K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 2 2019

Lời giải:

Cơn mưa kéo đến vào buổi chiều.

28 tháng 8 2017

   Mây đen lũ lượt

   Kéo về chiều nay

   Mặt trời lật đật

   Chui vào trong mây

   Chớp đông chớp tây

   Rồi mưa nặng hạt

   Cây lá xòe tay

   Hứng làn nước mát

   Gió reo gió hát

   Giọng trầm giọng cao

   Chớp dồn tiếng sấm

   Chạy trong mưa rào.

23 tháng 11 2021

Tham khảo!

Các phép so sánh được sử dụng trong bài ca dao: Mây trắng như bông, bông trắng như mây, đội bông như thể đội mây. Mây trắng như bông: Câu mở đầu miêu tả cảnh những đám mây trắng, xốp trôi nhẹ nhàng trên bầu trời. Bông trắng như mây: Cảnh mặt đất: Những “núi” bông nối tiếp nhau như những đám mây bồng bềnh trắng xốp. 2 câu ca dao sử dụng 2 phép so sánh tạo sự đối chiếu từ trên trời xuống mặt đất, từ mặt đất đến bầu trời. Cả không gian rộng lớn tràn ngập 1 màu trắng tinh khiết, tuy nhiên 2 phép so sánh tập trung nhấn mạnh 1 vụ mùa bông bội thu. Trên nền màu trắng của bông và mây, xuất hiện màu đỏ trên sắc má các cô gái, màu đỏ trở nên nổi bật,và tràn đầy sức sống, đó chính là vẻ đẹp của người lao động. Đội bông như đội mây: Hình ảnh con người lao động đang chuyển bông về làng một cách nhanh nhẹn, thanh thoát. Công việc lao động không những không phải là gánh nặng của con người, không đè bẹp con người mà trái lại, như nâng tầm vóc và vẻ đẹp con người, hình ảnh những cô gái đội bông như những nàng tiên nữ xinh đẹp đang bay lượn trong không gian tràn ngập màu trắng đó. Bài ca dao là bài ca về tình yêu thiên nhiên, tình yêu quê hương đất nước và trân trọng đối với người lao động.

23 tháng 11 2021

Có một bài thơ rất mộc mạc, giản dị đã đi vào lòng bao thế hệ học trò và cả những người dân quê chân chất như một bài ca dao. Đó là bài thơ “Mây và Bông” của nhà thơ Ngô Văn Phú.

 

     Mà ca dao thật, ca dao từ giọng điệu, màu sắc, ngôn từ, chất liệu, lối so sánh giản dị, mộc mạc hồn nhiên đến việc ca ngợi vẻ đẹp chân chất của con người lao động với những giá trị lao động sáng tạo.

 

     Không giống như nhiều bài thơ khác của ông, “Mây và Bông” ngay khi vừa ra đời đã trở thành một bài ca dao, khi được làm theo thể lục bát truyền thống. Bài thơ được lưu truyền trong đời sống nhân dân, mà nhiều người không biết đến tác giả:

 

“Trên trời mây trắng như bông

Ở dưới cánh đồng, bông trắng như mây”

 

     Chất liệu tạo nên những câu thơ thật mộc mạc, gần gũi và giản dị, chỉ là thiên nhiên xung quanh mỗi người, những thứ mà ai cũng nhìn thấy hàng ngày. Đó là mây và bông, những thứ không bao giờ thiếu trong những quan sát thường nhật của người nông dân khi mà họ luôn phải “trông trời, trông đất, trông mây” và trông mong cho thành quả lao động của họ là cánh đồng bông được mùa, nhanh chóng thu hoạch để mang lại cho họ một cuộc sống no ấm, bình yên.

 

     Cái làm nên ca dao, làm nên hồn cốt của ca dao cũng thường mộc mạc, dung dị và hết sức đời thường như thế. Đó là những chất liệu dân gian được chưng cất, được ủ men từ trong cuộc sống hăng say lao động, từ trong tình yêu lao động của những người dân quê chân chất một nắng hai sương. Chất liệu ấy đã trở nên trong sáng hơn, lung linh hơn, đằm thắm hơn khi mang những sắc màu tươi mới với sự kết hợp hài hoà của những gam màu cuộc sống nơi thôn dã. Người đọc nó nhiều khi quên vấn đề kỹ thuật, vần điệu đã làm nên một bài lục bát:

 

“Mấy cô má đỏ hây hây

Đội bông như thể đội mây về làng”

 

     Hình ảnh những áng mây trắng xốp như bông, trải rộng dài trên bầu trời đầy nắng và cánh đồng bông trải rộng mênh mông, mang màu trắng tinh khiết của mây trong những ngày thu hoạch được chấm phá bởi những bóng thôn nữ đang độ xuân thì má “hây hây” đỏ, đang đội bông trên đầu vừa chân thật, vừa lãng mạn, vừa lung linh như những thiên thần.

