viết một bài văn từ 80 đến 100 tả về Bác Hồ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bài thơ cảnh khuya hay quá. bác tả thiên nhiên chiến cưa việt bắt. bác ơi bác à. thiên nhiên đẹp lắm. bác à bác ơi. thiên nhiên tuyệt vời. cháu yêu việt bắt.
Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ - Bác Hồ kính yêu.
Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đống lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đã góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.
Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hòa quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.
Hình ảnh Bác Hồ được khắc họa rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác - cháu, cha - con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh - Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một
Sợ cháu mình giật thót.
Bác nhón chân nhẹ nhàng...
Việc làm đốt lửa, hành động đi dém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng - đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha - con, tình ông - cháu.
Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ấn tượng:
Anh đội viên mơ màng
Như nằm trong giấc mộng.
Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm Lặng yên bên bếp lửa - vẻ mặt Bác trầm ngâm. Bác vẫn ngồi... Bác vẫn không ngủ, Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ... (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhân ái Hồ Chí Minh:
Bóng Bác cao lồng lộng
Ấm hơn ngọn lửa hồng.
Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vì sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau....
Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân...) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:
Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc.
Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thế hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng ngạc nhiên suy nghĩ:
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? - Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:
Anh nằm lo Bác ốm....
Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:
Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi...
Lần thứ ba thức dậy...
Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:
Mời Bác ngủ Bác ơi!
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!
Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, ... anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác.
Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đối với Hồ Chủ tịch vĩ đại.
Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đức, chan hòa trong một tình yêu lớn: "yêu nước, thương người". Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác
Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc và cách mạng Việt Nam. Người đã lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bác Hồ còn là một danh nhân văn hóa thế giới, một nhà thơ lớn
Tham khảo
Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ" của tác giả Phạm Văn Đồng đã cho người đọc cảm nhận một cách chân thực nhất vẻ đẹp của đức tính giản dị của Bác. Phẩm chất cao quý ấy vẫn được giữ vẹn nguyên qua chặng đường 60 năm hoạt động, một sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch. Giản dị thể hiện trong lối sống qua bữa ăn, nơi ở, việc làm và giản dị trong quan hệ với mọi người. Bác quý trọng hết thảy kết quả sản xuất của con người, quý trọng từ những người phục vụ. Giản dị trong quan hệ với mọi người: việc gì tự làm được thì Bác không cần người giúp, người phục vụ rất ít. Dù bận trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn luôn dành thời gian quan tâm, thăm hỏi chiến sĩ, đồng bào. Và cũng đúng như tác giả nói: ”không có một vị lãnh tụ, một vị tổng thống hay một vị vua hiền nào ngày trước lại sống hết mức giản dị và tiết chế như vậy”. Đây thực sự là phẩm chất cao quý tuyệt đẹp của đời sống thật sự văn minh mà mọi người cần noi theo gương sáng của Bác.
- Những từ trong bài chính tả phải viết hoa đó là :
+ Tên riêng : Bác
+ Những chữ đầu câu thơ : Đêm, Giở, Nhìn, Nhìn, Càng, Ôm.
Trong lần đầu tiên thức giấc tôi lo lắng vì Bác vẫn chưa ngủ. Tôi chăm chú ngắm nhìn và theo dõi những cử chỉ hành động của Bác tôi cảm nhận phải chăng chính tình cảm bao la của Bác đã xua tan đi cái giá lạnh của rừng khuya và sự lo lắng của những người chiến sĩ.Đến lần thứ ba thức dậy tôi vô cùng hốt hoảng, tôi năn nỉ Bác đi ngủ. Đây là tình cảm chân thành của tôi đối với Bác tôi lo cho bác nhưng vẫn chưa hiểu hết tấm lòng của Bác, chỉ nghĩ Bác thức là để đốt lửa, dém chăn cho chúng tôi nhưng thật ra Bác thức là vì lo láng cho bộ đội và dân công phải ngủ trong rừng.Hiểu được tấm lòng của Bác tôi thức luôn cùng Người. Phải chăng đây chỉ là một đêm trong những vô vàn đêm không ngủ của Người vì phải lo cho việc nước, việc dân.
Anh đội viên thức dậy
thấy pa-lô mất rồi
mà sao Pác vẫn ngồi
anh nghi ngờ Pác lấy
-Pác ơi, Pác có "thấy"
pa-lô của cháu không ???
