghệ hay Nghệ Tĩnh, nói cách khác là giữa 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, chỉ cách nhau có con sông Lam và mới tách tỉnh 180 năm nay; vậy, có gì đồng nhất và có gì khác biệt.
Được vinh dự mời viết bài tham dự hội thảo khoa học với đề tài nói trên trong dịp kỉ niệm 180 năm (1831-2011) tỉnh Hà Tĩnh ra đời, tôi thấy khó viết quá. Bởi tôi đã khẳng định rằng: Trong cả một quá trình lịch sử, Nghệ An và Hà Tĩnh đã bao đời đổi thay, khi là một huyện, một quận, một châu, một trại, một thừa tuyên, một xứ, một trấn, một tỉnh… khi là hai lộ, hai trại, hai phủ, hai châu, hai tỉnh,… địa vực có khi rộng khi hẹp, khi tên này khi tên khác nhưng nó vẫn là một dải đất trải dài từ khe Nước Lạnh cho đến đèo Ngang với hơn 200 km bờ biển, với vùng đồng trung du rộng lớn, với miền núi mênh mông, giàu sản vật, chiếm hơn 2/3 toàn bộ diện tích… gắn bó với nhau về tất cả các mặt: địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hoá, phong tục tập quán, ngôn ngữ,… mà sông Lam núi Hồng là tượng trưng cho tinh thần gan góc hiên ngang, cho tinh thần hiếu học, trọng đạo lý làm người của những con người yêu nước, yêu quê hương đã bao đời khai khẩn, sinh sống, chiến đấu dũng cảm, lao động cần cù, luôn có sức sáng tạo mãnh liệt về mặt văn hoá, văn nghệ để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước, muốn làm cho quê hương xứ sở rạng rỡ về mặt tài hoa, mặt học vấn.
Nằm chung trong khối thống nhất của đất nước Việt Nam từ Nam chí Bắc, vùng Nghệ Tĩnh cũng như một số vùng khác trong cả nước, có một số nét đặc thù. Những nét đặc thù này không đè lên, không làm mờ đi những đặc điểm chung của cả nước mà chỉ làm phong phú thêm, đa dạng thêm, tô đậm thêm những đặc điểm, những nét thuộc về bản sắc của văn hoá dân tộc Việt Nam.
Xứ Nghệ không được tạo vật cưu đương, đồng bằng cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, đã từng là biên trấn, trấn địa, đất căn cứ, đất lập nước của nhiều đời,.. song về mặt văn hoá, văn nghệ dân gian lại rất phong phú, phong phú vào bậc nhất, so với tất cả các địa phương khác trên toàn quốc. Đã bao đời rồi, cái gia tài vô giá ấy là ngọn nguồn nuôi dưỡng tinh thần, là cơ sở văn hoá, là trí tuệ và tài năng, là sức mạnh vật chất, là động lực phát triển của bà con xứ Nghệ.
Với văn nghệ dân gian, ở cái đất Hoan Diễn này có tất cả các loại hình từ ca dao, dân ca, câu đối, tục ngữ, thành ngữ, vè, truyện kể,… như văn nghệ dân gian toàn quốc. Có thể nói đó là một gia tài văn nghệ dân gian hoàn chỉnh.
Hoàn chỉnh không phải về thể loại, mà còn hoàn chỉnh về nội dung, về mức độ phản ánh các sinh hoạt xã hội, về đấu tranh chống ngoại xâm và các lực lượng hắc ám; về thể hiện nội tâm, tình cảm; về đạo lý và các mối quan hệ trong cuộc sống,… đó là nét chung nhất.
Nhưng giữa 2 tỉnh, Hà Tĩnh có những nét gì khác?
Thứ nhất là về mặt ngôn ngữ, trong hai tỉnh không phát âm sáu thanh như ngôn ngữ phổ thông mà thương chỉ có 5 thanh, thậm chí chỉ 4 thanh, 3 thanh. Song ở Hà Tĩnh, bức tranh thổ ngữ khá đa dạng. Tiếng nói của người Nghi Xuân tựa như tiếng người Nghi Lộc ở Nghệ An. Tiếng nói của người Can Lộc, Thanh Hà,… còn mang khá nhiều từ cổ, có người cho đó là ngôn ngữ Việt - Mường như Kẻ Trù, Chợ Lù (ở xã Phù Lưu cũ). Tiếng nói của người Đức Thọ thường có âm đôi như ôông/ông, sôống/sống,… và các từ khác như eng/anh; bọ/bố,.. vấn đề này đã được nhiều người đề cấp.
