K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 2 2022

+ mua tăm nhân đạo

+ ủng hộ ngôi nhà khăn quàng đỏ

+ ủng hộ miền trung lũ lụt

+ ...

15 tháng 2 2022

Ghi tham khảo vô thiếu kìa

30 tháng 11 2023

- Cảnh ngộ đau khổ và cái chết của cô bé bán diêm gợi cho em liên tưởng đến những bạn nhỏ bất hạnh ở làng trẻ SOS, hoặc những bạn nhỏ bị bỏ rơi, những bạn nhỏ mồ côi không nơi nương tựa hoặc những bạn nhỏ ở miền núi xa xôi không có điều kiện được học hành và ăn uống.

- Việc tốt mà em có thể làm để giúp đỡ các bạn ấy:

+ Tổ chức thăm hỏi, trao quà cho các bạn nhỏ khó khăn

+ Gom góp sách vở sau mỗi năm học và quần áo không sử dụng đến, đồ dùng học tập để tặng cho các bạn khó khăn,…

3 tháng 12 2021

Tham khảo:

Ai đã từng đọc “Cô bé bán diêm” của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen hẳn sẽ không thể nào quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ. Truyện đã kết thúc nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn đầy ắp trong tâm trí người đọc, người nghe qua những lời kể và sự miêu tả vô cùng cuốn hút của nhà văn.

 

Kết thúc câu chuyện là sự đối lập giữa cảnh đời vui vẻ và cái chết bi thảm của em bé bán diêm. Trong đêm giao thừa, vì quá đói rét nên em đã chết. Hình ảnh hiện ra “với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười”. Sáng hôm sau tuyết phủ kín mặt đất, khi mặt trời bắt đầu lên, bầu trời xanh nhạt, mọi người ra khỏi nhà vui vẻ. Trước sự vui sướng, háo hức của mọi người, em đã chết ở một xó tường, nằm giữa những que diêm đã quẹt làm xoáy sâu vào tâm can người đọc. Đây là một kết thúc vô cùng độc đáo và khác hoàn toàn với kết thúc của truyện cổ tích. Nếu như truyện cổ tích là một kết thúc có hậu và nhân vật sẽ tìm thấy hạnh phúc ngay trong chính cuộc sống thực tại thì truyện "Cô bé bán diêm" lại là một kết thúc đầy bi kịch, đau xót cho số phận nghèo khổ, bất hạnh của em bé bán diêm. Nhưng cái tài của An-đéc-xen là miêu tả bi kịch mà không gợi ra bi thảm và nỗi buồn của cuộc đời nhân vật. Bởi vì em bé ra đi trong hạnh phúc vô bờ và sự mãn nguyện khi em được bà hết mực yêu thương, che chở. Từ đó, em mãi mãi được sống bên bà. Qua chi tiết em chết má vẫn hồng, môi vẫn nở nụ cười tác giả muốn khẳng định một điều em bé chưa chết vì em đã từ dã hiện thực cay đắng, đen tối, phũ phàng để bước sang một thế giới khác tươi đẹp hơn. Và chỉ có cái chết mới giải thoát nỗi khổ của cuộc đời và hạnh phúc chỉ đến khi em chết đi "môi mỉm cười". Điều kì diệu hơn thế nữa mà không ai biết được chính là niềm vui sướng hạnh phúc với em khi ở bên bà đầy yêu thương bay lên về với Thượng đế chí nhân. Chỉ có nhà văn An-đéc-xen mới thấu hiểu và trân trọng bởi tấm lòng ông đã thuộc về những con người nghèo khổ, bất hạnh trong cuộc đời. Kết thúc ấy vẫn là bi kịch day dứt ám ảnh trái tim người đọc, tỏa sáng giá trị nhân văn sâu sắc. Đối lập với sự bất hạnh tột cùng của em bé là sự thờ ơ của người đời.

Chúng ta càng trân trọng ước mơ của cô bé biết bao nhiêu thì lại càng đau đớn trước cái chết thương tâm của em bấy nhiêu. Và chúng ta phải cảm ơn nhà văn An-đéc-xen đã miêu tả cái chết của cô bé với một tấm lòng cảm thông sâu sắc. Ánh sáng của những giấc mơ hiện về mỗi khi một que diêm vụt lên đã trở thành vầng hào quang tỏa sáng bên cô bé tội nghiệp trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời, xua đi mọi giá băng, lạnh lẽo, giúp em quên hết mọi đau buồn, tủi cực của cuộc sống trần gian. Khi nhìn thấy những que diêm cháy dở những con người kia trở nên lạnh lùng, vô cảm, thiếu tình thương: “Chắc nó muốn sưởi ấm”.

