K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 2 2016

Khi những nụ hoa đào chớm nở và vườn quất nặng trĩu qủa cũng là lúc báo hiệu một mùa xuân tới. Xuân về, trăm hoa khoe sắc, cảnh vật, con người dường như cũng hoà vào sức xuân, tất cả đều bừng lên một sức sống mãnh liệt. Và thời khắc giao thừa – tiễn một năm cũ, đón chào một năm mới bao giờ cũng đem lại cho mỗi người những cảm xúc thật khó tả.Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, dù đi làm ăn xa mấy cũng cố gắng về sum họp với gia đình mấy ngày Tết. Và đêm giao thừa là một trong những giờ phút quan trọng mà mỗi thành viên trong gia đình mong chờ. Cũng chính bởi lý do đó, trước giao thừa, mọi người thường chuẩn bị đón Tết rất kỹ để có được một cái Tết thật vui vẻ và đầm ấm.Khoảng 20 tháng chạp, các gia đình đã đi xem đào, quất, nhà nào cũng rất cẩn thận để chọn cho được một cây đào, một cây quất thật đẹp, có nhiều lộc hay một bình hoa thuỷ tiên mang về nhà chơi mấy ngày Tết. Điều quan trọng nhất đối với mỗi gia đình là phải có một mâm cỗ cúng đêm giao thừa thật đầy đủ để tỏ lòng thành kính với ông bà, tổ tiên. Và bánh chưng là một thứ không thể thiếu trong mâm cỗ cúng.Bởi thế ngay từ 23 tháng Chạp, nhiều nhà đã chuẩn bị mua lá dong, lạt về gói bánh chưng. Và tới khoảng 25, 26 Tết bắt đầu tiến hành gói bánh. Cảm xúc được cùng cả nhà chuẩn bị gói bánh chưng đối với mỗi người cũng thật khác nhau, có người nhớ cảm giác khi còn nhỏ được tự gói riêng cho mình một cái bánh chưng bé, có người lại nhớ cảm giác được cùng cả nhà quây quần bên nồi bánh, chờ tới khi bánh chín, vớt ra, nhìn những chiếc bánh vuông vức với màu xanh mướt của lá thật thú vị …Có nhà ngoài nấu bánh chưng, vẫn quen nếp xưa: mua thịt lợn về gói giò. Và trong mâm cỗ cúng trời đất ngoài gà (nhà ai không cúng gà thì thay bằng chân giò lợn), rượu, bánh chưng, xôi gấc, còn có gạo, muối. Trên bàn thờ tổ tiên thường có mâm ngũ quả. Chiều 30 Tết cả nhà thường quây quần bên nhau ăn bữa cơm tất niên. Đây là một phong tục tốt đẹp từ xưa đến nay của người Việt.Các thành viên trong nhà, dù đi làm xa cũng cố gắng có mặt trong bữa cơm tất niên bởi đây là thời gian mọi thành viên trong gia đình được quây quần bên nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong một năm. Cũng bởi thế mà có người đã từng chia sẻ cảm xúc về bữa cơm tất niên như thế này: “Tết đến, được trở về ngôi nhà thân yêu, cùng ăn bữa cơm chiều 30 với cả nhà, tôi cảm thấy sung sướng vô bờ… sung sướng nào hơn được sống giữa tình thương yêu, đùm bọc của những người mà mình hằng yêu quí”.Quả thực người Việt Nam trọng tình, trọng nghĩa nên khoảnh khắc trước và sau giao thừa đối với mỗi người thật quan trọng và khó quên. Bữa cơm tất niên còn là thời gian tất cả mỗi thành viên trong gia đình ngồi ôn lại những gì đã và chưa làm được trong một năm. Những điều tốt sẽ được tiếp tục phát huy, còn những điều chưa tốt sẽ đựợc khắc phục trong năm tới.Tới khoảng 10 giờ tối, mâm cỗ cúng bắt đầu được sửa soạn để đúng đến thời khắc 12 giờ đêm, thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, một thành viên trong gia đình, thường là đàn ông – người trụ cột của gia đình sẽ thắp hương cúng tổ tiên, trời đất cầu xin ông bà tổ tiên phù hộ cho cả gia đình một năm mới đầy may mắn và hạnh phúc, con cái trong nhà học hành giỏi giang, nghe lời ông bà cha mẹ. Chờ cho tới khi hết hương cũng là lúc những giây phút đầu tiên của năm mới tới, cả nhà cùng nâng chén rượu, dù có ai không uống được rượu nhưng cũng cố gắng nhấp môi để cùng chúc các thành viên trong gia đình một năm mới tràng đầy hạnh phúc và may mắn.Một nét đẹp nữa của người Việt sau thời khắc giao thừa là cả nhà cùng quây quần bên nhau để nghe lời chúc Tết của Chủ tịch nước.Thông thường nhà nào có ba thế hệ cùng chung sống thì con cháu thường chúc ông bà sống lâu trăm tuổi. Ông bà, cha mẹ lì xì cho các con, các cháu, mong các con hay ăn chống lớn và sống có ích cho xã hội. Thời xưa, trẻ con thường được lì xì bằng tiền màu đỏ cho may mắn. Thời nay, người lớn thường để tiền lì xì cho trẻ con vào những phong bao màu đỏ in nhiều hình rất ngộ nghĩnh.Người Việt có thói quen lên chùa xin lộc, cầu may sau những khoảnh khắc đầu tiên của năm mới. Những cành lộc khi đêm về thường được cho vào lọ cắm để trên bàn thờ, mong cho mọi may mắn sẽ tới với gia đình trong một năm. Bên cạnh đó mọi người còn có tục lệ xin chữ của ông đồ về treo trong nhà, thường mọi người thường hay xin chữ: Phúc , Lộc , Thọ… mong cho may mắn sẽ tới với gia đình trong năm mới.Những người hàng xóm thường qua nhà nhau chúc Tết ngay sau giao thừa, mọi người cùng chúc nhau đón một năm mới với tất cả sự may mắn và hạnh phúc. Xưa, khi Tết đến nhà nhà được đốt pháo, giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua tiếng pháo nổ đì đùng, thời nay giây phút giao thừa được mọi người cảm nhận qua những chùm pháo hoa sáng trên bầu trời với đủ màu sắc. Với những người ngoại quốc, được đón Tết ở Việt Nam là cả một niềm hạnh phúc và thú vị, đặc biệt hơn khi họ đón giao thừa, được cảm nhận hương vị ấm cúng của Tết Việt.Bởi không phải ở đâu giây phút chuyển giao giữa năm cũ và năm mới lại được đón nhận trong không khí ấm áp và nồng nhiệt như ở Việt Nam. Có những người ngoại quốc dù chỉ đón giao thừa một lần ở Việt Nam thì cảm xúc đêm giao thừa dường như vẫn còn nguyên vẹn trong họ: đầm ấm và hạnh phúc khó tả.Dù là ai, làm gì, ở đâu, vào khoảnh khắc giao thừa, mọi người cũng mong được có mặt ở nhà để được cùng nâng chén rượu chúc sức khoẻ ông bà, cha mẹ, được nhận từ ông bà cha mẹ tiền lì xì đầu năm cùng lời chúc mừng năm mới – một năm tràng đầy hạnh phúc và gặp nhiều may mắn
 

