K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 2 2022

Tết là một ngày lễ truyền thống của Việt Nam từ bao đời qua, là khoảng thời gian đoàn tụ cùng gia đình và cũng là lúc chúng ta được nghỉ ngơi sau một năm vất vả làm việc. Tuy nhiên năm nay, cái Tết ấy lại không trọn vẹn khi có sự xuất hiện của virus corona. Đêm 30 tết, điều em mong chờ nhất có lẽ là được xem bắn pháo hoa, nhưng vì dịch bệnh nên có lẽ điều đó sẽ phải bị tạm hoãn. Cứ đến mùng 1, em sẽ cùng gia đình đi chúc tết mọi người, được nhận những bao lì xì xinh xắn, có những mệnh giá tiền khác nhau, nhưng cũng có lẽ vì dịch bệnh nên phải ở nhà.

10 tháng 2 2022

Một ngày Tết?.À đó là 1 ngày lễ truyền thống rất qutrọng của con người VN ta.

Tết đến nhà nhà quây quần bên nhau , cùng nhau đón giao thừa , cùng nhau gói bánh,... rồi còn đi chơi khắp nơi và trên bàn cơm bao giờ cũng đầy ắp thức ăn cả.Tôi cũng vậy , tết đến là xuân về người ta vẫn hay nói thế .Tôi vẫn thường hay về quê để đón tết. Ơ thế nhưng , 1 ngày tết ở quê trong mùa covid 19 thì như thế nào đây?.À nó thì vẫn là tết thôi , vẫn là một ngày lễ đầu năm , xuân vẫn về , hoa vẫn nở , giớ bấc vẫn se lạnh . Khác ở chỗ , tết xưa người ta hỏi nhau những câu như :" Tết này kiếm nhiều tiền không ?"..... thì thay vào đó là câu hỏi quan tâm :" Nhà mình sau dịch mọi người vẫn khỏe chứ?. Và hơn cả thế , người ta bắt đầu quan trọng sức khỏe của mình hơn , vào tết ta đã ít thấy cảnh các bác các chú đua nhau trên bàn nhậu , các thanh thiếu niên cũng bắt đầu ý thức luyện tập thể thao . À còn nữa , tôi thấy tết xưa rất lớn và đẹp đẽ trang hoàng nhưng ít tình cảm , còn bây giờ tết trong mùa dịch , người ta đã bỏ thói ghen tị hay săm soi thu nhập người khác mà giờ đây mọi người đã quan tâm chân thành đến nhau . Những ngày Tết mùa dịch có thể không quá nhiều vật chất nhưng lại đầy tình cảm .

16 tháng 12 2021

Bài văn thì dày lắm đoạn văn thì đc đoạn văn đc ko

16 tháng 12 2021

Đoạn văn cỡ mấy hàng ạ?

23 tháng 4 2020

mk chưa về quê

23 tháng 4 2020

Mk chưa về quê làm sao mk biết đc

2 tháng 5 2020

Công  cuộc chống dịch Covid -19 đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, cần sự tin tưởng đồng lòng, chung sức của toàn dân. Đây là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị,của tất cả các cấp các ngành, các cơ quan đoàn thể, nhưng cũng là trách nhiệm công dân của mỗi người.

     ngày 1-4, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức công bố dịch Covid-19 toàn quốc. Trước đó mấy ngày, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đồng thời nỗ lực hợp tác thiết thực, phối hợp kịp thời với các nước, bảo đảm chiến thắng đại dịch này. Sau đó liên tiếp các chỉ thị của người đứng đầu Chính phủ (Chỉ thị số 15 và Chỉ thị số 16) đã đưa ra những mệnh lệnh, yêu cầu người dân thực hiện những biện pháp quyết liệt phòng chống dịch bệnh.