-Chú làm mất của công
phải trình lên Đảng ủy
nhưng nể tình đồng chí
Tôi bày cho cách này
nội ngay trong đêm nay
....chôm palô thằng khác
Anh đội viên thức dậy
Thấy quần Jean mất rồi
Mà sao bác vẫn ngồi
Chòm râu im phăng phắc
Bác ngồi không lúc lắc
Dưới đít có vật gì
Độn lên đến mấy li
Phủ bởi cái áo khoác.
Anh đội viên nhìn bác
Càng nhìn lại càng nghi
Bỗng bác cười khì khì
- Làm gì mà nhìn bác ?
Anh liếc mắt nơi khác
Nhưng nghe mát dưới mông
Và tê tái trong lòng
Bèn quay lại nhìn bác.
Anh vội vàng nằng nặc
- Cháu nghèo lắm bác ơi !
Quần của cháu mất rồi
Bác ơi thương lấy cháu !
Cái quần, tiền xương máu
Cháu dành dụm cả năm
Tiền Mỹ, gần một trăm
Mất quần … như mất máu !
Bác Hồ liền nổ cáu :
- Quần mày mất thì thôi,
Việc của tau, tau ngồi
Quần mày ? Tau đâu biết !
Mầy là thằng chết tiệt
Chỉ có mỗi cái quần
Mà giữ cũng chẳng xong
Thiệt đúng … đồ gà chết !
Anh đội viên điên tiết
Đá một cú song phi
Bác phẩy tay cười khì :
- Thằng ni cao thủ thật.
Bác bèn đưa tay phất
Một cục gì bay ra
Có mùi thúi thấy bà
Như mùi thây ma chết !
Anh đội viên cười ngất :
- Khen cháu, khen cả ngày …
Bác vội vàng ra tay
Một đòn lưu vân cước.
Đòn bác ra thật mướt
Từ những ngón chân chai
Kình lực tỏa hơi khai
Nín hơi … mới sống được !
Anh đội viên trợn ngược
Lăn ra đất mấy vòng
Bác bảo : - Thế là xong !
Quần mày, tau đem bán.
Để có tiền ăn sáng
Cho bọn Duẫn, Chinh, Đồng
Ăn rồi đi long nhong
Thăm các em trong láng.
Anh đội viên hết choáng
Chụp cổ bác la làng :
- Tôi bắt được quả tang
Cái thằng ăn cắp vặt !
- Ăn cắp cái con c .. !
- Tau cướp có lai-xần
- Tau giết người triệu lần …
Bác lỡ lời … nín bặt.
Bác hố … liền đỏ mặt :
- Tại mày … quá ngây thơ
Hồi xưa … đến bây giờ
Có ai mà không biết !!!
Tau chuyên nghề chọc tiết
Bọn ác bá cường hào
Vợ chúng thì tau xào
Xào xong thì tau giết !
Anh đội viên điên tiết
Dở hết ngón gia truyền
Tung ra mấy chưởng liền
Bác liền văng khỏi ghế.
Nghề bác cũng đáng nể
Chỉ lăn có mấy vòng
Trầy sơ sài cái mông
Chim bầm, không đáng kể.
- Ah … Thằng này giỏi thế !
Dám đá trúng chim ông
Bác gọi Duẫn, Chinh, Đồng
Hãy mau mau cứu bác.
Duẫn, Chinh, Đồng hốt hoảng
Tay bụm dái chạy vô
Mặt tái như gà cồ
Đá thua vì chết nhát.
Anh đội viên liền quát :
- Thằng nào ngon vô đây !
Cho chúng mày biết tay
Đồ cái bọn ngu dốt !
Anh đội viên quơ, chộp
Duẫn, Chinh, Đồng quăng ra
Chúng vừa chạy, vừa la
Như khỉ già bị đốt.
Thấy vậy bác hoảng hốt
Chạy thẳng vô Ba Đình
Mang theo cái quần gin :
- Chuyến này tau không trả !
Anh đội viên giận quá
Tung theo một trái na
Thân xác bác ra ma
Ba Đình thành gạch vụn !
Em viết theo các ý chị gợi ý nhé:
Giới thiệu về Bác (Tên, quê quán...)?
Khái quát về tiểu sử?
Nêu lên hành trình lúc sinh thời của Người? (Ra đi tìm đường cứu nước, trực tiếp lãnh đạo cách mạng...)
Cảm nghĩ của em về Bác?
Nêu lên những điều đáng học tập từ Người? (Đức tính giản dị, Lòng yêu nước...)