25 tháng 1 2017

Giao thừa là thời khắc quan trọng đánh dấu sự chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. giữa điều cũ và điều mới. Bởi vậy, mọi người vẫn xem đây là thời khắc đầy ý nghĩa, là thời khắc mà mọi người trong gia đình quây quần bên nhau, kể cho nhau nghe những dự định và ước muốn trong một năm mới. Và giao thừa là điều mà em mong chờ nhất, bởi gia đình em ai cũng vui vẻ và hào hứng.

Khi tiếng chuông đồng hồ điểm báo thời khắc giao thừa, khi tiếng hò hét, reo vui của những gia đình xung quanh vang lên, khi trên bầu trời có những màn bắn pháo hoa lẻ tẻ. Lúc đó em biết thời khắc quan trọng đã đến.

ta-canh-giao-thua-o-gia-dinh-em

Vì nhà em ở một vùng quê nên bắn pháo hoa không quy mô như ở thành phố lớn, chỉ có một ít nhà có pháo hoa để bắn mà thôi. Đất trời lúc đó bỗng nhiên sáng rực lên, cái lạnh căm căm và những hạt mưa xuân lất phất bay khiến cho trái tim của mỗi người cảm thấy nhẹ nhõm và bình yên đến lạ kì.

Gia đình em lại quây quần bên nhau, mẹ dỡ mâm xôi gà cúng tổ tiên xuống và chúng em cùng nhau ăn bữa ăn đầu tiên của ngày mới, năm mới. Mùi xôi nếp thơm lừng, mùi bánh chưng và mùi thịt gà hòa quyện với nhau tạo nên không khí tết đặc biệt. Khoảnh khắc ấy có lẽ là khoảnh khắc mà mọi người cảm thấy ấm áp và yên lành hơn bao giờ hết.

Trên bàn thờ nhà em bày biện biết bao nhiêu thứ, được trang trí rất đẹp mắt để cúng ông bà tổ tiên, hi vọng ông bà tổ tiên sẽ phù hộ cho gia đình em một năm nhiều sức khỏe, niềm vui. Giờ giao thừa đến, ba nhẹ nhàng đốt một cây nhang dài, mùi hương thơm dịu nhẹ xông vào cánh mũi. Em rất thích được hít hà mùi hương ấy, nó như hòa quyện vào đất trời tạo nên mùi hương đặc trưng của ngày tết.