Thứ hai, trên địa bàn Hà Tĩnh không có hoặc có ít các dân tộc thiểu số, chỉ người Chứt ở Hương Khê, mà người Chứt cũng nằm trong ngữ hệ Việt - Mường, còn trên địa bàn Nghệ An có 5 dân tộc thiểu số chung sống. Đó là các dân tộc: Thái, Thổ, Khơ Mú, Ơ Đu, H’mông. Đông nhất là người Thái, Hà Tĩnh cũng có người Thái cư trú nhưng chỉ có 2 bản ở Sơn Lâm và Sơn Kim thuộc huyện Hương Sơn. Các dân tộc thiểu số nói trên, dù dân số ít nhiều, đều có một gia tài văn hoá, văn nghệ dân gian nhất định. Gia tài văn hoá văn nghệ dân gian của các dân tộc thiểu số ấy đã cùng với gia tài văn hoá văn nghệ dân gian của người Việt làm cho gia tài văn hoá văn nghệ dân gian Nghệ An phong phú hơn, nhiều sắc thái văn hoá hơn.
Thứ ba, hai thổ sản đặc biệt của xứ Nghệ là hát ví và hát giặm. Hát ví phổ biến ở cả Hà Tĩnh và Nghệ An, song đậm đà nhất là ở Nam Đàn và thượng Can Lộc, Hát giặm, nhất là hát giặm trai gái phần lớn thường chỉ lưu hành ở các huyện Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.
Nhưng trước hết, hát giặm là gì? Có người cho rằng giặm là giẫm chân và hát giặm là lối hát có đánh nhịp bằng chân. Lại có người cho rằng, tiếng giặm xuất phát từ tính phân đoạn trong một bài hát giặm. Còn có người cho rằng, giặm là giắm vào, điền vào như Giắm lúa. Ý kiến này căn cứ vào những câu lãy trong một bài hát giặm.
Cố giáo sư Nguyễn Đổng Chi cho rằng hát giặm có hai làn điệu là hát nói và hát ngâm, chủ yếu là hát nói. Hát nói của hát giặm tạo cho người nghe một cẩm giác đều đều, chắc gọn, nặng nề. Phương ngữ xứ Nghệ có câu:
Dại nhất là thổi tù và,
Thứ nhì hát giặm, thứ ba thả diều.
Mặc dù có vần, có âm, có điệu. Nó phản ánh một loại dân ca ở trình độ còn thô sơ. Cách hát của giặm thường có ngâm mà không rung nghe đều đều mà mặt mũi không được tròn trĩnh xinh tươi cho lắm nên phương ngữ xứ Nghệ còn có câu: hát giặm đồng đôi, mạt to như cái nồi, còn ngồi hát giặm”, nghe nhiều thường nhàm chán. Giáo sư cho rằng: “Hát giặm phản ánh một thứ lao động nào đó tương đối mệt nhọc, đều đều như đi đường, giã gạo, leo núi,v.v… hoặc phải chăng nó ảnh hưởng của một công cuộc sinh hoạt hãy còn thô sơ, đơn điệu ở chỗ núi rừng”. Đúng là như vậy nhất là câu láy. Câu láy không phải là giắm vào như giắm lúa, hay điền vào như điền vài đoạn nan trong cái rổ bị rách. Theo chúng tôi, câu láy là tiếng vang lại (é cho) của tiếng nói nơi núi rừng. Khi chúng ta đi vào nơi núi rừng có nhiều vách đá thẳng tắp cheo leo; nói to một câu chúng ta thường nghe vọng lại tiếng nói của chính mình. Câu láy lại của câu cuối một đoạn hay một khúc của bài giặm có thể là tiếng vọng đó. Vùng phía nam Hà Tĩnh xưa kia núi rừng nhiều, mà hát giặm thường lưu hành mấy huyện phía Hà Tĩnh, như đã nói trên, cho nên có thể nói Hà Tĩnh là quê hương, là nơi xuất phát ban đầu của hát giặm. Tóm lại với địa hình của mình, Hà Tĩnh đã cung cấp cho gia tài dân ca xứ Nghệ, dân ca toàn quốc một loại hình hát giặm độc đáo mà sức sống của nó tồn tại mãi đến hôm nay.
