Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
những thành tựu đó là:
- Về văn hoá :
+ Tư tưởng : Nho giáo
+ Văn học , Sử kí : có nhiều bài thơ , nhà thơ văn nổi tiếng như Lý Bạch , Đỗ Phủ , La Quán Trung với Tam quốc diễn nghĩa v.v cung với các bộ sử kí nổi tiếng
+ Nghệ thuật : phong cách độc đáo , hội hoá , điêu khắc ... rất nổi tiếng
- Về khoa học-kĩ thuật : nhiều phát minh quan trọng nhưng giấy viết , nghề in , la bàn . Kĩ thuật : đóng thuyền , nghề luyện sắt , khai thác dầu
bạn tham khảo ở đây nha : Bài 4 : Trung Quốc thời phong kiến | Học trực tuyến
kéo xuống phía dưới có câu trả lời cho câu hỏi của bạn
1. Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.Trước sự chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết[1]. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc
Sau chiến thắng này, Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông.
Sử dụng trận địa cọc ngầm, dụ quân địch lọt vào trận địa và chờ thủy triều rút đã giúp dân ta giành thắng lợi.
Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.
Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.
Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế quốc lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục miền Bắc xứ Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc du mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu (Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).
Từ đầu Công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sáp nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.
Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 - trở thành vị vua có "công tái tạo, vua của các vua" theo như nhận định của Đại Việt Sử ký Toàn thư.[1] Ông xứng đáng với danh hiệu là "vị Tổ Trung hưng" của dân tộc như nhà yêu nước Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.
Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các triều đại Lý, Trần, Lê.
2. Những hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Champa xưa là:
+ Sản xuất nông nghiệp.
+ Nghề thủ công.
+ Khai thác lâm sản.
+ Buôn bán (qua đường biển).
- Hoạt động kinh tế nào vẫn được cư dân miền Trung Việt Nam ngày nay chú trọng là: sản xuất nông nghiệp và đánh cá.
- Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của cư dân Chăm-pa:
+ Từ thế kỉ IV, cư dân Chăm-pa đã sáng tạo ra chữ viết riêng, gọi là chữ Chăm vổ.
+ Cư dân Chăm-pa thờ tín ngưỡng đa thần và du nhập các tôn giáo từ bên ngoài (Phật giáo, Hin-đu giáo...)
+ Xây dựng nhiều đền, tháp thờ thần, phật như: Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương
+ Lễ hội và các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo gắn liền với đời sống hiện thực.
– Vua là người đứng đầu
– Qúy tộc và tu sĩ là những thành phần thuộc tầng lớp quý tộc
– Nông dân chiếm số đông, làm nông nghiệp, đánh cá và thu kiếm lâm sản, thợ thủ công và nghệ nhân, đánh cá
3. Hình thành:
- Trên cơ sở văn hoá Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam hình thành vào khoảng thế kỉ I
Phát triển:
- Từ thế kỉ III - V, là quốc gia phát triển nhất khu vực Đông Nam Á, là trung tâm kết nối giao thương và văn hóa của các cộng đồng dân cư trong khu vực với Ấn Độ và Trung Quốc.
- Từ thế kỉ III, mở rộng lãnh thổ chinh phục các xứ lân bang
Suy vong:
- Thế kỉ VI, suy yếu và bị Chân Lạp thôn tính
- Sụp đổ vào khoảng đầu thế kỉ VII.
4. - Từ khoảng thế kỉ VII TCN đến những thế kỉ đầu Công nguyên, trên lãnh thổ Việt Nam đã hình thành các quốc gia cổ như: Văn Lang (sau đó là Âu Lạc); Chăm-pa và Phù Nam. Sự ra đời và phát triển cùng với đó là những thành tựu văn hóa đặc sắc của các quốc gia này đã:
+ Cho thấy lịch sử dựng nước từ sớm và lâu đời của dân tộc Việt Nam.
+ Tạo cơ sở cho sự hình thành quốc gia dân tộc Việt Nam sau này.
+ Góp phần quan trọng trong việc tạo dựng nên những giá trị truyền thống cốt lõi, định hình bản sắc văn hóa dân tộc.
1. Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam - thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả, quân dân Việt Nam giành thắng lợi, nhờ có kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền.Trước sự chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối và Hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết[1]. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc
Sau chiến thắng này, Ngô Quyền lên ngôi vua, tái lập đất nước. Ông được xem là một vị "vua của các vua" trong lịch sử Việt Nam. Đại thắng trên sông Bạch Đằng đã khắc họa mưu lược và khả năng đánh trận của ông.