Ngoài trời mưa bay lất phất, những cánh hoa đào ở trong nhà bỗng nhiên bừng sắc xuân, lộng lẫy và kiêu sa. Những ánh đèn điện nhấp nháy đầy đủ các màu sắc tạo nên một khung cảnh đẹp tuyệt vời. Bầu trời dù đang đêm nhưng đều sáng rực lên những màu sáng của màn bắn pháo hoa, hay lòng người đang rạo rực nên thấy bầu trời rực sáng lạ kì như vậy.

Mẹ bảo rằng giao thừa là thời gian mọi người trong gia đình nên ở cạnh nhau, vì đó là thời khắc ý nghĩa, quan trọng. Nó sẽ gắn bó hơn nữa tình cảm của mọi người với nhau thêm mặn nồng hơn.

Ba gọi những đứa con đến bên và lì xì đầu năm, hi vọng các con ai cũng chăm ngoan và học giỏi. Đó là điều mà ba mẹ vẫn mong muốn trong năm mới này.

Những tiếng cười nói, tiếng vỗ tay vang lên cả khu xóm. Đêm giao thừa là đêm mà mọi người không ngủ, thức để tận hưởng không khí của một năm mới, mùa mới đang rạo rực đất trời.

Giao thừa là khoảnh khắc tuyệt vời của gia đình em, vì được quây quần bên nhau, lắng nghe tiếng cười và tiếng nói thân quen của nhau.

12 tháng 5 2018

Ba tôi công tác xa nhà mấy chục cây số, một tuần mới về một lần. Cho nên tối thứ bảy là tối gia đình tôi sum họp đông vui nhất.
Cơm nước xong xuôi, mọi người mới quây quần trong gian phòng khách nhỏ bé và ấm cúng. Ánh đèn nê-ông tỏa ánh sáng xanh dịu. Mấy lẵng hoa bằng nhựa sáng rực lên trông y như hoa thật. Chiếc tủ li bằng gõ cẩm lai được đánh vẹc-ni láng bóng như mặt gương soi,nổi bật những đường vân như những nét hoa văn kì ảo. Phía trên, là chiếc ti vi màu mười chín inh được phủ bằng một tấm lụa xanh rêu. Đồ đạc trong phòng được xếp đặt thật gọn gàng, ngăn nắp.
Ba tôi bồng bé Thảo Ngọc vào lòng âu yếm hôn lên tóc, lên má bé. Ngọc ôm lấy cổ ba nũng nịu: “Ba! Ba có nhớ con không?”. Ba cầm bàn tay nhỏ bé của bé áp lên má mình vuốt vuốt rồi nhỏ nhẹ với bé: “Ba nhớ con nhiều nhất đấy!”. Rồi ba hỏi lại bé: “Thế Ngọc có thương ba không?”. Thảo Ngọc cười nhe hàm răng “trống hàng tiền đạo” trông thật dẽ thương, bàn tay cà cà vào chiếc cằm vừa mới cạo của ba và nói lớn: “Con thương ba nhất nhà này! Thương mẹ nhất nhà này! Và cả chị Hai nữa! Con thương cả nhà như nhau! Bằng thế này này!”. Bé đưa ba ngón tay lên, đưa qua đưa lại như chứng tỏ điều mình nói là đúng, là sự thật. Lúc này, mẹ đang đọc báo, tôi đang chơi đàn. Cả tôi và mẹ đều phải phì cười vì vẻ ngộ nghĩnh, đáng yêu của bé.
Đúng bảy giờ, tôi bật ti vi để xem tiết mục “Ngôi nhà tuổi thơ”. Tối nay có chương trình văn nghệ của các trường mẫu giáo rất hay. Bé Ngọc vừa xem vừa vỗ tay hát theo. Ba khen hát hay, bé cười tít mắt; Càng hát, bé càng rướn giọng to lên, đầu lắc qua lắc lại theo nhịp đàn. Đôi bím tóc thắt nơ hồng ngoe nguẩy như đuôi chú cún con trông thật ngộ, thật dễ thương. Ba hỏi tôi: “Tuần này được mấy điểm mười hả con? Môn nào nhiều điểm mười hơn cả?” Tôi sung sướng khoe: “Hơn tuần trước bốn điểm mười ba ạ! Nhiều nhất là môn Toán, sau đến là môn Tiếng Việt. Riêng môn Mĩ thuật con cố gắng lắm chỉ được điểm tám thôi!”. Ba xoa đầu tôi rồi động viên: “Con đạt được như thế là tốt lắm. Với đà này ba tin cuối năm con sẽ là một học sinh xuất sắc. Gắng lên nữa nghe con! Tuần sau, ba sẽ thưởng cho con cái đồng hồ có nhạc báo thức!” Tôi thầm cám ơn ba rất nhiều. Chính những lòi động viên của ba mỗi tuần đã làm cho tôi thêm ý chí và nghị lực phấn đấu trong học tập. Cứ mỗi lần về thăm nhà, ba thường hướng dẫn thêm cho tôi phương pháp giải các bài toán và cách thức viết những câu văn hay, có hình ảnh.
Mẹ bưng ra một đĩa bánh kẹo, quà của ba mang về hồi chiều. Bé Thảo Ngọc thích quá vỗ tay reo: “A, kẹo ngon quá! Mẹ cho con nhiều nghe mẹ!”. Ba tôi cười tủm tỉm rồi nhắc hai đứa chúng tôi: “An kẹo xong, chị em nhớ đánh răng súc miệng kẻo sâu răng đấy!”. Rồi ba quay sang mẹ hỏi han về tình hình công việc nhà trong tuần qua. Mẹ tôi cười nhìn ba tôi đáp: “Hai đứa nó ngoan cả. Tuần này, cơ quan em hoi nhiều việc nên cũng lu bu nhưng anh cứ yên tâm, đâu rồi vào đấy cả!”. Biết mẹ ở nhà vất vả, vừa phải hoàn thành nhiệm vụ ở cơ quan vừa phải lo việc nhà nên mỗi tuần , được nghỉ hai ngày thứ bảy và chủ nhật, ba tôi thường tranh thủ về sớm để giúp đỡ mẹ. Ba quay sang tôi nói nhỏ: “Con ráng đỡ đần thêm công việc giúp mẹ. Mẹ mà ốm ra thì ba con mình vất vả đấy con ạ! Ba trông cậy vào con gái lớn của ba đấy!”. Tôi chạy đến bên mẹ rồi nói to cho ba tôi cùng nghe: “ Mẹ khỏe lắm. Chẳng có bệnh tật nào làm mẹ ốm phải không mẹ? Nhưng ba phải thường xuyên về thăm nhà đấy. Mẹ có trông ba về không mẹ?” Mẹ tôi cười, mắng yêu tôi: “Mẹ chả trông, chỉ có các con thôi!”
Tối thứ bảy tuần nào cũng thế, gia đình tôi luôn có được những giờ phút sum họp thật vui vẻ và đầm ấm. Hai chị em tôi thật sự hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong vòng tay ấm áp của ba mẹ tôi.

