K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2022

Tham khảo :

 Trình bày ý nghĩa của vị trí địa lí Việt Namvề mặt tự nhiên

Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á

 ⟶ tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới. + Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.  Vị trí địa lí và hình dạng lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?

* Thuận lợi

- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nơi giao nhau của luồng di cư sinh vật, các vành đai sinh khoáng lớn...

=> Nguồn lợi sinh vật giàu có, tài nguyên khoáng sản đa dạng. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng cho phát triển kinh tế.

- Vị trí giáp biển Đông => thuận lợi để phát triển tổng hợp nền kinh tế biển.

- Nằm ở trung tâm Đông Nam Á - khu vực có nền kinh tế năng động trên thế giới, thuận lợi cho quá trình hội nhập và giao lưu với các nước trong và ngoài khu vực.

* Khó khăn:

- Chịu ảnh hưởng của các thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán. cháy rừng, sóng biển,...) => cần chủ động phòng tránh và ứng phó với các sự cố thiên tai.

- Khu vực nhạy cảm về vấn đề biển Đông => phải luôn chú trọng bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.

Câu 29.

          Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, chúng ta cần phải làm gì?

: - Khai thác hợp lí, hiệu quả các nguồn tài nguyên biển: khuyến khích đánh bắt xa bờ, nghiêm cấm nổ mìn, sử dụng điện trong quá trình đánh bắt thủy sản,...

- Giữ gìn, bảo vệ môi trường: hạn chế thấp nhất các sự cố rò rỉ, tràn dầu; không trực tiếp xả rác  nước thải chưa qua xử lí ra môi trường biển...

 

22 tháng 4 2021

Ý 1:

 Phần đất liền của nước ta kéo dài theo chiều bắc - nam tới 1650 km, tuơng đuơng 15° vĩ tuyến. Nơi hẹp nhất theo chiều tây - đông, thuộc Quảng Bình, chưa đầy 50 km. Việt Nam có đường bờ biển uốn cong hình chữ S dài 3260 km, hợp với hơn 4600 km đường biên giới trên đất liền làm thành khung cơ bản của lãnh thổ Việt Nam

Ý 2:

Thuận lợi:

Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…)
Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
Khó khăn:

Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng…
Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm.

 

Tham khảo:

Thuận lợi:

Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…)Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

Khó khăn:

Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng…Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm.
13 tháng 2 2022

Tham khảo:

 
6 tháng 7 2018

- Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện.

- Hội nhập vào giao lưu với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

- Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chông thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, sóng biển,…) và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển vùng trời Tổ Quốc,..).

31 tháng 3 2017

* Thuận lợi:
+ Phát triển kinh tế biển giúp tăng tính phát triển kinh tế toàn diện cho đất nước .
+ Tăng cường khả năng hội nhập kinh tế trong khu vực
+ Vùng biển rộng lớn có ý nghĩa ngăn cách các thế lực ngoại xâm.
+ Nhờ đường bờ biển dài,thuận lợi cho việc phát triển thương nghiệp
+ địa hình hiểm trở,núi rừng chiếm 3/4 diện tích thuận lợi cho việc bảo vệ lãnh thổ
* Khó khăn:
+Thiên tai , bảo lũ , hạn hán , sóng thần ..
+Khó bảo vệ lãnh hải

31 tháng 3 2017

Tạo thuận lợi cho Việt Nam phát triển kinh tế toàn diện.
– Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
– Phải luôn chú ý bảo vệ đất nước, chống thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán. cháy rừng, sóng biển,…) và chống giặc ngoại xâm (xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời Tổ quốc,…).

22 tháng 6 2017

Đáp án

Một số thuận lợi và khó khăn

- Thuận lợi   (1,5 điểm)

    + Vị trí địa lí đã tạo điều kiện cho nước ta phát triển kinh tế toàn diện.

    + Dễ dàng mở rộng giao lưu và hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

    + Tạo điều kiện cho nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, tạo điều kiện phát triển rừng.

- Khó khăn: Vị trí này cũng làm cho nước ta rất lắm thiên tai và phải chú ý tới việc bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm, chống sự xâm nhập về chủ quyền vùng đất, vùng biển, vùng trời.  (1 điểm)

31 tháng 3 2017

Trả lời
* Cam-pu-chia:
- Địa hình chủ yếu là đồng bằng (chiếm 75% diện tích), chỉ có một số dãy núi, cao nguyên ở vùng biên giới như dãy Đăng Rếch ở phía bắc, dãy Các-đa-môn ở phía tây, tây nam; cao nguyên Chư-lông, Bô-keo ở phía đông, đông bắc.
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, mùa mưa do gió tây nam thổi từ vịnh Ben-gan qua vịnh Thái Lan đem hơi nước đến. Mùa khô có gió đông bắc thổi từ lục địa mang không khí khô hanh đến, do vị trí ở gần Xích đạo nên Cam-pu-chia không có mùa đông lạnh như miền Bắc Việt Nam mà chỉ có 2 mùa khô, mưa (tương tự như miền Nam Việt Nam, mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
- Sông Mê Công, Tông-lê Sáp và Biển Hồ nằm giữa đất nước, giàu nguồn nước. Đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, diện tích rừng còn nhiều (thông tin từ hình 16.1 - SGK trang 56).
- Nhận xét điều kiện tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế Cam-pu-chia:
+ Thuận lợi: đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, khí hậu nóng quanh năm năm có điều kiện phát triển ngành trồng trọt. Có Biển Hồ, sông Mê Công, Tông-lê Sap cung cấp nước vừa cung cấp cá.
+ Khó khăn: mùa khô gây thiếu nước, mùa mưa có thể bị lũ lụt.

2 tháng 4 2017

*Tìm hiểu Lào:

-Địa hình: Chủ yếu là núi và cao nguyên chiếm 90% diện tích. Các dãy núi tập trung ở phía bắc, cao nguyên trải dài từ bắc xuống nam.
-Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa:
.Mùa mưa chịu ảnh hưởng của gió tây nam từ biển thổi vào gây mưa nhiều.
.Mùa khô chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ lục địa thổi đến mang theo không khí khô, lạnh.
-Sông, hồ lớn: Sông Mê Công và hồ Nậm Ngừm.
=> Nhận xét:
. Khí hậu nhiệt đới ấm áp quanh năm, sông Mê Công giàu nguồn nước, nguồn thủy điện, đồng bằng có đất phù sa màu mỡ, diện tích rừng còn nhiều.
. Tuy nhiên, do không có đường biên giới biển, đất canh tác ít, mùa khô gây khó khăn cho sản xuất