2. Bài 2: Cho đoạn thơ sau
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
(Mùa xuân nho nhở - Thanh Hải)
a. Xác định từ láy trong đoạn thơ trên?
b. Hình ảnh Mùa xuân nho nhỏ sử dụng BPTT gì? Nó có ý nghĩa gì?
c. Câu Ta làm con chom hót thuộc kiểu câu gì theo cấu tạo?
3.Bài 3: Cho đoạn thơ sau:
Không có kính ròi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính – Phạm Tiến Duật)
a. Xác định từ loại in dậm của các từ trong đoạn thơ trên?
b. Xác định phép tư từ từ vựng trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng của chúng?
4.Bài 4: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“ Đến lúc chia tay, mang ba lô trên vai, sau khi bắt tay hết mọi người, anh Sáu mới đưa mắt nhìn con, thấy nó đứng trong góc nhà. Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó. Anh nhìn với đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu. Tôi thấy đôi mắt mênh ông của con bé bỗng xôn xao.
- Thôi, ba đi nghe con! – Anh Sáu khe khẽ nói.
Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, ddefu tưởng con bé sẽ đứng yen đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
- Ba….a…..a….ba!
(Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)
a. Xác định câu đặc biệt trong đoạn trích trên?
b. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu: Chắc anh cũng muốn ôm con, hôn con, nhưng hình như cũng lại sợ nó giẫy lên lại bỏ chạy, nên anh chỉ đứng nhìn nó.
c. Xác định cấu tạo của câu Tôi thấy đôi mắt mênh ông của con bé bỗng xôn xao. Và cho biết nó thuộc kiểu câu gì? Vị ngữ của câu có cấu tạo như thế nào?
5. Bài 5: Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
“Vừa lúc ấy, tôi đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngắc, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi cảm xúc”.
(Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng)
a. Chỉ ra câu văn có chứa thành phần khởi ngữ?
b. Xác định những từ láy đưuọc dùng trong đoạn trích?
c. Hãy cho biết câu (1) và cấu (2) trong đoạn văn được liên kết với nhau bằng phép liên kết nào?
d. Từ tròn trong câu Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn đã được dùng như từ thuộc từ loại nào?
6. Bài 6: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Bà như một chiếc bóng: lặng lẽ, đi không ai biết, về không ai hay. Bà tất bật, khi đi giồng sắn ở trại, khi đi bắt cua bán, lúc đi cấy thuê. Có lần bà bỏ nhà bốn, năm ngày. Tôi hỏi Lĩnh, nó rớm nước mắt. Tuần phu đi rầm rập bắt thuế. Trống dồn sôi cả bụng, đập thình thịch vào cái ngực bé nhỏ của tôi.
(Duy Khoa, Tuổi thơ im lặng, NV9 – tập 1)
a. Tìm từ láy trong đoạn trích trên?
b. Chỉ ra 1 câu ghép có trong đoạn trích và phân tích cấu tạo câu ghép đó?
c. Xác định phép liên kết giữa câu (1) và câu (2) trong đoạn văn trên?
C1: Đoạn thơ trích từ bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.
Hoàn cảnh sáng tác: đất nước đang hồi sinh, lúc này nhà thơ mắc bệnh hiểm nghèo, ông đã sáng tác bài thơ ngay trên chính giường bệnh của mình.( mạng nhưg ý đúm mè):>
C2: Vì đó là :Khát vọng dâng hiến cho đời của nhà thơ Thanh Hải .
C3: Điệp ngữ: "dù là" (là lời tự hứa, sự khẳng định với bản thân và với đất nước rằng sẽ luôn đóng góp và dâng hiến một mùa xuân nhỏ nhỏ làm ích cho đời); hoán dụ "hai mươi", "tóc bạc" để chỉ thành niên và người già (cho thấy dù là già hay trẻ thì cũng đều sẽ sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập tổ quốc).(mạng )
C5 : Văn bản: Hoàng Lê nhất thống chí, tác giả :Ngô Gia Văn Phái.