Thứ tư, Hà Tĩnh có nhiều nhà thơ nhà văn làm sáng rực lâu dài văn học dân tộc như đại thi hào Nguyễn Du và truyện Kiều, Nguyễn Huy Tự với Hoa tiên truyện, Nguyễn Công Trứ tài hoa với những bài ca trù,… và bao danh sĩ khác nữa. Họ đều đi chơi hát ví nhất là hát ví phường vải. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn gọi họ là “Văn phái Hồng Sơn”. Giáo sư cho rằng: “Hát ví nói chung, hát phường vải nói riêng bằng văn lục bát không những có ảnh hưởng đến văn phái Hồng Sơn mà còn cho ta thấy sự phôi thai của áng văn kiệt tác là văn Kiều”. Ông Nguyễn Tất Thứ trên “Tiểu thuyết thứ bảy” số tháng 6 năm 1944, cũng đánh một tiếng chuông thứ hai để hoạ lại cái chính kiến của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn. Ông nói: “Theo tôi thì từ Hoa tiên truyện, Mai Đình mộng ký đến Đoạn Trường Tân Thanh, văn phái Hồng Sơn là một con bướm vàng rực rỡ đã được dạo qua làn hương phấn của chùm hoa phong dao”. Hai ông ấy đã nói đúng. Nhân dân với tài năng sáng tạo của mình đã sáng tạo nên ca dao, dân ca, hát ví phường vải về mặt ngôn ngữ đã xây dựng nền nghệ thuật về ngữ ngôn. Nhà văn nhà thơ tiếp thu nó một cách đầy đủ và tiêu hoá nó đến sáng tạo nên những lời ca, câu thơ bất hủ. Có thể nói nhân dân là tác giả ban đầu đã thầm lặng giúp đỡ những nhà thơ như Nguyễn Du về cả hai mặt ngôn ngữ nghệ thuật và cả tư tưởng tình cảm. Đương nhiên chúng ta không phủ nhận tài năng sáng tác của cá nhân nghệ sĩ, nghệ sĩ phải có tài năng sáng tác thật sự, phải có cá tính sáng tạo rõ ràng thì trong sáng tác nghệ thuật của mình mới có tác phẩm lớn được. Trường hợp Nguyễn Du và nhiều nhà văn cổ điển khác trong Văn phái Hồng Sơn đã được sự giúp đỡ thầm lặng và có phần trực tiếp nữa khá nhiều của nhân dân Hà Tĩnh qua hát giặm, hát ví như hát ví phường vải, hát ví phường nón, hát ví phường đan,… Đó là nét gắn bó hữu cơ và khá nổi trội của văn nghệ dân gian Hà Tĩnh với các nhà văn chuyên nghiệp. Ở Nghệ An chưa thấy rõ điều đó.
Thứ năm là thời gian và không gian văn hoá của một cuộc hát ví hay hát giặm cũng như thủ tục một cuộc hát ví, hát giặm ở Hà Tĩnh có vẻ cơ động hơn, linh hoạt hơn. Về thời gian và không gian văn hoá, không nhất thiết phải là ban đêm và trong nhà, trong sân với ngoài ngõ, ngoài đường và đủ ba chặng bảy bước. Cứ xem cuốn Hát giặm Nghệ Tĩnh của giáo sư Nguyễn Đổng Chi thì rõ, trai gái đi củi hay đi làm đồng về, nghỉ đâu đó thì địa điểm nghỉ ngơi ấy cũng là không gian văn hoá của một cuộc hát ví giặm như tại khe Giao, truông Bát,… chẳng hạn.
Tôi có thể giới thiệu vài ba nét dị biệt nữa giữa văn hoá văn nghệ dân gian Hà Tĩnh với văn hóa văn nghệ dân gian Nghệ An. Qua 9 tập trong “Kho tàng vè xứ Nghệ”, 4 tập trong “Kho tàng truyện kể xứ Nghệ”, 2 tập trong “Kho tàng ca dao xứ Nghệ” và một số tập sách khác viết về văn hoá, văn nghệ dân gian xứ Nghệ”, đó đây tôi đã đề cập ít nhiều. Giờ đây tôi không muốn viết lại, xin các bạn lượng thứ.
Thuyết minh về nét văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh mẫu 2Nếu có dịp về với mảnh đất Hà Tĩnh, chắc hẳn ai cũng đã thưởng thức đặc sản truyền thống nơi đây, đó chính là kẹo “Cu Đơ” - loại kẹo mà ai nghe đến cũng phải “ồ” lên vì cái tên lạ và gợi nhiều tò mò này. Khi thưởng thức kẹo Cu Đơ, chắc chắn bạn sẽ được trải nghiệm hương vị độc đáo từ món kẹo giản dị mà vẫn nổi tiếng này. Đó chính là hương vị ngọt ngào từ mật mía, vị bùi bùi của bánh tráng, cộng với cái béo từ lạc và mùi thơm nồng của gừng. Tất cả những nguyên liệu làm nên kẹo Cu Đơ hòa quyện với nhau, tạo nên một hương vị đặc trưng mà chỉ loại kẹo này mới có.
Theo những người dân ở đây thì kẹo Cu Đơ xuất phát từ vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh. Mới đầu, người ta chỉ gọi là kẹo lạc cụ Hai, vì cụ là người đầu tiên làm ra loại kẹo này. Dân gian thường giải thích rằng chính người Pháp đã tạo nên tên gọi kẹo Cu Đơ, vì người Pháp đọc từ “cụ” là “cu”, từ “hai” (số 2) đọc là “đơ” (deux).
Theo nhà thơ, nguyên giảng viên Đại học Tổng hợp Huế Nguyễn Hồng Trân, người ta thường truyền cho nhau câu chuyện rằng từ thời Pháp thuộc, có một vị người Pháp đi qua Hà Tĩnh, những người dân ở đây đã mời ông uống một bát nước chè xanh nóng và ăn một miếng kẹo được bọc trong lá chuối khô. Ông Pháp đó cũng cầm miếng kẹo ăn ngon lành, vừa ăn vừa uống nước chè xanh, rồi thốt lên: “Délicieux” (ngon tuyệt vời). Sau đó ông dò hỏi về loại kẹo ngon kì lạ này, người dân đã chỉ cho ông nhà cụ Hai (làng Thịnh Xá, Hương Sơn) - nơi đã sản xuất ra loại kẹo này. Vị người Pháp tìm về nhà cụ Hai và mua hết thảy số kẹo mà cụ đang có để làm quà cho bạn bè và người thân. Ông ta bỏ vào hộp và đề là Gâteau de Cu DEUX (bánh CU ĐƠ) lên trên mỗi hộp và gửi tặng bạn bè ở Paris. Từ “de” trong tiếng Pháp dưới tên dòng tộc như là biểu hiện dòng dõi quý tộc. Từ đó lan truyền ra cái tên kẹo Cu Đơ ngộ ngộ, vui vui này.