Sử dụng trận địa cọc ngầm, dụ quân địch lọt vào trận địa và chờ thủy triều rút đã giúp dân ta giành thắng lợi.
Trận thắng lớn ở sông Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với lịch sử Việt Nam, nó đã giúp chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ cho Việt Nam.
Chiến thắng Bạch Đằng có thể coi là trận chung kết toàn thắng của dân tộc Việt Nam trên con đường đấu tranh chống Bắc thuộc, chống đồng hóa, đấu tranh giành lại độc lập dân tộc. Phải đặt trong bối cảnh Bắc thuộc kéo dài sau 1117 năm (179 TCN - 938) mới thấy hết ý nghĩa lịch sử vĩ đại của nó.
Hơn thế nữa, trong hơn 1000 năm Bắc thuộc đó, kẻ thù của dân tộc Việt là một đế quốc lớn mạnh bậc nhất ở phương Đông với chủ nghĩa bành trướng Đại Hán đang lúc phát triển cao độ, nhất là dưới thời Hán, Đường. Tiếp tục công cuộc bành trướng của Tần Thủy Hoàng, nhà Hán đã chinh phục miền Bắc xứ Triều Tiên chiếm đất đai các bộ lạc du mục phía Bắc, mở rộng lãnh thổ về phía Trung Á, xâm lược các nước Hạ Lang, Điền ở Tây Nam. Đầu thế kỷ thứ 7, nhà Tùy bành trướng mạnh về phía Đông, chinh phục Triều Tiên, Lưu Cầu (Đài Loan), Giao Châu, Lâm Ấp, Tây Đồ Quốc..., nhà Đường mở rộng bành trướng về mọi phía, lập thành một đế chế bao la như Đường Thái Tông đã từng tuyên bố: "Ta đã chinh phục được hơn 200 vương quốc, dẹp yên bốn bề, bọn Di Man ở cõi xa cũng lần lượt về quy phục" (theo Đường thư).
Từ đầu Công nguyên, dân số của đế chế Hán đã lên đến 57 triệu người. Thời gian đó, dân số của Việt Nam chỉ độ một triệu. Sau khi chiếm được Việt Nam, mưu đồ của nhà Hán không phải chỉ dừng lại ở chỗ thủ tiêu chủ quyền quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cả, mà còn tiến tới đồng hóa vĩnh viễn dân tộc Việt, sáp nhập đất đai vào Trung Quốc. Chính sách đồng hóa là một đặc trưng nổi bật của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, đã được thực hiện từ thời Hán và đẩy mạnh tới nhà Đường. Trong toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam, đây là một trong những thời kỳ vận mạng dân tộc trải qua một thử thách cực kỳ hiểm nghèo.
Ngô Quyền - người anh hùng của chiến thắng oanh liệt trên sông Bạch Đằng năm 938 - trở thành vị vua có "công tái tạo, vua của các vua" theo như nhận định của Đại Việt Sử ký Toàn thư.[1] Ông xứng đáng với danh hiệu là "vị Tổ Trung hưng" của dân tộc như nhà yêu nước Phan Bội Châu lần đầu tiên đã nêu lên trong Việt Nam quốc sử khảo.
Sau chiến thắng Bạch Đằng, Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng đất nước trên quy mô lớn. Đó là kỷ nguyên của văn minh Đại Việt, của văn hóa Thăng Long, kỷ nguyên phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, một kỷ nguyên rực rỡ của các triều đại Lý, Trần, Lê
Em tham khảo nhé !
* Kinh tế: đạt trình độ ngang với các nước xung quanh:
- Nông nghiệp:
+ Biết sử dụng công cụ bằng sắt, dùng sức kéo của trâu bò, biết làm ruộng bậc thang và xe guồng nước.
+ Trồng lúa một năm hai vụ, trồng các loại cây ăn quả, cây công nghiệp.
+ Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi,…) và đánh bắt cá phát triển.
- Thủ công nghiệp: nghề làm gốm khá phát triển.
- Thương nghiệp: Có sự giao lưu, buôn bán với các nước láng giềng.
* Văn hóa:
- Chữ viết: người Chăm đã có chữ viết riêng (từ thế kỉ IV).