12 tháng 5 2018

Tham khảo nha bạn :

1 Mở bài:

* Giới thiệu chung :

-  Thời gian: Chiều 30 Tết.

-  Không gian: Ngôi nhà của em.

-  Nhân vật: Những người thân trong gia đình.

2. Thân bài:

 Bữa cơm sum hpp :

-  Cách bài trí trong nhà, dưới bếp. (Chú ý các chi tiết, hình ảnh có liên quan đến Tết.)

-  Không khí chuẩn bị ra sao? (Mọi người cùng làm. Người lớn việc lớn, người nhỏ việc nhỏ...)

-  Bàn ăn (hay mâm cơm) có những món gì?

-  Bữa ăn diễn ra đầm ấm, vui vẻ như thế nào?

-  Sau bữa ăn, mọi người làm gì? (Uống nước, chuyện trò tâm sự...)

3. Kết bài:

*  Cảm xúc của em :

-  Cảm động và thích thú.

-  Mong có nhiều dịp được sum họp đầy đủ với người thân.

-  Nhận ra rằng gia đình quả là một tổ ấm không thể thiếu đối với mỗi con người.

16 tháng 2 2021

Đối với tất cả mọi người tết luôn là vui nhất, là thời gian để ta trở về sum vầy và quây quần bên những người thân yêu. Em yêu gia đình của em và yêu quý nhất là bà nội của em. 

Bà của em năm nay đã 70 tuổi, tuy tuổi của bà đã được mừng thọ và vào hội người cao tuổi nhưng nội vẫn chưa muốn vào bởi sức khoẻ của bà vẫn chỉ như ngoài 60. Mái tóc bà tuy đã bạc trắng nhưng vẫn rất bóng mượt chắc khoẻ, khi bà chải tóc chẳng rụng chiếc nào, mái tóc ấy vẫn dày dặn như hồi bà còn trẻ. Đôi mắt và nụ cười của bà là thứ em yêu nhất, nội có đôi mắt rất hiền, đến giờ vẫn sáng rõ tự mình đọc báo, xem điện thoại, xỏ kim đối với nội là chuyện nhỏ. Mỗi khi bà nội cười những nếp nhăn xung quanh miệng và trên đuôi mắt lại nhăn xếp lại rất phúc hậu. Nội em có một mảnh vườn nhỏ trồng rau và hàng ngày nội cặm cụi ngoài đó làm cỏ, bắt sâu, tưới nước, nội làm chẳng biết mệt và luôn coi lao động là niềm vui. 