 

     Ngôn ngữ trong “Mây và Bông” vì thế cũng không cầu kỳ, chau chuốt, không ẩn ý cao xa, không bóng bẩy nhiều nghĩa mà khá tuềnh toàng, nôm na, dễ hiểu:

 

 “Mấy cô má đỏ hây hây

Đội bông như thể đội mây về làng”

 

     Đơn giản như một lời kể chuyện thủ thỉ, một lời thông báo về một mùa thu hoạch bông được mùa. Cả một cánh đồng bông phơi một màu trắng mênh mông, ngút ngát tận chân trời chính là thành quả lao động đạt được của người nông dân sau những tháng ngày vất vả. Điều đó làm cho mọi người vui hơn, nên các cô thôn nữ cười tươi hơn, má hây hây đỏ dưới ánh nắng trời nhàn nhạt và phủ trắng những đám mây trắng xốp bồng bềnh. Cách nói thật thà, đơn giản và nôm na như thế là cách nói của ca dao. “Trên trời”, “Ở dưới cánh đồng”, “Mấy cô”, “như thể”, “Mây trắng như bông”, “Bông trắng như mây”,  … là cách nói, cách so sánh theo kiểu ước lệ, hồn nhiên trong ca dao, mang theo những lời nói chân thành, mộc mạc trong ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của người lao động nơi làng quê. Cách nói ví von, so sánh đến thật thà, đến đơn giản, thậm chí còn như luẩn quẩn thì chỉ trong ca dao, trong lời ăn tiếng nói của những người nông dân xưa kia mới có.

 

     Bài thơ đã mượn hình ảnh và lối nói, ngôn ngữ của ca dao để làm phép so sánh giống ca dao khi ca ngợi vẻ đẹp của thành qủa lao động bằng lối so sánh, liên tưởng rất trong sáng. Ca dao luôn là sự ca ngợi sự cần cù lao động, ca ngợi những con người thật thà, chất phác, ca ngợi những thành quả của lao động sáng tạo bằng những hình ảnh đầy ước lệ như thế. Cho nên, bài thơ mang đậm chất ca dao khi nó mang trong mình cả hồn cốt, chất liệu, ngôn ngữ, màu sắc, hình ảnh, sự so sánh, liên tưởng của ca dao.

 

     Hình ảnh mấy cô thôn nữ đội bông về làng thật đẹp và lãng mạn, một vẻ đẹp của sự tin tưởng, của sự thanh tao, lung linh toát lên từ cuộc sống lao động thường ngày. Những cô thôn nữ, người lao động chính trên cánh đồng bông mang cả vẻ xuân thì của mình lẫn vào trong màu trắng bạt ngàn của thiên nhiên là hình ảnh người lao động đang vui vẻ hạnh phúc trong niềm vui được mùa.

 

     Với ca dao, “Mây và Bông” đã hoà vào làm một, còn với “Mây và Bông”, nhà thơ Ngô Văn Phú đã thổi được vào đó cái hồn của ca dao, màu sắc của ca dao, giọng điệu của ca dao nên người đọc đã chấp nhận bài thơ như một bài ca dao thực sự. Càng đọc “Mây và Bông”, càng thấy yêu hơn cái tinh tế, cái hay của ca dao, càng thấy rõ màu sắc ca dao đậm nét trong một bài thơ mộc mạc.

1 tháng 6 2021

Qua đoạn thơ trên, ta thấy được tình yêu mẹ dành cho con cũng như con dành cho mẹ là vô cùng sâu sắc. Mẹ vất vả, tần tảo làm việc, không quản ngại trời mưa gió để nuôi con ăn học. Còn người con với tình yêu thương mẹ và ước mơ ngây ngô muốn hoàn đám mây để che mát cho mát cho mẹ. Em hiểu được nỗi vất vả mà mẹ phải chịu đựng, muốn làm việc gì đấy để đỡ đần công việc cho mẹ, thể hiện được sự hiếu thảo của một người con. Bản thân em sẽ cố gắng học thật tốt, nghe lời người lớn để ba mẹ vui lòng. 