Còn những điều em cần làm để trở thành cháu ngoan Bác Hồ chị nghĩ em nên tự viết thì sẽ hay và chân thật hơn em ạ!
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cuộc đời trong sáng cao đẹp của một người cộng sản vĩ đại, một anh hùng dân tộc kiệt xuất, một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, đã đấu tranh không mệt mỏi và hiến dâng cả đời mình vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, vì độc lập, tự do của các dân tộc, vì hòa bình và công lý trên thế giới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác) sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890 ở Kim Liên huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, mất ngày 2 tháng 9 năm 1969 tại Hà Nội. Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước lớn lên ở một địa phương có truyền thống yêu nước anh dũng chống giặc ngoại xâm. Sống trong hoàn cảnh đất nước chìm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, thời niên thiếu và thanh niên của Người đã chứng kiến nỗi khổ cực của đồng bào và những phong trào đấu tranh chống thực dân nên sớm có lòng yêu nước, nhiệt huyết cách mạng.
Năm 1911 Người đã rời Tổ quốc đi sang phương Tây để tìm con đường giải phóng dân tộc. Từ năm 1912 đến năm l917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, châu Phi - sống cùng với nhân dân lao động khắp nơi trên thế giới. Bác thông cảm sâu sắc cuộc sống khổ cực của nhân dân lao động và các dân tộc thuộc địa cũng như nguyện vọng thiêng liêng của họ. Người sớm nhận thức được cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là một bộ phận trong cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới. Người đã hoạt động tích cực nhằm đoàn kết nhân dân các dân tộc giành tự do, độc lập.
Cuối năm 1917, Người từ Anh trở lại Pháp tiếp tục hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp. Năm 1919, lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Versailles bản yêu sách đòi quyền tự do cho nhân dân Việt Nam và cũng là quyền tự do cho nhân dân các nước thuộc địa. Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp và Người bỏ phiếu tán thành Đảng gia nhập Quốc tế III, Quốc tế Cộng sản và trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Từ một người yêu nước trở thành người cộng sản, Người khẳng định con đường cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới là con đường của chủ nghĩa Mác – Lênin và Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại.
Năm 1921, cùng với một số người yêu nước của các thuộc địa Pháp, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa. Tháng 4 năm 1922, Hội ra báo “Người cùng khổ” (Le Paria) nhằm đoàn kết, tổ chức và hướng dẫn phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các thuộc địa. Nhiều bài báo đã được đưa vào tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, xuất bản năm 1925. Đây là một công trình nghiên cứu về bản chất của chủ nghĩa thực dân, thức tỉnh và cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa đứng lên tự giải phóng. Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc từ Pháp sang Liên Xô, làm việc trong Quốc tế Cộng sản. Tháng 10 năm l923, tại Hội nghị Quốc tế nông dân lần thứ nhất Bác được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân. Người là đại biểu duy nhất của nông dân thuộc địa được cử vào Đoàn Chủ tịch của Hội đồng. Người tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V, Đại hội Quốc tế Cộng sản Thanh niên lần thứ IV, Đại hội Quốc tế Công hội đỏ. Người kiên trì bảo vệ và phát triển sáng tạo tư tưởng của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, hướng sự quan tâm của Quốc tế Cộng sản tới phong trào giải phóng dân tộc. Nguyễn Ái Quốc là Ủy viên thường trực Bộ phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục phương Nam của Quốc tế Cộng sản.
Tháng 11 năm 1924, Bác về Quảng Châu (Trung Quốc) chọn một số thanh niên Việt Nam yêu nước đang sống ở Quảng Châu, trực tiếp mở lớp huấn luyện đào tạo cán bộ Việt Nam, các bài giảng của Người được tập hợp in thành cuốn sách “Đường Kách Mệnh” – một văn kiện lý luận quan trọng đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam. Năm 1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ra báo “Thanh niên”, tờ báo cách mạng đầu tiên của Việt Nam nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về Việt Nam, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tháng 5 năm 1927, Nguyễn Ái Quốc rời Quảng Châu đi Mátxcơva (Liên Xô), sau đó đi Berlin (Đức), đi Brussel (Bỉ) tham dự phiên họp mở rộng của Đại hội đồng Liên đoàn chống chiến tranh đế quốc, sau đó đi Ý và từ đây về Châu Á. Từ tháng 7 năm 1928 đến tháng 11 năm 1929, Người hoạt động trong phong trào vận Đảng Việt kiều yêu nước ở Thái Lan, tiếp tục chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mùa xuân năm 1930, Người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long gần Hương Cảng, thông qua “Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt” của Đảng Cộng sản Việt Nam (Hội nghị của Đảng tháng 10 năm 1930 đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương), đội tiên phong của giai cấp công nhân và toàn thể dân tộc Việt Nam lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc. Ngay sau khi ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo cao trào cách mạng 1930 - 1931, đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh, cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Tháng 6 năm 1931, Nguyễn Ái Quốc bị chính quyền Anh bắt giam tại Hong Kong. Đây là một thời kỳ sóng gió trong cuộc đời hoạt Đảng cách mạng của Nguyễn Ái Quốc. Mùa xuân năm 1933, Người được trả tự do.