Em mong sao từng ngày cứ trôi qua bình yên như thế để bà nội của em mãi mãi khoẻ mạnh, vui vẻ và yêu đời như thế, sống hạnh phúc với gia đình của em. 

25 tháng 7 2021

Có 18ll dầu đựng đầy vào 3 can. Hỏi nếu có 24ll dầu thì đựng đầy vào bao nhiêu can như thế?

Bài giải

5 tháng 3 2018

Tham khảo nhé bạn hiền:

https://h.vn/hoi-dap/question/33449.html

Câu hỏi của Lê Minh Nguyệt - Ngữ văn lớp 6 | Học trực tuyến

5 tháng 3 2018

Có lẽ những ngày giáp Tết đối với rất nhiều đứa trẻ xóm chợ là những ngày mà chúng tìm thấy niềm vui và sự thích thú. Nhưng những ngày Tết lại là điều mà chúng mong đợi hơn bao giờ hết. Ngày Tết quê em, ngày Tết ở một khu chợ thực sự ý nghĩa và là điều đáng nhớ để bắt đầu một năm mới.

Mùa xuân đến, Tết đã gõ của mọi nhà, niềm vui nhân đôi, hạnh phúc bội phần. Trẻ con chờ mong ngày Tết còn nhiều hơn là người lớn. Người lớn bảo Tết vui vẻ nhưng có nhiều điều phải lo toan hơn, sắm sửa nhiều thứ hơn và tốn nhiều tiền hơn. Nhưng trẻ con không quan tâm điều đó, vì Tết là dip để chúng em có thêm nhiều quần áo mới, được nhận lì xì, quà bánh ăn không hết và không phải học bài. Có lẽ đó là điều đứa trẻ nào cũng thích thú.

Em không biết ngày Tết ở những nơi khác như thế nào nhưng ngày Tết ở quê em luôn tràn đầy tiếng cười và lời chúc phúc cho nhau một năm mới an lành, phát tài phát lộc.

Trên những con đường nhỏ còn bốc mùi sỏi đá, đám cỏ phủ kín lối đã được thôn xóm cắt tỉa rất sạch sẽ. Vì ở xóm em cứ chiều 30 Tết mọi nhà lại rủ nhau đi quét dọn đường làng ngõ xóm để chuẩn bị đón Tết. Ai cũng háo hức và chăm chỉ, không ai tị nạnh ai, mọi người làm việc hăng say, nhiệt tình. Đám con nít tíu ta tíu tít không ngớ, cứ đòi giành phần ba mẹ để làm, nhưng làm được một lúc là chán, là bỏ đó đi chơi. Những lá cờ Tổ quốc được treo cao trên mái ngói đỏ tươi, bay phấp phới giữa bầu trời tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi.

Có lẽ mùa xuân khiến cho không khí của mọi nhà trở nên ấm áp và an lành. Mặc dù thời tiết vẫn còn lạnh, sương đầu ngày còn lảng bảng bám kím trên cành cây nhưng nụ cười của mọi người luôn ở trên môi.

Ngày Tết, trẻ con háo hức, lựa chọn quần áo đẹp và mới nhất để mặc, để đi chơi, để chúc thọ ông bà. Đứa trẻ nào cũng kiếm cái áo có túi thật to và rộng để đựng bánh kẹo và tiền lì xì. Đó cũng là điều mà em mong đợi trong suốt những ngày Tết.

Bạn tham khảo thêm ở đây nha https://h.vn/hoi-dap/tim-kiem?q=Hãy+tưởng+tượng+và+đóng+vai+nàng+tiên+mùa+xuân+để+kể+kể+lại+sự+xuất+hiện+của+mình+trên+quê+hương+mỗi+dịp+tết+đến+xuân+về

Mỗi dịp Tết đến xuân về, nhà nhà, người người lại háo hức chuẩn bị để đón chào một năm mới sắp đến. Đi chợ Tết cũng là một hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết. So với những phiên chợ thường ngày, chợ Tết dường như đông vui và nhộn nhịp hơn hẳn.

Đã thành thông lệ, năm nào cũng vậy, cứ vào 28 tháng chạp âm lịch là em lại cùng mẹ xách làn đi chợ, mua đồ chuẩn bị cho dịp Tết gần kề. Trên đường, người và xe đi lại như mắc cửi, có lẽ ai cũng đang bận rộn sắm sửa để có một ngày Tết trọn vẹn. Chợ những ngày Tết đông đúc gấp hai lần những ngày bình thường.