- Tôn giáo: Người Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.
- Phong tục, tập quán: ở nhà sàn, ăn trầu cau, tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.
- Nghệ thuật: người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi,…
Nền văn hoá cổ đại Phương Đông hình thành ở lưu vực những con sông lớn: Ai Cập (Sông Nin) Trung Quốc( Hoàng Hà, Trường Giang)…
Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN. Đó là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người : Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc, họ đã sáng tạo ra âm lịch, sáng tạo ra chữ tượng hình, người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi hình học. người Lưỡng Hà giỏi số học; người Ấn Độ tìm ra chữ số 0.
Họ đã xây dựng những công trình kiến trúc: Kim tự tháp( Ai Cập),Thành Ba bi lon( Lưỡng Hà). Đó là những kì quan của thế giới và những thành tựu văn hoá còn sử dụng đến ngày nay: chữ số và công trình kiến trúc.
Nền văn hoá cổ đại Phương Tây tập trung ở Hy Lạp và Rô-Ma tức La Mã vảo khoảng thiên niên kỉ I TCN, trên bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a ngày nay. Họ đã sáng tạo ra Dương lịch dựa trên chu kì quay của Trái Đất quanh Mặt Trời, hệ chữ cái: a, b, c,… như ngày nay, có nhiều đóng góp về số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học, văn học, kiến trúc, điêu khắc, tạo hình với những công trình nổi tiếng như đền Pác tê nông ở A ten( Hi Lạp), đấu trường Cô li dê(ở Rô ma) v...v...
chắc chắn Trần Quang Hưng chép mạng, 1 phút mà trả lời 1 câu dài dằng dặc. Khó tin v
Nước Chăm-pa độc lập ra đời:
-Thế kỉ II, nhà Hán suy yếu.
-142,143 nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của khu Liên-nổi dậy giành độc lập.
-Khu Liên tự xưng là vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.
-Các vua Lâm Ấp tấn công các nước láng giềng→mở rộng lãnh thổ.
-Đổi tên là Sin-ha-pu-ra(Trà Kiệu-Quảng Nam)
Kinh tế và văn hóa nước Chăm-pa:
Kinh tế:
-Người Chăm biết sử dụng công cụ sắt, dùng trâu, bò kéo cày, trồng lúa nước, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp.
-Khai thác lâm thổ sản, đồ gốm, đánh cá.
-Buôn bán trong nước và ngoài nước.
Văn hóa;
-Từ thế kỉ IV, người Cham đã có chữ viết riêng bắt nguồn từ chữ Phạn(Ấn Độ).
-Theo đạo Bà La Môn, đạo Phật.
-Tục hỏa táng người chết, ở nhà sàn, ăn trầu, xăm mình.
-Kiến trúc độc đáo:
+Khu Thánh Địa Mỹ Sơn(Quảng Nam)
+Tháp Cham(Phan Rang)
-Quan hệ người Việt gần gũi lâu đời.
Quá trình hình thành nước Cham-pa được diễn ra bằng sức mạnh quân sự.Lúc đầu các vua Lâm Ấp tấn công và đánh bại bọn đô hộ nhà Hán, sau đó đánh bại các nước láng giềng, mở mang bờ cõi về phía Bắc đến Hoành Sơn, từ phia Nam đến Phan Rang,đóng đô ở Sin-ha-pu-ra.
thời cổ đại có thành tựu văn hóa của cá quốc gia cổ đại phương đông và phương tây
thành tựu của các quốc gia cổ đại phương đông :thành Ba - bi - lon , cổng đền I - sơ - ta, các kim tự tháp Ai Cập ,.....
thành tựu của các quốc gia cổ đại phương tây : đền Pác - tê - nông , đấu trường Cô - li -đê , tượng vệ nữ Mi- lô ,....
em thấy chúng rất cổ đại , lớn và chúng còn là những thứ còn lại sau bao nhiêu cuộc đấu tranh
em mới học lớp 6 nhưng có gì sai anh/chị thông cảm
Thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông :
- Sáng tạo ra âm lịch
- Sáng tạo ra chữ viết, chữ số.
Phương Tây :
Sáng tạo ra dương lịch
- Hệ chữ cái a, b, c.
- Đóng góp 1 số về thiên văn,toán học, triết học, văn học , .....
- Có những công trình kiến trúc cổ nổi tiếng.
Vì mik học lớp 7 rùi nên kiến thức khá nhiều nên mik chỉ nhớ từng này thôi nhé
Học tốt nhé Huyền Anh Kute và tick cho mik nha
Thành tựu văn hóa của các Quốc gia cổ đại phương Đông:
_ Tri thức đầu tiên về thiên văn.
_ Sáng tạo ra Âm lịch và Dương lịch.
_ Chữ viét tượng hình. Ai Cập và Trung Quốc họ đã ság tạo ra chữ viết tượng hình. Được viết trên giấy papipút, thẻ tre, mai rùa trên phiến đất sét rồi đem nung khô.
_ Toán học:
+ Người Ai Cập nghĩ ra cách đếm đến 10 và rất giỏi hình học. Họ đã tìm ra số pi = 3,16
+ Người Ấn Độ tìm ra số 0
+ Người Lưỡng Hà giỏi số học để tính toán.
_ Kiến trúc: Có nhiều công trình nổi tiếng: Kim tự tháp, Vạn Lý Trường Thànhm thành Ba-bi-lon.
Lịch sử xa xưa về các cuộc thi đấu Olympia của người Hy Lạp cổ đại bị phai mờ theo thời gian, tuy vậy nó vẫn sống lâu dài trong các câu chuyện truyền thuyết và thần thoại Hy Lạp.Thế vận hội Olympic ngày nay chính là sự bắt nguồn từ thể thao của Hi Lạp. Cũng 4 năm tổ chức một lần tại các thành phố lớn, thế vận hội Olympic đã trở thành thành sân chơi thể thao của cả thế giới với nhiều nội dung thi đấu phong phú và đa dạng. Olympic hiện nay là đỉnh cao của thể thao nhân loại. Năm 2004 Olympic được tổ chức tại Athens – Hi Lạp, lần đầu tiên được trở về với nơi mà hoạt động thể thao này đã ra đời từ thời cổ đại.6. Tôn giáoThời cổ đại, người Hy Lạp theo đa thần giáo. Về sau khi tiếp xúc với nền văn hóa Hy Lạp, người La Mã đã tiếp thu toàn bộ hệ thống thần thoại Hy Lạp và đổi tên gọi các vị thần Hy Lạp theo kiểu La Mã.Đến cuối thế kỉ thứ II - đầu thế kỉ thứ I – TCN, đạo Kitô ra đời ở La Mã. Trong buổi đầu, đạo Kitô là tôn giáo của những người nghèo khổ, của những người chịu nhiều áp bức trong xã hội. đạo tuyên truyền những tư tưởng bình đẳng, bác ái của con người trước Chúa, lòng tin nơi thiên đàng và lên án chế độ thống trị hà khắc của chính quyền lúc bấy giờ. Đạo có nhiều ảnh hưởng đến các tầng lớp trong xã hội và vượt ra khỏi phạm vi La Mã.Hiện nay, đạo Kitô là một trong những tôn giáo lớn của thế giới, tầm ảnh hưởng lan rộng hầu khắp các quốc gia.Thời kì trung đại, cùng với những cuộc cải cách tôn giáo đã cho ra đời tôn giáo mới trên cơ sở sự điều chỉnh và tách ra từ giáo hội Kitô: đạo Tin lành, Công giáo, Thiên chúa giáo...Đây đều là những tôn giáo lớn và có tầm ảnh hưởng đến thế giới.èTôn giáo phương Tây thời kì cổ trung đại qua các thời kì phát triển đã tác động nhiều mặt đến nền văn hóa-nghệ thuật thế giới: kiến trúc, hội họa, đieu khắc… và đời sống của con người. Hiện nay mức độ ảnh hưởng của các tôn giáo đã mang tầm thế giới. Sự ảnh hưởng của các tôn giáo hiện nay đối với thế giới là sự tác động đa chiều, nhiều mặt và phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau.III. Kết luậnNhững thành tựu rực rỡ của văn minh Hi-La cổ đại được ghi vào lịch sử nhân loại như những ánh hào quang rực rỡ nhất. Cùng với những giá trị của văn minh thời kì trung đại mà điển hình là phong trào văn hóa Phục hưng, văn minh phương Tây thời kì cổ trung đại đã đặt một nền tảng khá vững chắc cho văn minh châu Âu nói riêng và mang đến cho nền văn hóa thế giới nói chung những thành tựu bất hủ mọi thời đại. Giá trị và tầm ảnh hưởng của văn minh phương Tây cổ trung đại được khẳng định và thừa nhận xét cho cùng chính là những giá trị có tầm ảnh hưởng đến thời đại ngày nay.Khẳng định những giá trị và đóng góp của văn minh Hi-La cổ đại, Engels viết: “Dại dột là những ai không thấy hết giá trị của thời cổ đại Hi Lạp đối với chủ nghĩa xã hội vừa chiến thắng trong sự nghiệp xây dựng lại đời sống nhân loại” và “Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hi Lạp, không có nghệ thuật và khoa học Hi Lạp; không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia La Mã. Mà không có cơ sở của văn minh Hy Lạp và Đế quốc La Mã thì cũng không có châu Âu hiện đại”. Nói như vậy để thấy được giá trị và tầm ảnh hưởng của văn minh phương Tây thời kì cổ trung đại đối với nền văn hóa thế giới lớn như thế nào.@sen phùng