 

Đến với truyện “Cô bé bán diêm”, người đọc không thể không cảm nhận ý nghĩa của hình tượng những ngọn lửa diêm. Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về một mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi và sống trong tình yêu thương của mọi người. Đây chính là ý nghĩa nhân văn sâu sắc của tác phẩm. Và hình ảnh em bảo bà cầu xin Thượng đế chí nhân cho em đi theo bà càng nhắc nhở chúng ta hãy yêu thương trẻ thơ và để trẻ có một cuộc sống hạnh phúc trong mái ấm gia đình, trong tình cảm nâng niu, trân trọng của tất cả mọi người.

 

Em bé thật bán diêm quả thật đáng thương. Trong xã hội thiếu tình thương yêu giữa người với người, nhà văn An-đéc-xen đã viết truyện này để bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn đối với em bé bán diêm nói chung và tầng lớp những người nghèo khổ nói riêng để làm dịu bớt nỗi đau đang nhức nhối trong tim và cũng để an ủi những linh hồn tội nghiệp. Mặc dù tác giả đã miêu tả em bé chết với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười nhưng vẫn khiến người đọc cảm động rơi nước mắt. Dù khép trang sách lại những hình ảnh cô bé bán diêm vẫn mãi mãi đọng lại và hiện hữu trong em và tất cả những ai đã từng đọc truyện. Bức thông điệp mà ông gửi gắm vẫn còn ý nghĩa sâu sắc đến tận bây giờ.

Hình minh hoạ

 
3 tháng 12 2021

Hay.Nhưng mà này là viết đoạn Văn 

Em sẽ làm bạn với học cùng chia sẻ những vui buồn, động viên họ vượt qua thiếu thốn về tình cảm trong cuộc sống. 

12 tháng 12 2021

Tham khảo!

Cô bé bán diêm mất là do: _ Bị bỏ đói, phải chịu cái rét thấy người
_Do những người xung quanh vô cảm, vô tâm đối với em
đó là 2 nguyên nhân chính. Bạn có thể tham khảo bài viết sau:
Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.

4 tháng 1 2018

Nhà cô Lê là nhà có hoàn cảnh khó khăn nhất của xóm em. Chồng cô bị tai nạn lao động vừa mất năm ngoái, một mình cô xoay xở lo cho hai con ăn học,cô lại hay ốm đau liên miên. Biết được hoàn cảnh này cả xóm em cùng quên góp giúp đỡ gia đình cô.
    Hôm nay nhà cô bỗng nhộn nhịp hẳn lên, không còn cái vắng lặng của ngày thường. Người tới cho gạo, người cho tiền. Chỉ còn vài ngày nữa là vào năm học mới mà hai đứa con cô vẫn chưa có quần áo, sách vở mới. Thấy vậy em và các bạn trong xóm rủ nhau lấy tiền đúc lợn cùng quên góp để mua cặp mới, sách vở và quần áo mới cho hai em. Mọi người ai ai cũng hi vọng mẹ con cô Lê sớm vượt qua được hoàn cảnh khó khăn.
    Nhìn ánh mắt đầy xúc động của cô và các em khi nhận quà mà lòng chúng em cảm thấy ấm áp và hạnh phúc lạ thường.

TỪ câu chuyện "Cô bé bán diêm" hãy viết 1 đoạn văn diễn dịch nêu cảm nghĩ về giá trị của sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống. *Gợi ý -Câu chủ đề(câu chuyện cô bé bán diêm nhà văn An-đéc-xen đã để lại cho tôi những suy ngẫm về giá trị sự đồng cảm dẻ chia trong cuộc sống) -Giải thích +Đồng cảm: sự thấu hiểu, quan tâm và chia sẻ người khác -Sẻ chia: san sẻ những gì mình...
Đọc tiếp
TỪ câu chuyện "Cô bé bán diêm" hãy viết 1 đoạn văn diễn dịch nêu cảm nghĩ về giá trị của sự đồng cảm, sẻ chia trong cuộc sống. *Gợi ý -Câu chủ đề(câu chuyện cô bé bán diêm nhà văn An-đéc-xen đã để lại cho tôi những suy ngẫm về giá trị sự đồng cảm dẻ chia trong cuộc sống) -Giải thích +Đồng cảm: sự thấu hiểu, quan tâm và chia sẻ người khác -Sẻ chia: san sẻ những gì mình có, sẵn sàng giúp đỡ khi họ gặp khó khăn.... -Biểu hiện sự đồng cảm, sẻ chia đc thể hiện qua các mối quan hệ: +giữa người với người +____ các thành viên trong gđ +Qua các việc làm, hđ cụ thể •Quyên góp, ủng hộ •lắng nghe, thấu hiểu, thể hiện tình cảm với những người gặp khó khăn • Chung tay góp sức làm những việc có ích •....... -ý nghĩa đồng cảm, sẻ chia +những người gặp khó cảm thấy an ủi quan tâm... +Người biết đồng cảm sẽ nhẹ nhàng, thanh thản và sống tốt hơn... -Liên hệ: đồng cảm, sẻ chia làm người gần người hơn, yêu thương nhau hơn...
0