Câu thứ 2 trong nguyên tác bài "Ngắm trăng", "Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?" khác gì so với câu trong bản dịch thơ ? Sự khác nhau đó có ý nghĩa như thế nào ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
CHỈ GỢI Ý THÔI NHA:
aBài thơ trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh
bBài thơ được trích từ tập thơ “Nhật kí trong tù”.
cBài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
dVề hình thức: viết đúng một đoạn văn, từ 5 đến 10 dòng, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, chính xác, không mắc lỗi về câu, từ.
Về nội dung, cần đảm bảo những ý sau:
– Giá trị nghệ thuật:
+ Sử dụng phép đối, nhân hóa linh hoạt.
+ Vừa mang màu sắc cổ điển, vừa mang tính hiện đại.
– Giá trị nội dung:
+ Khắc họa cảnh ngắm trăng của Bác Hồ trong nhà lao Tưởng Giới Thạch.
+ Thể hiện tình yêu thiên nhiên say đắm, tinh thần lạc quan, đầy “chất thép” của người chiến sĩ – nghệ sĩ Hồ Chí Minh.
- Câu :" Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào?"
→ Câu nghi vấn: có từ để hỏi "làm thế nào" kết hợp với dấu hỏi chấm.
- Câu trần thuật: " Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ."
→ Câu trần thuật với dấu chấm kết thúc câu.
→ Cả hai câu đều nhằm mục đích bộc lộ sự xúc động, hân hoan trước cảnh đẹp của đêm trăng đẹp.
Câu thứ hai : “Đối thử lương tiêu nại nhược hà ?” (có nghĩa là “Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm thế nào ?” ). Câu thơ này thể hiện tâm trạng xốn xang, bứt rứt của người nghệ sĩ trước cảnh trăng đẹp đêm nay. Câu thơ dịch “Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ” làm mất đi cấi xốn xang, bối rối đó, do vậy, cũng làm giảm đi lòng yêu trăng sôi nổi của tác giả. Và dịch như vậy cũng không thật sát.