  

Trên mạng xã hội bên cạnh những  thông tin khuyến cáo cách ly phòng chống dịch bệnh, ủng hộ chủ trương chung,  thì thật đáng tiếc khi một số người lợi dụng dịch bệnh tung những tin đồn thất thiệt để câu , câu view đầy phản cảm; có người đã không làm gì để hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch mà lại còn lên tiếng chê bai, xuyên tạc những nỗ lực trong công cuộc phòng chống dịch bệnh của toàn đảng, toàn dân ta; Cũng lại có người với niềm tin mù quáng, tin theo những lời đồn thổi vô căn cứ, tự mình chuốc hại vào thân …

Công  cuộc chống dịch Covid -19 đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, cần sự tin tưởng đồng lòng, chung sức của toàn dân. Đây là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị , của tất cả các cấp các ngành, các cơ quan đoàn thể,  nhưng cũng là trách nhiệm công dân của mỗi người. Công cuộc này cũng không đòi hỏi hay bắt buộc người dân phải làm quá nhiều việc, phải cống hiến, phải nỗ lực  mà thực tế chỉ là bằng những việc làm giản đơn thôi. Như việc không ra đường khi không thật cần thiết; hoãn lại thú vui hàng ngày như tắm biển, dạo bộ, tập gym, chăm sóc sức khỏe,  làm đẹp ; nhắc nhở lẫn nhau thực hiện các việc phòng hộ cá nhân, hỗ trợ cho nhau để cùng vượt qua những tháng ngày khó khăn này … Chúng ta làm những việc này trước hết là vì bản thân mỗi người nhưng cũng chính là việc làm thể hiện trách nhiệm công dân đối với cộng đồng, trách nhiệm đối với đất nước.

Hãy cứ tâm niệm rằng đã có bao nhiêu con người đang phải vất vả ngày đêm, đối mặt hiểm nguy, xả thân để đối phó với dịch bệnh; vậy mà công sức, sự hy sinh của họ lẽ nào bị sụp đổ chỉ vì một hành động , lời nói của một vài kẻ vô trách nhiệm, thiếu ý thức, vô liêm sỉ …

Hãy nghĩ rằng những việc làm của mình hôm nay, dù chỉ  hết sức nhỏ bé thôi, đơn giản thôi, nhưng là thể hiện được sự đồng lòng chung tay vì một đất nước Việt Nam khỏe mạnh, kiên cường; là thể hiện cho một ý thức sống vì cộng đồng , vì một xã hội lành mạnh và phát triển; là thể hiện trách nhiệm công dân CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA.CỐ LÊN VIỆT NAM ƠI.......

18 tháng 2 2016

Tết đã đến rồi nhỉ, một năm mới cũng đã đến và chào tạm biệt năm cũ, chia tay với những nỗi buồn và đón chào những niềm vui mới. Ngày Tết quả thật rất tuyệt vời.Người người về bên gia đình cùng đón Tết đến, có những người vì công việc mà ko về đc chắc họ buồn lắm. Riêng em , những ngày Tết ấy rất ấm cúng và hạnh phúc biết bao. Được người lớn lì xì , đc xúng xính trong những bọ áo váy mới, được đi chơi, đi chúc Tết, đi thăm họ hàng, ông bà, hay đi chùa....Ôi thật là vui!Tết đến nên mọi người ai ai cũng đều tất bật chuẩn bị.Mọi thứ như bận rộn cả lên. Ấy thế thôi nhưng thật là rất vui và hạnh phúc, đón giao thừa cùng mọi người hay cùng nấu bánh chưng thật là ý nghĩa biết bao.Cái Tết quê em là thế, thật sự truyền thống thế thôi nhưng chứa biết bao nhiêu tình thương tình yêu và cả những niềm vui và hạnh phúc.Có lẽ dù có đi đâu xa nhưng trong em cái Tết ở quê nhà vẫn thật sự tuyệt nhất!

TICK CHO MIK NHA!!

