Trong lịch sử nhà Nguyễn đã giúp ích gì cho việt nam
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bạn có thật sự cần không. Nếu mai thi phải có đề cương chứ . Với lại thi học kì lâu rồi cơ mà
Có tới 78 hoàng tử và 64 công chúa, Minh Mạng là vua nhiều con nhất trong sử Việt. Ông có nhiều giai thoại thú vị, được ghi chép trong sách.
Minh Mạng tên thật là Nguyễn Phúc Đảm (1791-1841), là vị vua thứ hai của triều Nguyễn. Ông là vị vua làm việc rất chăm chỉ. Đại Nam dưới thời trị vì của ông là quốc gia hùng mạnh bậc nhất trong khu vực, khiến ngoại bang nể sợ.
Người đóng thế tài giỏi
Theo sách Chín đời chúa mười ba đời vua triều Nguyễn, Minh Mạng là con vợ thứ của vua Gia Long. Khi ông lớn lên, người anh cả Nguyễn Phúc Cảnh, con trai của Nguyên phi Tống Thị Lan, đã trưởng thành, có nhiều công trạng, được nhiều đại thần ủng hộ.
Hoàng tử Cảnh tỏ ra là người dũng cảm, thông minh, nhân hậu, rất được lòng dân chúng và quân sĩ. Không may, ông mất vì mắc bệnh đậu mùa, khiến vua Gia Long và triều thần đau xót "trong ngoài ai nấy đều khóc".
Hoàng tử Cảnh qua đời sớm, vua Gia Long có ý chọn người kế nghiệp lớn tuổi, để mong muốn bình yên cho xã tắc. Vì thế, hoàng tử Đảm đã được vua cha lựa chọn.
Khi bà Nguyên phi Tống Thị Lan qua đời, vua Gia Long sai Nguyễn Phúc Đảm đọc văn tế, một số công thần bài bác, cho rằng không hợp lệ, vì hoàng tử Đảm không phải đích tử. Vua Gia Long đã tỏ rõ thái độ bằng cách nghiêm giọng mắng át đi: "Con thay cha để tế mẹ, có gì mà không hợp?”.
Việc chọn người nối ngôi đã rõ, khi vua Gia Long băng hà, Nguyễn Phúc Đảm theo di chiếu lên ngôi, tức vua Minh Mạng. Để xứng đáng sự kỳ vọng của cha, ông đã đem hết tài năng của mình vào công cuộc trị nước
Xử tử bố vợ tham nhũng
Minh Mạng nổi tiếng là vị vua nghiêm khắc, khắc tinh của tham nhũng. Để đối phó nạn sâu mọt hại nước, hại dân, vua thường xử phạt rất nặng quan lại có hành vi tham nhũng, kể cả hoàng thân quốc thích.
Theo sách Đại Nam thực lục, năm 1823, Lý Hữu Diệm làm quan tại phủ nội vụ lấy trộm hơn một lạng vàng. Theo luật bị xử tử nhưng vì có công trạng, người này được Bộ Hình xử tội bắt đi đày viễn xứ.
Khi án được tâu lên, Minh Mạng không chấp nhận đề nghị giảm án. Ông ra lệnh phải đem can phạm ra trước chợ Đông Ba chém đầu làm gương.
Tháng 11.1831, Tư vụ Nội vụ phủ Nguyễn Đức Tuyên lại ăn bớt nhựa thơm, rồi lấy mật trộn lẫn vào, để ít hóa nhiều. Gian dối bị phát hiện, vua ra lệnh chặt tay treo ở kho để làm gương cho kẻ khác.
Năm 1834, mặc dù không có công trình nào lớn xây dựng, vua Minh Mạng thấy gỗ trong Bộ Công hết rất nhanh, liền sai Bộ Hộ và Viện Đô sát tra xét kỹ. Kết quả điều tra cho thấy Quản mộc Hồ Văn Hạ thông đồng với thợ thuyền tham ô, vua lập tức đưa ra xử chém. Không chỉ có vậy, liên đới trách nhiệm, Đốc công Trần Văn Hiệu không quản lý không sát sao cũng bị nhà vua cách chức, bắt làm việc chuộc tội.
Cùng năm nay, Tuần phủ Trịnh Đường tham ô một nghìn quan tiền nhưng lại nói dối bị giặc lấy mất. Đến khi vụ việc bị phát hiện, vua Minh Mạng tức giận, tuyên dụ tội giảo quyết (thắt cổ cho chết ngay).