Em thích nhất là được theo mẹ đến khu chợ hoa. Ở đây ngập tràn cây cối với đủ những màu sắc rực rỡ khác nhau. Những cây quất tươi tốt sai trĩu quả, tượng trưng cho một năm mới sung túc, đủ đầy. Những bông hoa đào màu hồng nhạt tỏa hương thơm dịu dàng, thoang thoảng, nụ hoa nhỏ nhắn e ấp như màu má người thiếu nữ. Có vài cây mai được chuyển từ miền Nam đến. Sắc hoa vàng rực làm nổi bật cả một góc chợ. Ngoài những loài cây, loài hoa đặc trưng cho ngày Tết, chợ còn bày bán những bông cúc với nhiều màu sắc phong phú, đa dạng, những đóa hồng, đóa ly kiều diễm đang vươn mình đón ánh nắng mai, bông huệ trắng tinh khôi thì dịu dàng ẩn nấp trong một góc. Sau khi chọn xong một cành đào vừa ý để cắm trong phòng khách, em theo mẹ sang khu bán hoa quả. Mẹ đang lựa những loại quả đẹp mắt để bày mâm ngũ quả trong ngày Tết, gồm có một nải chuối xanh, quả chuối cong cong hình lưỡi liềm, một quả dứa tỏa hương thơm lừng, vài trái cau, trứng gà và quất để bày biện xung quanh.

Vậy là những đồ để bày trên bàn thờ tổ tiên đã xong, tiếp theo, hai mẹ con sang khu thực phẩm để mua đồ làm cỗ. Thực phẩm ngày Tết dường như phong phú hơn hẳn. Đầu tiên là đồ để gói bánh trưng. Những cái lá dong cùng lạt được người bán sắp xếp hết sức gọn gàng. Gạo nếp cùng đỗ được mẹ lựa hết sức cẩn thận. Gạo phải trắng ngần còn đỗ thì hạt phải tròn và mẩy. Em vẫn nhớ mẹ bảo mâm cỗ truyền thống của người Việt phải gồm 8 bát và 8 đĩa. Bên cạnh bánh trưng phải còn có thịt gà, nem rán, thịt đông, xôi gấc, rau củ xào, canh nấm mọc và miến... Sang đến khu gia cầm, những chú gà, vịt được nhốt trong lồng kêu lên ầm ĩ mỗi khi có người ghé qua. Con nào con đấy lông mượt và béo múp. Mẹ cũng không quên sắm cho em một bộ quần áo mới. Khu quần áo ngập tràn màu với đầy đủ các chất liệu, kích cỡ khác nhau. Tiếng cười nói, mời chào của người mua, người bán làm huyên náo cả khu chợ. Ai cũng tranh thủ mua đồ thật nhanh để còn về sửa sang lại nhà cửa.

Đi chợ Tết khiến em cảm thấy mùa xuân đang đến rất gần, không khí rộn ràng, náo nức ngập tràn khắp muôn nơi. Không chỉ thế, đi chợ Tết còn là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt từ xưa đến nay.

Mỗi năm Tết đến xuân về, như một thông lệ, mẹ và tôi lại cùng nhau đi sắm tết ở phiên chợ đầu xuân. Chợ tết trong tôi luôn là một bức tranh thật sinh động và tươi đẹp.

Sáng hôm nay, tôi cùng mẹ dạy khá sớm, mặt trời còn đang lấp ló sau những rặng tre đầu làng đang rì rào những khúc tình ca, mặt trời tỏa ra sắc cam dịu dàng. Vậy mà giờ đường làng đã khá đông, đoán rằng chợ tết cũng khá tấp nập những người đi sắm sửa cho ngày Tết. Trên đường đi em ngó nghiêng khắp nơi, từng tốp người trở những gánh hoa đủ màu sắc ra chợ để bán, có những người lại tíu tít nói cười không ngớt hàn huyên lại những gì đã qua của năm cũ. Ngoài cổng chợ, bà cụ năm nào cũng ngồi ngoài đây bán những chiếc lá rong xanh mướt được sắp xếp gọn gàng rất bắt mắt. Cụ cười hiền từ khi thấy tôi đi qua, mẹ dừng chân mua vài lá rong xanh để gói bánh trưng. Tiếp tục đi mẹ và tôi định mua thêm vài thứ gia vị để gói những chiếc bánh trưng đi tặng họ hàng và những người thân quen. Lướt qua vài hàng bán thịt và gạo mẹ tôi đã mua đủ, tôi và mẹ đi đến những gánh hoa của vài cô gái phụ giúp mẹ đi bán hàng ngày tết. Nào là hoa hồng, hoa cúc, hoa lan,.. mỗi loài hoa có một vẻ đẹp riêng làm đắm say lòng người. Hoa lan làm tôi mê mẩn bởi sự dịu dàng vốn có, hoa cúc gợi cảm giác tràn đầy sức sống và tươi vui, hoa hồng e thẹn như người thiếu nữ nhẹ nhàng đang e ấp chờ người tình của mình đến thăm. Ngày tết dĩ nhiên không thể thiếu cành đào, cây quất xanh tươi. Mỗi loài cây ấy luôn gắn liền với một câu chuyện thần kì mà người dân tin tưởng và đem những cây đó về để tìm kiếm sự may mắn cho năm mới. Kế tiếp đến nơi bán đồ trái cây, những nải chuối xanh được bày biện giống như một bàn tay khum khum đỡ lấy những tinh hoa của trời đất. Những quả bưởi to tròn nằm trên những chiếc rổ rất bắt mắt, bên cạnh đó là rổ đựng những quả phật thủ, thường dùng để bày biện lên mâm ngũ quả để cúng gia tiên. Và còn rất nhiều những loại quả khác phong phú và đa dạng cho sự lựa chọn của mọi người. Đâu đâu trong chợ cũng tràn ngập sắc màu tươi mới của ngày xuân. Không gian như được nàng tiên ban phát sự ấm áp phủ khắp nơi khiến ai ai trên môi cũng nở nụ cười tươi rói. Tôi và mẹ cuối cùng cũng mua xong mọi thứ để chuẩn bị đón xuân bên gia đình của chúng tôi. Chợ tết vẫn đẹp như vậy, giản dị mộc mạc và vui tươi.