18 tháng 2 2016

Dòng thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Khi cái giá rét lạnh lẽo của mùa đông dần dần tan biến, những nụ hoa dần hé nở, cây cối lại được khoác lên mình chiếc áo xanh non quyến rũ báo hiệu một mùa xuân mới tràn đầy sức sống, tươi vui đang tràn về. Tất cả lại cùng đưa tiễn năm cũ và hân hoan, phấn khởi đón chào một năm mới đang đến với mong muốn cho mọi người, mọi nhà đều được sống trong an lành, hạnh phúc. Năm mới đến gắn liền với Tết- cái Tết cổ truyền của dân tộc. Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của dân tộc Việt Nam. Những người con đất Việt dù đi đâu, ở đâu thì họ vẫn luôn hướng về cội nguồn. Tết là dịp để mọi người quây quần bên nhau, cùng trao cho nhau những lời chúc chân thành, ấm áp. Trong không khí thật nồng nàn bởi tình xuân lan tỏa, trong chương trình phát thanh hôm nay, tập thể 10A3 xin gửi đến quý thầy cô và các bạn những chia sẻ của chính các bạn trong lớp về ngày tết cổ truyền của dân tộc.
Với bạn Trần Thị Luyên - Tết gắn liền với niềm vui trong cái ngát hương của đất trời. Bạn chia sẻ: “Một năm có 4 mùa, mỗi mùa đều có một nét đẹp riêng và để lại trong lòng người một cảm xúc riêng. Mùa xuân thường nồng nàn, ấm áp, không nhẹ nhàng, lặng lẽ như mùa thu, không sôi động, rộn ràng như mùa hạ cũng không lạnh lẽo thê lương như mùa đông. Mùa xuân đến đánh thức trong ta những âm thanh vang động, những màu sắc lộng lẫy, hương vị ngọt ngào, gieo vào lòng ta những thoáng dao động mơ màng gợi cho ta những suy ngẫm sâu xa về những gì đang xảy ra trong cuộc sống”.
Những ngày đầu năm, khắp làng bản Việt Nam rộn ràng trong tiếng trống hội xuân thúc giục lòng người. Vào dịp này, bên cạnh các hoạt động lễ nghi mang ý nghĩa tín ngưỡng, những hội vui, diễn xướng sân khấu và các trò chơi truyền thống, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Có lẽ, có một lễ hội mà không ai là không biết đến, đó là lễ hội chơi hoa. Từ đời xưa, phong tục chơi hoa là một thú vui tao nhã, tạo được không khí tưng bừng nhưng yên bình. Cứ mỗi độ xuân về là muôn hoa khoe sắc, tỏa ngát hương thơm. Từ 25 đến 30 tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa, người người đến xem đông như trẩy hội, nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm chướng, lay ơn, thược dược... muôn loài hoa đã về đây, trong thời khắc này để cùng nhau hội tụ. Gần tết, trên mỗi cành đào, những bông hoa mảnh mai nở nụ cười hông tươi sắc thắm. Mùa xuân, những rừng đào ngút ngàn, nặng trĩu trái đào thơm. Từ xua, hoa đào đã đi vào thơ ca làm say đắm, rung động lòng người. Khi những cành đào ở Hà Nội bắt đầu chớm nở, báo hiệu một ngày xuân ấm áp đã đến, thì ở Huế, Nha Trang, Đà Nẵng, Sài Gòn... xứ sở của mai vàng, những cánh mai dịu dàng nở hoa. Mai vàng sống được trên các vùng đất từ Bình Trị Thiên đến Cà Mau. Hoa mai có đài xanh đậm, 5 cánh vàng óng như tơ tỏa ngát hương. Người xưa quan niệm, hoa mai là biểu tượng của sự thanh cao, đẹp đẽ trong tâm hồn. Mùa xuân là mùa của năm mới với những điều tốt đẹp, an lành. Mùa xuân còn là dịp để những con người xa xứ có thể hướng về cội nguồn, về những giá trị thanh khiết và cao quý. Cuộc đời của mỗi con người được ví với mùa xuân, mùa của những bông hoa tươi thắm trên bầu trời trong xanh. Cái tết đối với Luyên thật đằm thắm và sâu sắc phải không các bạn?
Khác với bạn Luyên, với Thu Phương, ngày tết để lại trong bạn ấn tượng về những phong bao lì xì may mắn, về những câu đối đỏ đậm hồn dân tộc. Thu Phương nói rằng: “Xuân sang tết đến là lúc người ta nghĩ đến bánh chưng xanh, những cây hoa mai, hoa đào. Nhưng với riêng tôi, thứ đầu tiên tôi nghĩ đến chính là những phong bao lì xì nhỏ hay là những câu đối đỏ trang trọng.”.
