Câu 1: Nêu định nghĩa về các biện pháp tu từ, và lấy ví dụ để minh hoạ
So sánh
Nhân hoá
Hoán dụ
Ẩn dụ
Liệt kê
Điệp ngữ
Câu2: Nêu các thành phần chính của câu, và xác định các thành phần chính trong câu sau:
Chiều nay, lớp chúng ta lao động
Câu 3: Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Thời gian chạy qua tóc mẹ
Một màu trắng đến nôn nao
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
Cho con ngày một thêm cao.
(Trích Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)
Chỉ ra 02 từ ghép trong đoạn thơ.
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu thơ Thời gian chạy qua tóc mẹ.
Câu 4: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau:
“Mẹ là biển rộng mênh mông
Dạt dào che chở...con trông con chờ.”
Câu 5: Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:
Cả đời ra bể vào ngòi
Mẹ như cây lá giữa trời gió rung
Cả đời buộc bụng thắt lưng
Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng
Đường đời còn rộng thênh thang
Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời
Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười
Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương
Bát cơm và nắng chan sương
Đói no con mẹ sẻ nhường cho nhau
Mẹ ra bới gió chân cầu
Tìm câu hát đã từ lâu dập vùi…
(Trích Trở về với mẹ ta thôi – Đồng Đức Bốn)
a. Xác định thể thơ của đoan trích ?Dấu hiệu nhận biết thể thơ đó?
b.Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ
“ Cả đời buộc bụng thắt lưng
Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng ”
c. Người con trong đoạn trích bộc lộ tình cảm gì với mẹ của mình?
d. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4-6 dòng) trình bày suy nghĩ của em về đoạn trích trên?
Câu 6: Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu:
Anh em nào phải người xa Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân Yêu nhau như thể tay chân Anh em hòa thuận hai thân vui vầy
(Ca dao)
a. Bài ca dao trên được viết theo thể thơ nào?phương thức biểu đạt.
b. Bài ca dao trên thể hiện tình cảm gì?
c. Câu “Yêu nhau như thể tay chân” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?
d. Em hiểu câu ca dao “ Anh em hòa thuận hai thân vui vầy” như thế nào?
đ. Ý kiến của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người?
Câu 7: Hãy kể lại mộ truyện cổ tích hoặc truyền thuyết bằng lời văn của em?
Câu 8: Lỗi lầm là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống, nhưng sau lỗi lầm ấy ta rút ra được bài học cuộc sống cho bản thân mình. Em hãy viết bài văn kể lại trải nghiệm ấy.
So sánh: So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: Người đẹp như hoa.
Nhân hóa: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, đồ vật, cây cối bằng những từ vốn dùng để gọi hoặc tả con người.
Ví dụ: Chú gà trống nghêu ngao hát.
Điệp ngữ: Điệp ngữ là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê,... để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.
Ví dụ: Có con chuồn ớt lơ ngơ
Bay lên bắt nắng đậu hờ nhành gai
Có cây hồng trĩu cành sai
Trưa yên ả rụng một vài tiếng chim
Ẩn dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác.
Ví dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Hoán dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác.
Ví dụ: Anh ấy là một tay săn bàn có hạng trong đội bóng
-So sánh.là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
-VD.Cô giáo em hiền như cô Tấm
-Nhân hoá.Nhân hóa là biện pháp tu từ gán thuộc tính của con người cho những sự vật không phải là con người nhằm tăng tính hình tượng,tính biểu cảm của sự diễn đạt.
-VD.gậy tre, chông tre, chống lại sắt thép quân thù.
-Hoán dụ.Hoán dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
-VD.“Vì sao trái đất nặng ân tình,
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh''
-Ẩn dụ.là biện pháp tu từ gợi tên sự vật,hiện tượng này bằng tên sự vật,hiện tượng khác có nét tương đồng với nó,nhằm tăng khả năng gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt
-VD.“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
-Liệt kê.Liệt kê là biện pháp tu từ sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
-VD.“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!”
-Điệp ngữ.Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấm mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.
-VD.''Học,học nữa,học mãi''