Kẹo Cu Đơ ngon là kẹo mà khi ăn phải hội đủ các vị béo bùi của lạc, ngọt ngào của đường mía, hương vị thơm nồng cay cay của gừng tươi, pha một chút chua nhẹ của chanh cùng với bánh tráng được nướng đúng độ, tạo nên hỗn hợp bánh giòn tan và ngọt bùi.
Để làm ra miếng kẹo Cu Đơ vừa thơm vừa giòn thì không phải ai cũng có thể làm được. Trước tiên phải chọn mật mía nguyên chất, vàng óng. Rồi lạc phải là loại lạc nhỏ hạt, không bị lép hay mốc, không được để trầy hết vỏ lụa ngoài của lạc. Và cuối cùng là bánh tráng - khuôn làm bánh nhỏ hơn kiểu bánh thường, chuyên dành làm kẹo; bánh tráng có các mép quăn đều, lõm giữa, khi nướng không được để nứt, thủng, vỡ và phải chín đều. Tuy nhiên, điều quyết định chiếc kẹo Cu Đơ ngon chính là kỹ thuật nấu. Mật được đun thật sôi, cho một ít gừng thái nhỏ và lạc rang vào rồi khuấy đều để lạc không bị chìm xuống đáy nồi và bị cháy. Cứ khuấy đều tay đến khi nào ngửi thấy mùi thơm, người thợ làm kẹo sẽ dùng đũa lấy một ít mật nhỏ vào nước lạnh, nhìn thấy giọt mật rơi vào nước không bị bẹp và không tan loãng ra là đạt yêu cầu.
Nơi nổi tiếng làm kẹo Cu Đơ là phường Đại Nài, Hà Tĩnh. Phường này nằm ở gần Cầu Phủ nên được gọi là “Cu Đơ Cầu Phủ” và đã tạo thành thương hiệu riêng. Những hộ dân ở đây hầu như nhà nào cũng nấu kẹo nên người ta gọi phường này là “Làng Cu Đơ”.
Bạn Hà Giang quê ở Hà Tĩnh, hiện đang học tập và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, tự hào khi nói về kẹo Cu Đơ quê hương: “Mỗi lần có dịp về quê, bạn bè ở trong ni đều dặn nhất định phải mang kẹo Cu Đơ vào. Cho nên, lần nào về mình cũng mang đi vài túi kẹo để làm quà cho mọi người. Có rất nhiều chỗ bán kẹo Cu Đơ, nhưng đối với mình thì Cu Đơ Thư Viện của Cầu Phủ là ngon nhất, tuy giá có cao hơn những điểm khác, nhưng vẫn rất đông người mua.”
Bạn Thái Văn Chính, sinh viên năm 3, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cũng hào hứng kể: “Mình từ Hà Tĩnh ra Hà Nội học. Ngày đầu nhập học, mình mang theo kẹo Cu Đơ để làm quà quê. Lúc đầu, đám bạn còn ngại không muốn ăn, nhưng khi đã nếm thử thì đều tấm tắc khen ngon. Sau vài lần ăn kẹo Cu Đơ, các bạn mình đâm “nghiện” cái vị ngọt ngọt, bùi bùi lại thơm nữa. Nên khi mình về quê, việc mang Cu Đơ làm quà là điều không thể thiếu”.
Du khách khi đến Hà Tĩnh thường ghé qua các cửa hàng bán kẹo nổi tiếng để thưởng thức kẹo Cu Đơ và mua về làm quà cho người thân, bạn bè. Với những người con quê hương Hà Tĩnh, cứ mỗi lần đi xa lại mang theo vài bịch kẹo Cu Đơ để làm quà cho bạn bè hay để gửi cho những người con nơi xa xứ đang ngóng về quê mẹ. Bởi vì, người Hà Tĩnh xem kẹo Cu Đơ như là linh hồn của quê hương, vừa giản dị, chân phương, lại ngọt ngào tình quê. Nó gợi lại trong tâm hồn những người con xa xứ bao cảm xúc về mảnh đất khô cằn sỏi đá nhưng vô cùng ấm áp và bình dị này.
Thuyết minh về nét văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh mẫu 3“Ôi gió Lào ơi ! Người đừng thổi nữa
Những ruộng đói mùa, những đồng đói cỏ
Những đồi sim không đủ quả nuôi người
Cuộc sống gian lao ít tiếng nói cười
Chỉ tiếng gió mù trời chen tiếng súng"
Đọc những tâm sự của nhà thơ Chế Lan Viên viết về quê mẹ Quảng Trị, lòng tôi cứ thao thức âm thanh khô nóng của tiếng gió Lào trên mảnh đất Hồng Lam – Mảnh đất được ví như bà mẹ nghèo vắt sữa, thao thức nuôi lớn những người con tráng kiệt. Những người con Hà Tĩnh tuy không khéo léo, dịu dàng như người xứ khác nhưng đằng sau cái vẻ chân chất, mộc mạc ấy, là những con người sâu nặng nghĩa tình, không những nặng tình đất nước mà còn nặng tình yêu quê hương. Có thể nói, không ở đâu như ở Việt Nam này, mỗi một địa danh, mỗi một tên làng, tên xóm, mỗi một con đường… sau hàng ngàn năm lịch sử, đặc biệt, trải qua hai cuộc kháng chiến thần thánh chống giặc ngoại xâm trong thế kỷ 20, đều trở thành huyền thoại. Mỗi một gia đình, mỗi một dòng họ, mỗi một cộng đồng người, cho đến cả một dân tộc, trải qua bao thăng trầm của lịch sử… đã hình thành nên truyền thống của riêng mình, có một không hai. Người Hà Tĩnh cũng vậy, dù đi đến đâu cũng được coi là những con người của một vùng đất học, vùng đất của truyền thống học hành và khoa cử, của "vùng quê của mưa chan, nắng cháy nhưng thiên tai càng nghiệt ngã thì con người càng được tôi rèn thêm ý chí, tạo đủ mọi nghề, cần cù chịu khó, sáng tạo vươn lên".
Là một trong những vùng có dân cư sinh sống từ rất sớm trong lịch sử, hiện nay dân số Hà Tĩnh có 1.286.700 người, mật độ dân số 212 người/km2. Trên địa bàn Hà Tĩnh có các dân tộc Kinh, Lào và Chứt cùng sinh sống, nhưng chủ yếu là người Kinh. Trải qua quá trình lịch sử, lao động, sản xuất, học tập và chiến đấu, con người Hà Tĩnh đã hun đúc nên những truyền thống cực kỳ quý báu. Trong đó, có thể nói truyền thống yêu quê hương, đất nước và tinh thần đoàn kết, gắn bó đã làm đẹp thêm truyền thống văn hóa của người Hà Tĩnh.
Trước hết là truyền thống yêu quê hương, đất nước. Người dân Hà Tĩnh vốn có lòng yêu quê hương, yêu nước nồng nàn và ý chí kiên cường bất khuất trong đấu tranh chống ngoại xâm. Trong một thời gian dài của lịch sử, vùng Hà Tĩnh từng được coi là miền đất "phên dậu" của Tổ quốc. Mở đầu là những cuộc đấu tranh hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của nhân dân quận Nhật Nam trong những năm giữa thế kỷ II chống lại ách thống trị của phong kiến phương Bắc. Từ đó, phong trào đấu tranh của nhân dân Hà Tĩnh liên tục diễn ra. Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (quê ở làng Mai Phụ, Thạch Hà - nay là Lộc Hà) nổ ra vào năm 713 chống lại bọn xâm lược nhà Đường. Cuối thế kỷ thứ X, đầu thế kỷ XI, Cao Minh Hựu, một danh tướng quê ở Phi Lộc (Can Lộc ngày nay) đã giúp Lê Hoàn đánh tan quân xâm lược Tống trên sông Hương Đại - Bạch Đằng…
Trong suốt thời kỳ phong kiến độc lập (từ thế kỷ X trở đi), miền đất Nghệ -Tĩnh nói chung và Hà Tĩnh nói riêng từng là trung tâm của nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. Đầu thế kỷ XV, nhân dân Hà Tĩnh đã vùng dậy khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược. Tiêu biểu là tấm gương Đặng Tất (Can Lộc) trong cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi; Đặng Dung (con Đặng Tất) và Nguyễn Biểu (huyện Chi La - Đức Thọ) trong cuộc khởi nghĩa Trần Quý Khoáng…
Từ năm 1425, vùng Đỗ Gia (Hương Sơn) được chọn làm một trong những căn cứ chiến lược quan trọng, là "đất đứng chân" của nghĩa quân Lam Sơn. Vùng Hà Tĩnh đã đóng góp cho nghĩa quân Lam Sơn những danh tướng tiêu biểu như Nguyễn Tuấn Thiện (Đỗ Gia - Hương Sơn), Nguyễn Biên (ở Can Lộc, sau dời vào Cẩm Xuyên), Lê Bôi (Đức Thọ)…
Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Thanh do Quang Trung Nguyễn Huệ lãnh đạo (thế kỷ XVIII) vùng Hà Tĩnh đã góp phần xứng đáng làm nên chiến thắng của đại quân Tây Sơn. Nhiều người con Hà Tĩnh đã trở thành những chiến binh tinh nhuệ, những tướng sĩ đầy thao lược; tiêu biểu như La Sơn Phu tử Nguyễn Thiếp (Đức Thọ), Dương Văn Tào (Cẩm Xuyên), Hồ Phi Chấn (Thạch Hà), Đặng Quốc Đống (Nghi Xuân)…
Trong những năm đầu dưới thời nhà Nguyễn (đầu thế kỷ XIX), nhân dân Hà Tĩnh đã nhiều phen vùng dậy chống lại ách thống trị hà khắc của quan lại cường hào, phong kiến. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hương Sơn do Lê Hữu Tạo lãnh đạo (1818); khởi nghĩa Phan Bô (1833 - 1837) ở Thạch Hà... Phong trào đấu tranh của nhân dân còn tiếp diễn trong suốt nhiều năm của triều Nguyễn.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và phong kiến tay sai, Hà Tĩnh là trung tâm của phong trào Cần Vương, của các phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX; Có thể nói cuộc Khởi nghĩa Hương Khê do các nhà chí sỹ yêu nước của quê hương Hà Tĩnh lãnh đạo là đỉnh cao nhất của phong trào Cần vương cuối thế kỷ 19, kéo dài suốt 10 năm, có quy mô rộng lớn, có tổ chức tương đối chặt chẽ, lập được nhiều chiến công và gây cho quân Pháp tổn thất nặng nề. Cuộc khởi nghĩa đã huy động đến mức cao độ sự ủng hộ và tiềm năng to lớn của nhân dân (người Kinh và người Thượng, của cả đồng bằng và miền núi). Về quân sự, nghĩa quân đã biết sử dụng những phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong quá trình chuẩn bị lực lượng cũng như khi giao chiến với đối phương. Mặc dù thất bại, nhưng cuộc khởi nghĩa đã là minh chứng hùng hồn nhất cho truyền thống yêu nước nồng nàn của con người Hà Tĩnh.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng bộ và nhân dân Hà Tĩnh đã cùng với Đảng bộ và nhân dân Nghệ An làm nên cao trào Xô viết Nghệ - Tĩnh, đỉnh cao của cao trào cách mạng 1930 -1931 do Đảng lãnh đạo. Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hà Tĩnh là một trong 4 tỉnh giành chính quyền về tay nhân dân sớm nhất cả nước. Thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Hà Tĩnh là hậu phương vững chắc, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ chi viện cho tiền tuyến miền Nam, vừa trực tiếp chiến đấu bảo vệ quê hương, cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, thống nhất Tổ quốc. Trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân Hà Tĩnh đã phát huy truyền thống quý báu của cha anh đi trước để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh. Trong lớp lớp những chiến công oanh liệt trong thời chiến cũng như thời bình của quê hương Hà Tĩnh, nổi lên những câu chuyện về những anh hùng, những người con mang cốt cách và tâm hồn Hà Tĩnh. Mỗi câu chuyện về các anh, các chị không chỉ làm rạng rỡ quê hương Hồng Lam, mà còn là tấm gương sáng ngời chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau noi theo. Họ là những thanh niên tuổi đời còn rất trẻ nhưng đã mang trong mình truyền thống yêu nước ngàn đời của dân tộc.
Bên cạnh tình yêu quê hương, đất nước nồng nàn, người Hà Tĩnh còn mang trong mình truyền thống đoàn kết gắn bó, tương thân tương ái, sống có nghĩa tình, thuỷ chung, giản dị và tiết kiệm trong cuộc sống. Đối với những người dân lao động Hà Tĩnh, từ những thói quen, sinh hoạt hàng ngày cũng đều chan chứa yêu thương. Quả cà chua (dân Nghệ còn gọi là quả cà kiu) có gì cao giá lắm đâu, nhưng canh cà chua thì thật nhiều thương nhớ:
Nồi dấm mà nấu cà kiu
Anh ăn mát ruột chín chiều thương em.
Chỉ mấy bát nước chè xanh chiều tối bày trên chiếc chiếu trải giữa đất, hay trên những chiếc chõng tre, để mời bà con chòm xóm quây quần nhấm nháp. Nhưng những đọi nước (bát nước) ấy là cả nghĩa tình:
Chè ngon nước chát xin mời
Nước non, non nước nghĩa người khó quên.
Dường như sinh sống trong vùng có vị trí địa lý đặc biệt, khí hậu khắc nghiệt, người dân Hà Tĩnh thường xuyên phải đối mặt với sự tàn phá nặng nề của thiên tai và giặc ngoại xâm nên sớm hình thành truyền thống đoàn kết, gắn bó, tương thân tương ái, sống có nghĩa tình, thuỷ chung. Mỗi khi Tổ quốc, quê hương bị lâm nguy trước sự xâm lăng của quân thù hay trước sự tàn phá của thiên tai, truyền thống tốt đẹp đó lại được phát huy cao độ. Phải chăng chính sự khắc nghiệt của thiên nhiên đã tạo nên phẩm chất cần cù, chịu thương chịu khó của con người Hà Tĩnh. Nhờ có sự đoàn kết, người dân nơi đây mới chống chọi lại được với thiên tai, địch họa. Để rồi, trong khó khăn gian khổ, con người Hà Tĩnh đã vươn lên tạo dựng cho mình một đời sống văn hóa, tinh thần rất phong phú, đa dạng, giàu bản sắc, tô thêm truyền thống văn hóa Việt Nam ngàn năm văn hiến. Là một vùng quê nằm trên dải đất miền Trung thiên nhiên không mấy ưu đãi, nhưng Hà Tĩnh thường được coi là nơi 'Địa linh nhân kiệt'. Trong khó khăn gian khổ, con người đã vươn lên tạo dựng được một đời sống tinh thần phong phú, để lại cho muôn đời sau những giá trị văn hoá to lớn và tên tuổi của các bậc danh nhân tiêu biểu. Nhiều làng quê ở Hà Tĩnh nổi tiếng văn chương, khoa bảng và cũng rất đổi anh hùng. Tất cả những truyền thống văn hoá đó sẽ mãi là di sản quý báu đang được lưu giữ và phát huy.
Hà Tĩnh có lịch sử khá sớm, những di khảo cổ học cho thấy các quần cư của người Việt cổ đã tồn tại cách đây hàng ngàn năm. Cuộc sống sản xuất, đấu tranh với thiên tai, giặc dã khiến con người nơi đây vừa gan dạ, vừa lạc quan yêu đời, gắn với một nền văn nghệ dân gian dồi dào mà đậm đà chân chất. Từ truyện kể dân gian, truyện cười, những sự tích về núi sông đến các hình thức giao lưu bằng nghệ thuật múa, hát dân ca, kể chuyện ... thật phong tình và mộc mạc. Quanh núi Hồng Lĩnh còn có cả một kho tàng văn hoá tiềm ẩn đang được khơi dậy; truyền thuyết núi Hồng với 99 ngọn đang là nguồn cảm tác của thi ca và đưa ta về câu chuyện có phải đây là quê hương của người Việt cổ?
Núi Hồng Lĩnh với 99 ngọn cùng sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu và sông La, sông Lam là nguồn cảm hứng cho các thế hệ thi nhân, nhạc sĩ và cũng là cái nền làm nên giai điệu dân ca sâu lắng. Núi Hồng Lĩnh là một trong số ít các địa danh được khắc vào Bách khoa thư cửu đỉnh hiện đang đặt tại cố đô Huế. Những tên núi, tên sông Hà Tĩnh không chỉ là cảnh đẹp thiên nhiên kỳ vĩ mà còn là nơi tích tụ nguyên khí, sản sinh ra các bậc hiền tài.
Phía đông Hồng Lĩnh là làng Tiên Điền của đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều. Phía tây nam núi Hồng Lĩnh là làng bát cảnh Trường Lưu của dòng họ Nguyễn Huy nổi tiếng. Hai làng văn hiến ở hai sườn đông và tây núi Hồng Lĩnh ấy đã tạo nên một "Hồng Sơn văn phái" có ảnh hưởng lớn đến văn hoá lịch sử nước ta hồi cuối thế kỷ XVIII.
Hà Tĩnh có nhiều làng nổi tiếng về văn hoá, khoa bảng và làng nghề truyền thống. Các làng Tiên Điền, Uy Viễn, Đông Thái, Yên Hội, Gôi Mỹ, Thần Đầu, Trung Lễ, Bùi Xá... nổi danh về truyền thống học hành, khoa bảng và văn chương. Đây là quê hương của các danh nhân lịch sử, những nhà cách mạng của đất nước như: Sử Hy Nhan, Nguyễn Nghiễm, Phan Huy Ích tinh thông sử học; Nguyễn Thiếp giỏi lý học; Lê Hữu Trác ''Thần y' (gốc Hải Dương);
Bùi Cầm Hổ, Nguyễn Công Trứ có tài kinh bang tế thế; Đặng Dung, Nguyễn Biểu, Phan Đình Phùng với khí tiết xả thân vì dân tộc; Nguyễn Huy Oánh, Bùi Dương Lịch, Phan Nhật Tĩnh những nhà giáo xuất sắc; và Nguyễn Du - thi bá của muôn đời... Thời hiện đại, vùng đất này cũng là nơi sinh trưởng của Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Nguyễn Khắc Viện, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Đổng Chi, Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Đình Tứ và nhiều tên tuổi lớn khác... Đây cũng là quê hương của hai nhà hoạt động cách mạng: Tổng Bí thư Trần Phú và Hà Huy Tập.
Hà Tĩnh còn có nhiều làng văn nghệ nổi tiếng trong vùng như: làng hát ca trù Cổ Đạm, chèo Kiều Xuân Liên, hát ví phường vải Trương Lưu, hò ví dặm Đan Du, Phong Phú... Nhiều làng nề nếp, phong lưu có nhiều lễ hội, hương ước, phong tục như: Kim Chùy, Hội Thống, Đan Trường, Kim Đôi, Phù Lưu Thượng... Các làng truyền thống với những giọng hò nổi tiếng quanh núi Hồng Lĩnh, ven dòng sông La, sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố đã để lại cho vùng quê Hà Tĩnh và đất nước những áng thơ văn bất hủ, những trước tác quý giá và những khí phách kiên trung. Đó là những di sản Văn hoá tiêu biểu bồi đắp cho tâm hồn người Hà Tĩnh qua nhiều thế hệ và mai sau.
Nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh đại thi hào Nguyễn Du, hôm nay hơn 1,3 triệu trái tim người dân núi Hồng, sông La đang nô nức chào đón sự kiện trọng đại này để khắc sâu niềm tự hào về một miền đất giàu truyền thống văn hóa và cách mạng, từ đó để nhân lên niềm tin yêu sâu sắc và sức sống mãnh liệt cùng nhau viết tiếp những trang sử vàng chói lọi cho mảnh đất và con người Hà Tĩnh.
mk cảm ơn bạn nhưng mà hình như có chi đó sai sai đề nói viết về sông la mà bạn thế này mẹ mk đọc sao đuộc mẹ mk càng buồn hơn
có nhe bạn như tả thế này
dáng hình cao ráo ,xinh đẹp ,khuông mặt bầu bĩnh ,làn da như hoa mùa đông, dôi măt to tròn óng ánh ,chiếc mũi nhỏ nhắn xinh xắn ,bên trong miệng là một hàm răng trắng ,mỗi khi mẹ cười đều thấy vui .Trong những vẻ đẹp đó em thích nhất là nụ cười của mẹ ....
rồi chỗ ba chấm bạn tả nụ cười nha
chúc bạn học tốt
Chủ nhật, em cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm trưa cho gia đình. Hôm ấy, mẹ mặc một chiếc tạp dề màu xanh. Mẹ lấy đồ trong tủ lạnh ra rửa rồi gọt cắt nhanh thoăn thoắt. Chỉ một lát củ, quả đã biến thành những hình thù rất đẹp mắt và dễ thương. Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu cho các món ăn, mẹ bắt tay vào nấu nướng. Mẹ bật bếp lên. Đầu tiên là mẹ chiên cá. Cá sôi xèo xèo trên bếp. Với đôi bàn tay nhỏ nhắn, mẹ lật cá qua lại, miếng cá vàng ươm tỏa mùi thơm phức. Tiếp theo là mẹ nấu canh, luộc rau, xào rau. Mẹ làm việc rất tập trung. Khuôn mặt mẹ đỏ hồng, rạng rỡ và tràn ngập niềm vui. Trán lấm tấm mồ hôi, mấy sợi tóc xoà xuống trông mẹ rất xinh. Các món ăn đã được nấu xong, mẹ nhanh nhẹn cho đồ ăn ra đĩa và trang trí thật đẹp mắt. Mùi thơm của các món ăn toả ra thơm phức làm cho cả nhà ai cũng thấy đói bụng. Cả nhà ngồi vào bàn ăn thưởng thức thành quả lao động của mẹ.
Chủ nhật, em cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm trưa cho gia đình. Hôm ấy, mẹ mặc một chiếc tạp dề màu xanh. Mẹ lấy đồ trong tủ lạnh ra rửa rồi gọt cắt nhanh thoăn thoắt. Chỉ một lát củ, quả đã biến thành những hình thù rất đẹp mắt và dễ thương. Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu cho các món ăn, mẹ bắt tay vào nấu nướng. Mẹ bật bếp lên. Đầu tiên là mẹ chiên cá. Cá sôi xèo xèo trên bếp. Với đôi bàn tay nhỏ nhắn, mẹ lật cá qua lại, miếng cá vàng ươm tỏa mùi thơm phức. Tiếp theo là mẹ nấu canh, luộc rau, xào rau. Mẹ làm việc rất tập trung. Khuôn mặt mẹ đỏ hồng, rạng rỡ và tràn ngập niềm vui. Trán lấm tấm mồ hôi, mấy sợi tóc xoà xuống trông mẹ rất xinh. Các món ăn đã được nấu xong, mẹ nhanh nhẹn cho đồ ăn ra đĩa và trang trí thật đẹp mắt. Mùi thơm của các món ăn toả ra thơm phức làm cho cả nhà ai cũng thấy đói bụng. Cả nhà ngồi vào bàn ăn thưởng thức thành quả lao động của mẹ.
vì mẹ có công mang nặng đẻ đau là người yêu thương chúng ta vô bờ bến còn nếu bố đẻ đc và mang nặng đẻ đau thì sẽ có nhiều người tả về bố lắm đấy
Vì lúc còn nhỏ mẹ phải cực khổ chăm mik, còn bố thì đi lm kiếm tiền nên ko chăm mik đc. Mik ở lâu với mẹ hơn nên mik thích tả mẹ hơn.
Chắc zậy mik ko bik trả lời đại nếu đúng thì tk còn ko đúng thì thôi.
hơi bó tay
để mình cho ví dụ nha
đây là ví dụ của tôi nha đừng có chép hết vào