Nêu những nhận xét về thành tựu văn hóa, khoa học - kỹ thuật của nhân dân Trung Quốc thời phong kiến
* Văn hóa :
- Tư tưởng nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến, là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến
- Văn học, sử học rất phát triển có nhiều tác giả, tác phẩm tiêu biểu
- Nghệ thuật hội họa, kiến trúc, điêu khắc ..phát triển với trình độ cao
* Khoa học kỹ thuật :
- Đạt nhiều thành tựu lĩnh vực hàng hải
- Có nhiều phát minh quan trọng trong nghề in, làm giấy, dệt, luyện sắt, làm la bàn, chế tạo thuốc súng
Trong lĩnh vực tư tưởng, Nho giáo giữ vai trò quan trọng. Người đầu tiên khởi xướng Nho học là Khổng Tử. Thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trờ thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.
Các quan niệm về quan hệ giữa vua - tôi, cha - con, chồng - vợ là giường mối, kỉ cương của đạo đức phong kiến. Nho giáo, mặc dù sau này có ít nhiều thay đổi qua các thời đại, nhưng vẫn là công cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến. Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức phẩm chất ; mặt khác giáo dục con người phải thực hiện đúng bổn phận đối với quốc gia là tôn quân (trung thành với nhà vua); đối với gia đình, con phải giữ chữ hiếu và phục tùng cha. Nhưng về sau, cùng với sự suy đổi của giai cấp địa chủ phong kiến, Nho giáo càng tỏ ra bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Phật giáo ở Trung Quốc cũng thịnh hành, nhất là vào thời Đường. Các nhà sư như Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh đã tìm đường sang Ân Độ để tìm hiểu giáo lí của đạo Phật. Ngược lại, nhiều nhà sư của các nước Ân Độ, Phù Nam cũng đến Trung Quốc truyền đạo. Kinh Phật được dịch ra chữ Hán ngày một nhiều. Khi Bắc Tống mới thành lập, nhà vua cũng tôn sùng Phật giáo, cho xây chùa, tạc tượng, in kinh và tiếp tục cử các nhà sư đi tìm hiểu thêm về đạo Phật tại Ấn Độ.
Sử học bắt đầu từ thời Tây Hán đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, mọi người đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Bộ Sử kí do ông soạn thảo là một tác phẩn nổi tiếng, có giá trị cao về mặt tư liệu và tư tưởng. Đến thời Đường, cơ quan biết soạn lịch sử của nhà nước, gọi là Sử quán, được thành lập.
==> Dưới thời phong kiến, nhân dân Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu văn hoá rực rỡ, độc đáo.
Các thành tựu và văn hóa của nhân dân Chăm-pa la:
+ Chữ viết :thế kỷ 6 người chăm có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn Ấn Độ
+ Tôn giáo: theo đạo Ba la môn và đạo Phật.
+ Phong tục, tập quán:ở nhà sàn; ăn cau trầu;nhuộm răng;hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay biển.
+ Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc độc đáo như: tháp Chăm, khu thánh địa Mĩ Sơn (được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới), đền, tượng, các bức chạm nổi.
=> Qua đó chúng ta thấy văn hóa Cham-Pa đã đạt được nhiều thành tựu đặc sắc, giữa văn hóa của người Chăm và người Việt có nhiều nét tương đồng.