Chợ tết, nơi chan chứa niềm vui của mọi nhà, nơi tích tụ toàn bộ sức sống của thiên nhiên và con người. Một năm mới bình an và hạnh phúc luôn đến bên chúng ta, hãy đón nhận những hạnh phúc ấy thật chân thành nhé.

24 tháng 1 2019

Thành phố Hồ Chí Minh mỗi dịp Tết đến xuân về lại chan hòa trong ánh nắng ấm áp. Những tia nắng đầu năm tươi mới ấy như càng làm đẹp thêm cho cây hoa mai đón Tết của gia đình em.

Cây mai ấy bố và em đã đi mua trong ngày hai mươi tám Tết. Đó là một cây nhỏ, chỉ cao chừng bảy mươi xăng ti mét nhưng có rất nhiều nụ, nụ hoa lại mập mạp rất đáng yêu. Thân cây ở phía gốc to bằng cổ tay em, càng lên cao càng nhỏ dần. Vỏ cây nâu mốc, xù xì chứng tỏ nó đã khá già. Đặc biệt, thân mai được uốn sao cho cây vươn lên xoắn theo hình trôn ốc rất độc đáo. Những cành mai vì thế mà mọc xòe ra nhiều phía, tạo thành tán tròn ôm lấy thân cây làm tâm điểm. Nhìn cây mai, chẳng khác nào một ngọn tháp tí hon. Lá cây rất nhỏ và thưa, cành rất nhiều những chiếc nụ nho nhỏ, xinh xắn. Nụ mai được bao bên ngoài bởi một lớp vỏ màu nâu, khi bông đã đến khi nở, lớp vỏ ấy sẽ rụng đi. Bố em nói rằng cây mai này rồi sẽ nở hoa rất đẹp. Bố cẩn thận đặt cây vào một chậu sứ màu gan gà rồi mang vào giữa phòng khách.

Sáng ngày mùng một Tết. Khi cả nhà em bước ra phòng khách, ai cũng ngỡ ngàng nhìn cây mai với ánh mắt say mê. Hoa đã nở rất nhiều, màu hoa mai vàng tươi như ánh nắng ban mai (có phải vì thế mà hoa có cái tên là "hoa mai"?). Cái tháp nhỏ ngày hai mươi tám thoắt đã vụt trở thành một chiếc tháp vàng rực rỡ. Từ đỉnh tháp đến chân tháp, những bông hoa xòe cánh bao phủ. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào ngoài Bắc nhưng cánh mai to hơn một chút. Ngoài ra, hoa mai có thể có bảy hoặc chín cánh trên một bông. Cánh hoa vàng tươi được nâng đỡ bởi đài hoa xanh non trông thật đẹp mắt. Ở giữa bông hoa là nhị hoa dài và nhụy hoa cũng mang màu vàng tươi như cánh. Nhìn bông hoa mai xoe tròn, ai ai cũng thích thú muốn ngắm mãi không thôi! 

Em cẩn thận đem những phong bao lì xì màu đỏ kèm bên trong là những lời chúc tết, những chiếc đèn lồng đỏ nhỏ xíu xiu treo lên cây mai. Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự trù phú, sung túc. Giữa những ngày Tết, ngày xuân màu hoa mai chan hòa với ánh nắng của đất trời, làm xôn xao lòng người khiến ai ai cũng thêm phấn chấn, vui vẻ. Màu đỏ lại tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc. Vậy nên màu vàng của hoa, màu đỏ của những vật trang trí hẳn là những sắc màu đem lại may mắn cho năm mới.