25 tháng 5 2023

ko hay

 

23 tháng 11 2021

Tham Khảo 
        Đoạn thơ miêu tả hình ảnh cánh đồng quê và hoạt động lao động của những cô thôn nữ- một hình ảnh quen thuộc nhưng trở nên độc đáo nhờ việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Thể thơ lục bát rất phù hợp trong việc miêu tả hoặc bày tỏ tình cảm của con người. Ở cặp lục bát thứ nhất " Trên trời" đối với " Ở dưới', " mây" đối với "bông". Cách sử dụng nghệ thuât đối góp phần gợi tả không gian mây trời bát ngát, cánh đồng quê bao la rộng lớn. Đồng thời biện pháp đảo ngữ " mây trắng như bông" ở câu 1 và " bông trắng như mây" ở câu 2 kết hợp biện pháp so sánh làm nổi bật màu sắc chủ đạo của không gian, đó là màu trắng tinh khiết của bông và mây. Đến câu thứ ba, chúng ta bắt gặp hình ảnh các cô thôn nữ, đó là những cô gái trẻ trung, xinh đẹp. Từ láy " hây hây" gợi tả đôi má ửng hồng của các cô gái khi lao động. Mặc dù công việc lao động - đội bông rất nặng nhọc nhưng với việc sử dụng nghệ thuật so sánh ở câu bát " Đội bông như thể đội mây về làng" ( có dị bản viết là: về trời) khiến người đọc có cảm giác công việc lao động đội bông thật nhẹ nhàng. Đồng thời ta còn liên tưởng hình ảnh các cô thiếu nữ như những nàng tiên duyên dáng, xinh đẹp. Sử dụng nghệ thuật so sánh như vậy quả thật tác giả dân gian phải có một trí tưởng tượng phong phú, óc quan sát tinh tế và tình yêu làng quê, yêu lao động.

23 tháng 11 2021

❤ Thanks you bn nha ❤

27 tháng 7 2017

đọc bài thơ trên ta thấy tình cảm của người con đối với mẹ mình thật đẹp đẽ và đáng quý trọng . Tình cảm đó đượcthể hiện qua sự cảm thông với những việc làm vất vả của mẹ như phơi lưng đi cấy dưới cái nóng như nung và sự ước mong được góp phần làm cho mẹ đỡ vất vả trong công .Muốn hóa thành đám mây để che cho mẹ suốt ngày bóng râm ,giúp mẹ làm việc trên đồng mát mẻ ,ko bị nắng nóng . Đó là tình thương vừa sâu sắc ,vừa cụ thể và thiết thực của ngươi con đối với mẹ 

21 tháng 2 2023

hayyeu

Trong đoạn 1,2 của "Mây và sóng", ta thấy được nét hồn nhiền vui tươi của trẻ thơ cùng tình mẫu tử bao la của người mẹ. Lời kể của em bé thật hồn nhiên, ngây thơ làm sao: “Mẹ ơi, trên mây có người gọi con”, “Trong sóng có người gọi con”. Đối với một đứa trẻ, thế giới của người “trên mây” và “trong sóng” kì diệu và khơi gợi trí tò mò của một đứa trẻ. Vậy nên em đã luôn tự hỏi cách thể đến với thế giới ấy: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Đó chính là khao khát rất trẻ thơ được khám phá thế giới bên ngoài. Mặc dù lời mời gọi của người “trên mây” hay “trong sóng” vô cùng hấp dẫn nhưng em không nỡ rời xa mẹ của mình. Qua hai hình ảnh ẩn dụ mây và sóng ta thấy đứa trẻ hồn nhiên nhưng hiểu chuyện biết cách yêu thương người mẹ của mình

6 tháng 10 2017

         Đoạn thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước những vẻ đẹp bình dị trên đất nước Việt Nam thân yêu. Hình ảnh “biển lúa” rộng mênh mông gợi cho ta nièm tự hào về sự giàu đẹp, trù phú của quê hương. Hình ảnh “cánh cò bay lả dập dờn” gợi vẻ nên thơ, xao xuyến mọi tấm lòng. Đất nước còn mang niềm tự hào với vẻ đẹp hùng vĩ của “đỉnh Trường Sơn” cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đoạn thơ đã giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha yêu quý và tự hào về đất nước của tác giả Nguyễn Đình Thi.Đất nước Việt Nam ta hiện ra trong khổ thơ trên của nhà thơ Nguyễn Đình Thi thật giàu đẹp và đáng yêu, thật nên thơ và hùng vĩ. Sự giàu đẹp và đáng yêu đó đựoc thể hiện qua những hình ảnh: Biển kúa mênh mông hứa hẹn một sự no đủ, cánh cò bay lả rập rờn thật thanh bình, giản dị và đáng yêu. Sự hùng vĩ và nên thơ được thể hiện qua hình ảnh đỉnh Trường Sơn cao vời vợi sớm chiều mây phủ. Đất nước Việt Nam ta tươi đẹp biết nhường nào!