Từ năm 1934 đến 1938, Người nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu các vấn đề dân tộc thuộc địa tại Matxcơva. Kiên trì con đường đã xác định cho cách mạng Việt Nam, Người tiếp tục theo dõi chỉ đạo phong trào cách mạng trong nước. Tháng 10 năm 1938, Người rời Liên Xô về Trung Quốc bắt liên lạc với tổ chức Đảng chuẩn bị về nước. Ngày 28 tháng 1 năm 1941, Người về nước sau hơn 30 năm xa Tổ quốc. Bao nhiêu năm thương nhớ đợi chờ khi qua biên giới, Người vô cùng xúc động. Tháng 5 năm 1941, Người triệu tập Hội nghị lần thứ Tám Ban chấp hành Trung ương Đảng. quyết định đường lối cứu nước trong thời kỳ mới, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh). Tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, xây dựng căn cứ địa cách mạng. Tháng 8 năm 1942, lấy tên là Hồ Chí Minh, Người đại diện cho Mặt trận Việt Minh và Phân hội Việt Nam, thuộc Hiệp hội quốc tế chống xâm lược sang Trung Quốc tìm sự liên minh quốc tế, cùng phối hợp hành động chống phát xít trên chiến trường Thái Bình Dương. Người bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giam trong các nhà lao của tỉnh Quảng Tây. Trong thời gian 13 tháng đi tù, Người đã viết tập thơ “Ngục trung nhật ký” (Nhật ký trong tù) với 133 bài thơ chữ Hán. Tháng 9 năm 1943, Người được trả tự do. Tháng 9 năm 1944. Người trở về căn cứ Cao Bằng. Tháng 12 năm 1944, Người chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ II bước vào giai đoạn cuối với những thắng lợi của Liên Xô và các nước đồng minh. Tháng 5 năm 1945, Hồ Chí Minh rời Cao Bằng về Tân Trào (Tuyên Quang). Tại đây theo đề nghị của Người, Hội Nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội Quốc dân Đã họp quyết định tổng khởi nghĩa. Đại hội Quốc dân đã bầu ra Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam (tức Chính phủ lâm thời) do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
Tháng 8 năm 1945, Người lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước Ngày 2 tháng 9 năm 1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Người đọc “Tuyên ngôn độc lập”, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Người trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập.
Ngay sau đó, thực dân Pháp gây chiến tranh, âm mưu xâm chiếm Việt Nam một lần nữa. Trước nạn ngoại xâm Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi cả nước đứng lên bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc với tinh thần: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Người đã khởi xướng phong trào thi đua yêu nước cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, dựa vào sức mình là chính, từng bước giành thắng lợi.
Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Đảng Lao động Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành thắng lợi to lớn, kết thúc vẻ vang bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954), giải phóng hoàn toàn miền Bắc.
Từ năm 1954, Người cùng Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Đại hội Đảng Lao động Việt Nam lần thứ III, họp vào tháng 9 năm 1960, Người khẳng định: “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình, thống nhất nước nhà”. Tại Đại hội, Người được bầu lại làm Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Đảng.
Năm 1964, đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam. Người động viên toàn thể nhân dân Việt Nam vượt qua khó khăn gian khổ, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Người nói: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá. Song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do! Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
Từ năm 1965 đến năm 1969, cùng với Trung ương Đảng, Người tiếp tục lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện sự nghiệp cách mạng trong điều kiện cả nước có chiến tranh, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất đất nước.
Có thể thấy, cả cuộc đời của Hồ Chủ tịch đều dành trọn cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Hồ Chí Minh chính là vị lãnh tụ đáng kính của nhân dân Việt Nam.
????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????/