Gần trưa mồng một, nhà em đón những vị khách đầu tiên của năm mới. Đó là cô chủ và hai em họ. Mọi người đều trầm trồ khen cây mai sao mà đẹp! Riêng hai bé em họ cứ thích thú chạy vòng quanh cây và ngắm nghía mãi không thôi những bông hoa xinh xắn và những phong bao nho nhỏ. Cơn gió xuân thoảng qua, cánh hoa rung rinh thật nhẹ, như mơn man đùa giỡn với gió. Còn những chiếc phong bao, những chiếc đèn lồng thì xoắn tít dây, khẽ bay bay như vỗ tay reo mừng.

Cây hoa mai trong những ngày Tết đến, xuân về thật đẹp đẽ và quan trọng biết mấy. Em rất mong, nhờ vẻ đẹp của hoa mà năm tới gia đình em gặp nhiều may mắn.


 

24 tháng 1 2019

Thành phố Hồ Chí Minh mỗi dịp Tết đến xuân về lại chan hòa trong ánh nắng ấm áp. Những tia nắng đầu năm tươi mới ấy như càng làm đẹp thêm cho cây hoa mai đón Tết của gia đình em.

Cây mai ấy bố và em đã đi mua trong ngày hai mươi tám Tết. Đó là một cây nhỏ, chỉ cao chừng bảy mươi xăng ti mét nhưng có rất nhiều nụ, nụ hoa lại mập mạp rất đáng yêu. Thân cây ở phía gốc to bằng cổ tay em, càng lên cao càng nhỏ dần. Vỏ cây nâu mốc, xù xì chứng tỏ nó đã khá già. Đặc biệt, thân mai được uốn sao cho cây vươn lên xoắn theo hình trôn ốc rất độc đáo. Những cành mai vì thế mà mọc xòe ra nhiều phía, tạo thành tán tròn ôm lấy thân cây làm tâm điểm. Nhìn cây mai, chẳng khác nào một ngọn tháp tí hon. Lá cây rất nhỏ và thưa, cành rất nhiều những chiếc nụ nho nhỏ, xinh xắn. Nụ mai được bao bên ngoài bởi một lớp vỏ màu nâu, khi bông đã đến khi nở, lớp vỏ ấy sẽ rụng đi. Bố em nói rằng cây mai này rồi sẽ nở hoa rất đẹp. Bố cẩn thận đặt cây vào một chậu sứ màu gan gà rồi mang vào giữa phòng khách.

Sáng ngày mùng một Tết. Khi cả nhà em bước ra phòng khách, ai cũng ngỡ ngàng nhìn cây mai với ánh mắt say mê. Hoa đã nở rất nhiều, màu hoa mai vàng tươi như ánh nắng ban mai (có phải vì thế mà hoa có cái tên là "hoa mai"?). Cái tháp nhỏ ngày hai mươi tám thoắt đã vụt trở thành một chiếc tháp vàng rực rỡ. Từ đỉnh tháp đến chân tháp, những bông hoa xòe cánh bao phủ. Hoa mai cũng có năm cánh như hoa đào ngoài Bắc nhưng cánh mai to hơn một chút. Ngoài ra, hoa mai có thể có bảy hoặc chín cánh trên một bông. Cánh hoa vàng tươi được nâng đỡ bởi đài hoa xanh non trông thật đẹp mắt. Ở giữa bông hoa là nhị hoa dài và nhụy hoa cũng mang màu vàng tươi như cánh. Nhìn bông hoa mai xoe tròn, ai ai cũng thích thú muốn ngắm mãi không thôi! 

Em cẩn thận đem những phong bao lì xì màu đỏ kèm bên trong là những lời chúc tết, những chiếc đèn lồng đỏ nhỏ xíu xiu treo lên cây mai. Màu vàng của hoa mai tượng trưng cho sự trù phú, sung túc. Giữa những ngày Tết, ngày xuân màu hoa mai chan hòa với ánh nắng của đất trời, làm xôn xao lòng người khiến ai ai cũng thêm phấn chấn, vui vẻ. Màu đỏ lại tượng trưng cho may mắn, hạnh phúc. Vậy nên màu vàng của hoa, màu đỏ của những vật trang trí hẳn là những sắc màu đem lại may mắn cho năm mới.

Gần trưa mồng một, nhà em đón những vị khách đầu tiên của năm mới. Đó là cô chủ và hai em họ. Mọi người đều trầm trồ khen cây mai sao mà đẹp! Riêng hai bé em họ cứ thích thú chạy vòng quanh cây và ngắm nghía mãi không thôi những bông hoa xinh xắn và những phong bao nho nhỏ. Cơn gió xuân thoảng qua, cánh hoa rung rinh thật nhẹ, như mơn man đùa giỡn với gió. Còn những chiếc phong bao, những chiếc đèn lồng thì xoắn tít dây, khẽ bay bay như vỗ tay reo mừng.

Cây hoa mai trong những ngày Tết đến, xuân về thật đẹp đẽ và quan trọng biết mấy. Em rất mong, nhờ vẻ đẹp của hoa mà năm tới gia đình em gặp nhiều may mắn.