5 tháng 10 2017

Bài thơ được viết dưới thể lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, bay bổng nhưng cũng không kém phần sôi nổi, trầm hùng. Câu thơ mở đầu như câu hát ca ngợi da diết:

 
 


Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.

Từ lâu, 4 câu thơ trên đã đi vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam như một niềm tự hào về quê hương. Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh màu sắc hài hòa, tươi đẹp, rất đặc trưng của làng quê Việt. Giữa nền xanh biếc “biển lúa” là hình ảnh đàn cò trắng chao nghiêng rập rờn. Cánh cò ấy không cao vút tầng không mà “bay lả” giữa cánh đồng, dưới những đám mây mờ bị che phủ bởi đỉnh núi, mở ra khung cảnh về một đất nước thanh bình.

Để có được sự thanh bình ấy, dân tộc ta đã phải trải qua bao đau thương, mất mát, chịu bao gông xiềng của phong kiến, đế quốc. Hình ảnh “mảnh áo nâu nhuộm bùn” như minh chứng cho sự gian lao, tảo tần, cho đức hy sinh của những con người thật thà, chất phác. Trước muôn vàn khổ đau, mảnh đất nghèo biến những con người bé nhỏ thành những anh hùng bất khuất, không chịu lùi bước trước bạo tàn mà “chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên”. Trong mọi hoàn cảnh, lòng yêu nước luôn được đặt lên trên hết.

Chiến thắng của nhân dân ta cũng chính ở tinh thần tự cường và ý chí gan dạ ấy. Vần thơ Nguyễn Đình Thi độc đáo ở chỗ, bên cạnh những cụm từ nhanh, mạnh còn là những gam màu nóng của “áo nâu”, “máu lửa”, “đất đen”, thể hiện bản lĩnh kiên định của người dân chân chất yêu chuộng hòa bình. Cao cả hơn là tính nhân văn được tác giả gói gọn trong câu thơ “súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”. Những con người không chỉ anh dũng trong chiến đấu mà còn biết vượt qua mất mát chiến tranh, chịu thương, chịu khó cùng nhau xây dựng đất nước hòa bình, hạnh phúc.

Từ bức tranh làng quê tươi đẹp, thanh bình ở hiện tại, tác giả gợi lại hình ảnh quá khứ hào hùng của dân tộc, để rồi sau đó lại hòa âm điệu nhẹ nhàng, thanh thoát vào nhịp sống mới mẻ. Đó là một Việt Nam chan hòa ánh nắng, nơi “hoa thơm, cỏ ngọt bốn mùa trời xanh”, nơi con người “yêu trọn tấm tình thủy chung”. Đất nước còn mang vẻ hữu tình bởi vô vàn cảnh sắc tươi mới: màu đen đôi mắt trở nên “long lanh” đầy cảm xúc, bàn tay rắn rỏi trong đau thương cũng như có “phép tiên”… Tất cả dệt nên một cuộc sống tinh khôi.

Quê hương không chỉ là nơi ta sinh ra, mà còn là nơi in dấu tuổi thơ, nơi của những “bâng khuâng chuyến đò” mà đêm đêm vọng câu hò Trương Chi. Mảnh đất “chôn rau, cắt rốn” ấy chan chứa bao nghĩa tình, khiến ai đi xa cũng phải nhớ về. Điệp từ “ta đi ta nhớ” càng nhấn mạnh tình yêu son sắt, sự gắn bó bền chặt:

Ta đi ta nhớ núi rừng

Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ

Từ nỗi nhớ nước non đến nỗi nhớ những điều dung dị, mộc mạc:

Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô

Bát cơm rau muống quả cà giòn tan

“Ta” lớn lên nhờ đồng ruộng và khoai ngô, nhờ bữa cơm đạm bạc của rau muống, quả cà dầm tương. Thức quà của làng quê giản dị mà nuôi nấng biết bao thế hệ nên người. Dù mai này cất bước đến đâu, bữa cơm ấy vẫn luôn hiện hữu như sợi dây gắn kết để gợi nhớ quê hương. Yêu đất nước cũng chính là yêu từ bao điều bình dị như thế.

Đất nước ngày một khang trang, đời sống nhân dân cũng đổi thay rõ rệt. Vậy nhưng, hình ảnh hào hùng trong quá khứ và niềm vui của con người những năm đầu hòa bình sẽ mãi trường tồn với thời gian. Để mỗi chúng ta có thể tự hào rằng, Việt Nam đất nước ta ơi/ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn…