Cho đoạn văn sau:
Ngày xưa, có một chàng trai nghèo tên là Thạch Sanh. Thạch Sanh sống lui thủi một mình trong túp lều c tilde u dựng dưới gốc đa. Cả gai tài chỉ có một lưỡi búa, hằng ngày lên rừng đổn củi kiếm ăn.
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào?
Câu 2: Tóm tắt những sự việc chính trong văn bản trên? Cho biết thể loại của văn bản? Hãy k hat e tên ít nhất 2 câu chuyện khác cũng viết cùng thể loại với văn bản trên?
Câu 3: Chỉ ra từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên? Giải thích nghĩa của từ láy đó?
Câu 4: Trong câu chuyện trên, nhân vật chính đã có những chiến công nào? Chiến công nào làm em thích nhất? Vì sao?
Câu 5: Chỉ ra các chi tiết kì ảo có trong văn bản? Câu 6: Viết một đoạn văn ngắn bày tỏ cảm nghĩ của em v^ hat e nhân vật Thạch Sanh. Trong đoạn văn có sử dụng một từ ghép đăng lập.
Câu 1 Văn bản Thạch Sanh
Câu 2
Ở quận Cao Bình có hai vợ chồng tuổi đã già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Cậu vừa chào đời thì mẹ mất, cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ nát. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Cậu được dạy đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông. Thạch Sanh bị Lý Thông lợi dụng rủ về sống chung. Nhưng Lý Thông độc ác lừa Thạch Sanh nộp mạng thay mình cho Chằn tinh. Lý Thông cướp công giết Chằn tinh được vua khen ngợi phong làm quận công. Lần nọ, đại bàng đến quắp công chúa đi. Thạch Sanh bèn dùng cung tên bắn đuổi theo, cứu công chúa. Lý Thông lại lần nữa hãm hại Thạch Sanh. Chàng đã dùng tiếng đàn để giải oan, được vua gả công chúa cho. Nhờ niêu cơm ăn mãi không hết và tiếng đàn thần kì, Thạch Sanh đã chiến thắng mười tám nước chư hầu.
Thể loại : Cổ tích
Câu 3 : Từ láy : thui lủi
Theo ý hiểu : Một cách âm thầm, lặng lẽ, với vẻ cô đơn, đáng thương.
Ví dụ : Lủi thủi ra về.
Câu 4
Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kì, trong đó em thấy đặc sắc nhất là chiến công của thạch sanh trong chi tiết niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu
Vì
- Chi tiết niêu cơm: Niêu cơm thì bé tí xíu, được Thạch Sanh đưa lên thết đãi những kẻ thua trận với lời thách thức trọng thưởng họ nếu ăn hết cơm. Nhưng khi đó, quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà không hết khiến chúng phải cúi đầu lạy tạ rồi kéo nhau về nước.
+ Thể hiện sự hòa ái, khoan dung của Thạch Sanh
+ Đây cũng chính là tấm lòng nhân đạo, ưa chuộng hòa bình của nhân dân ta
+ Đồng thời, nhắc nhở những kẻ có ý định xâm chiếm nước ta, tuy nước ta còn yếu nhưng lại có lòng tự tôn dân tộc, sức mạnh đoàn kết và tinh thần yêu nước, không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của bất kỳ nước nào.