Có thể nói, tết cổ truyền đã trở thành một lễ hội rất ý nghĩa và quan trọng của dân tộc Việt Nam. Khi bóng thời gian chạm cửa tháng 12 âm lịch cũng là lúc mọi người nô nức chuẩn bị đón tết. Đặc biệt, với những người xa xứ, đây chính là những giây phút họ được đoàn tụ, đoàn viên với gia đình, được quay trở về với nơi mà mình sinh ra và lớn lên. Tết cũng là lúc, những thành viên trong gia đình thể hiện tình cảm với nhau. Đó là sự tôn kính của con cháu dành cho ông bà, tổ tiên qua những nén hương trầm gợi nhớ về cội nguồn quá khứ. Là những món quà đậm tình nghĩa của những đứa con dành cho cha mẹ. Nhưng có lẽ, những đứa trẻ con là người vui sướng nhất bởi chúng nhận được những phong bao lì xì đỏ thắm. Trong phong bao lì xì ấy là cả tình cảm yêu thương, nâng niu của người lớn dành cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, ngày nay, những phong bao lì xì ấy không chỉ là để người lớn tặng cho trẻ em mà là để con cháu thể hiện sự hiếu kính đối với ông bà. Mọi người trao nhau những phong bì đỏ in trên đó là những họa tiết, những cụm chữ màu vàng thể hiện sự chân tình dành cho nhau. Và vòn một thứ nữa không thể thiếu được trong những ngày tết, đó là những câu đối đỏ cầu kì và trang trọng. Sở dĩ nói là cầu kì vì cần phải đặt cái Tâm vào đó, có thế người xem mới hiểu đước ý nghĩa của nó. Những câu đối thường được viết bằng cọ lông, mực Tàu, trên những tấm vải đỏ được trang trí cẩn thận. Những câu đối thật giản dị, quen thuộc: An Khang Thịnh Vượng, Cung Chúc Tân Xuân, ... nhưng thật trang trọng và có ý nghĩa. Những cụ ông, cụ bà có thể cùng nhau ngồi uống trà lại vừa ngắm những câu đối đỏ, như thế mới thật thú vị làm sao!
Một lần nữa, có thể khẳng định rằng, Tết cổ truyền từ lâu đã trở thành ngày lễ chung của dân tộc Việt Nam. Tết không chỉ là dịp để nghỉ ngơi mà dịp để đoàn viên. Những đặc trưng của ngày Tết thật giản dị và gần gũi với chúng ta biết bao nhiêu. Đó là mùi thơm ngọt ngào của gạo nếp trong chiếc bánh chưng xanh, đó là hương thơm nồng nàn từ các loài hoa đang đua nhau khoe sắc, là những phong bao lì xì chứa chan tình cảm hay những câu đối đỏ thắm. Riêng đối với tôi, lúc nào cũng vậy, trong tôi lúc nào cũng là cảm giác hồi hộp xen lẫn hạnh phúc khi xuân sang tết đến. Mọi người cùng thức, đếm từng phút giây đợi khoảnh khắc giao thừa để cùng quây quần bên nhau bên vị ngọt cay của mứt gừng. Còn điều gì thú vị hơn thế, được tận hưởng những cảm giác ấm áp và cùng nguyện cầu một năm mới an lành.
Cuối cùng, để kết thúc bản tin ngày hôm nay, thay mặt tập thể lớp 10A3, kính chúc quý thầy cô và các bạn một mùa xuân tràn đầy hi vọng.Lời chúc mùa xuân này sẽ đến với tất cả mọi người vào thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới: “Chúc thành công, chúc may mắn, chúc mọi sự an lành, chúc cho những ước mơ trở thành hiện thực, chúc phú quý đại lợi, an khang thịnh vượng. Và dễ thương nhất là lời chúc: VẠN SỰ NHƯ Ý.

24 tháng 3 2022

mik đang cần gấp ý

mọi người giúp mik được không?

 

9 tháng 2 2021

Tet is definitely the most crucial national festival of Vietnam. It is one of the most widely celebrated festivals in our country. This is the occasion that people celebrate with great joy, hope, festivity and different cultural and other programs.

Tet is the time when the Lunar calendar year begins which usually fall between mid January to mid February. People start the arrangement to celebrate this festival about one month prior to Tet which includes cooking traditional foods, cleaning their house and buying new furnitures, etc. 

On the Lunar New Year’s Eve, people gather together, make prayers and stay awake till late at night to enjoy the night. But during Tet holiday, because of the COVID-19, several customs that make Tet a unique festival must be canceled.  For instance, visit friend and relatives’ houses, play cards, and going to churches, temples or pagodas to make good prays for their family have to be stopped based on official dispatch. Everyone have to wear masks if they want to go out.

This is an important festival to us. Vietnamese take this day as an important festival day. In our tradition, we start the year with the hope of eliminating the bitterness and failure of the past year and start a fresh year with the hope of fortune and happiness. But it is important to keep yourself and your family members stay safe from the pandemic so don't go to the public places such as cinemas or supermarketts.