Trong các vụ tham nhũng thời Minh Mạng, việc ông chuẩn y bản án tử hình bố vợ là Phó tổng trấn Gia Định Huỳnh Công Lý năm 1821 vì tham nhũng tới hơn 30.000 quan tiền gây chấn động thời bấy giờ. Đồng thời, nó cũng cho thấy tính nghiêm khắc của vua Minh Mạng.
Giữ phép nước diệt thân
Theo Đại Nam thực lục, hoàng tử Miên Phú được răn dạy cẩn thận, nhưng tính tình phóng khoáng, chỉ thích ăn chơi, hưởng lạc, không chịu học hành, không biết noi gương vua cha để thành người có ích. Hoàng tử thường thích kết giao với phường "du thủ du thực", ỷ thế làm điều càn bậy.
Tháng 11.1835 (Ất Mùi), Miên Phú cùng các thuộc hạ là Hoàng Văn Vân, Bùi Văn Nghị, Bùi Văn Quế tổ chức đua ngựa ở ngoài hoàng thành, gây náo loạn đường phố. Một bà lão không tránh kịp đã bị ngựa của Hoàng Văn Vân xéo chết.
Biết tin, vua Minh Mạng sai một số đại thần điều tra. Khi vụ việc sáng tỏ, vua ra chỉ dụ trách mắng, ra lệnh tước mũ áo của Miên Phú, cắt lương bổng hàng năm, giam lỏng ở nhà riêng để tự sửa lỗi, không cho ra ngoài một bước, không được dự vào hàng các hoàng tử, chỉ được gọi tên là Phú (Miên là tên đệm của các hoàng tử con Minh Mạng), phải bồi thường cho người bị hại 200 lạng bạc.
Những thuộc hạ của Miên Phú có tội đều bị xử theo các mức độ khác nhau. Hoàng Văn Vân bị xử chém, anh em Bùi Văn Nghị, Bùi Văn Quế bị đày đi phát vãng nơi xa, khi tới nơi còn bị đánh 100 gậy.
Minh Mạng cần mẫn và hết lòng vì nước, vì dân, là tấm gương sáng cho các bậc đế vương noi theo. Một lần vua bị bệnh nằm liệt giường, các hoàng tử phải luân phiên túc trực, vua vẫn cho đem tấu sớ tới xem xét, kiểm duyệt.
Theo sách Minh Mạng chính yếu, có năm trong kinh kỳ ít mưa, nhà vua lo lắng, ra chỉ dụ cho quan Thượng Bảo Khanh là ông Hoàng Quỳnh rằng: "Hai ba năm trở lại đây, hạn hán liên tiếp. Trẫm nghĩ tự đâu đến thế nhưng chưa tìm ra nguyên nhân, hoặc là thâm cung cung nữ quá nhiều, âm khí uất tắc mà nên như vậy ư? Nay bớt đi, cho ra 100 người, ngõ hầu có thể giải trừ thiên tai từ đây”.
Lời giải:
Sau khi tiêu diệt được vương triều Tây Sơn, năm 1802, Nguyễn Ánh đặt niên hiệu Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô, lập ra triều Nguyễn. Năm 1806, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế.
Đáp án cần chọn là: A
Đáp án B
Năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức. Khúc Thừa Dụ được sự ủng hộ của nhân dân đã đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng một chính quyền tự chủ
Lời giải:
Sau khi tiêu diệt được các phe phái đối lập, thâu tóm mọi quyền hành, năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc.
Đáp án cần chọn là: D
Đáp an D
Năm 192 – 193, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành độc lập. Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp
tham khaor
Nhiều cán bộ lão thành quê hương xứ Thanh, đại diện hội đồng gia tộc họ Nguyễn Phước cùng nhiều nhà tri thức, những người quan tâm đến thời kỳ chúa Nguyễn và triều Nguyễn, đại diện nhiều hàng thông tấn báo chí, phát thanh, truyền hình Trung ương, Thanh Hóa cùng các tỉnh, thành phố khác. Thành phần số người tham gia hội thảo đã nói lên đây là vấn đề không chỉ giới khoa học mà cả xã hội quan tâm, vừa mong muốn, vừa đòi hỏi các nhà khoa học phải làm sáng tỏ việc đánh giá các chúa Nguyễn và triều Nguyễn một cách khách quan, trung thực, công bằng.
Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, thế kỷ XVI- XIX là một thời kỳ gần gũi thời đại ngày nay với nhiều mối quan hệ trực tiếp và cũng là thời kỳ kéo dài trên 3 thế kỷ với nhiều biến động phức tạp, dữ dội của đất nước. Phân liệt Đàng trong- Đàng ngoài, nội chiến Trịnh- Nguyễn thế kỷ XVII, kinh tế văn hóa phát triển trong sự giao lưu mạnh mẽ với khu vực và thế giới, cuộc nổi dậy như vũ bão của phong trào Tây Sơn rồi cuộc chiến tranh Tây Sơn- Nguyễn, cuộc xâm lược của thực dân Pháp, tất cả diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản phương Tây đang bành trướng mạnh mẽ sang phương Đông, vừa mở rộng thị trường thế giới vừa đe dọa độc lập chủ quyền các nước châu Á. Lịch sử Việt Nam thời kỳ này đặt ra rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu sâu sắc và thảo luận rộng rãi.
Mọi người tham gia hội thảo đều nhận thấy sự phê phán, lên án đến mức độ gần như phủ định mọi thành tựu của thời kỳ các chúa Nguyễn và triều Nguyễn trước đây là quá bất công, thiếu khách quan nhất là khi đưa vào nội dung sách giáo khoa phổ thông để phổ cập trong lớp trẻ và xã hội. Dĩ nhiên thái độ đó có nguyên do của nó trong bối cảnh cách mạng phế bỏ triều Nguyễn, rồi cải cách ruộng đất xóa bỏ chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến và nhất là khi cả dân tộc đang tiến hành cuộc chiến đấu vì độc lập và thống nhất Tổ quốc. Trong bối cảnh đó, những hành động xâm phạm đến độc lập và thống nhất đều bị phê phán, lên án gay gắt. Đó là thái độ chính trị của xã hội, còn về phía các nhà sử học dĩ nhiên có trách nhiệm của mình trong vận dụng phương pháp luận sử học chưa được khách quan, trung thực. Hội thảo nhất trí nhận thấy việc đánh giá lại công lao và cả mặt hạn chế của các chúa Nguyễn và triều Nguyễn là rất cần thiết, có thể nói là một nhu cầu bức xúc không chỉ trong nhận thức khoa học mà cả trong tâm lý và công luận xã hội.
Việc đánh giá chúa Nguyễn và triều Nguyễn trong thời kỳ từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XIX, hội thảo đã đạt được sự đồng thuận cao, khẳng định những cống hiến to lớn sau đây:
+ Các chúa Nguyễn đã có công mở rộng lãnh thổ về phía Nam đến tận đồng bằng sông Cửu Long và xác lập chủ quyền vững chắc trên vùng đất mới.
+ Tiếp tục thành tựu của phong trào Tây Sơn đã xóa bỏ tình trạng phân chia Đàng Trong- Đàng Ngoài, đặt cơ sở cho sự khôi phục nền thống nhất, Nguyễn Ánh và triều Nguyễn đã hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước trên lãnh thổ rộng lớn bao gồm cả Đàng Trong và Đàng Ngoài.
+ Xây dựng và củng cố quốc gia thống nhất trên lãnh thổ Việt Nam hiện đại, bao gồm cả đất liền và hải đảo ven bờ cùng quần đảo trên biển Đông. Triều Nguyễn là một vương triều quân chủ tập quyền có những mặt hạn chế về chế độ chuyên chế, về một số chính sách đối nội, đối ngoại, nhưng cũng đạt nhiều tiến bộ về mặt quản lý quốc gia thống nhất, về cải cách hành chính, xây dựng thiết chế và cơ chế vận hành của bộ máy Nhà nước tổ chức rất qui củ.
+ Thời kỳ các chúa Nguyễn và triều Nguyễn để lại một di sản văn hóa đồ sộ bao gồm cả di sản vật thể và phi vật thể. Di sản này rải rộng trên cả nước từ Bắc chí Nam, là kết quả lao động sáng tạo của nhân dân ta, của cộng động các thành phần dân tộc Việt Nam, của các nhà văn hóa kiệt xuất tiêu biểu cho trí tuệ và tâm hồn dân tộc. Di sản này được kết tinh trong một số di sản đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới nghĩa là hàm chứa những giá trị mang ý nghĩa toàn cầu như Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình, phố cổ Hội An. Do thái độ phê phán trước đây về nhà Nguyễn nên một thời việc bảo tồn, phát huy giá trị của di sản này có phần bị hạn chế.
Trong số những vấn đề đặt ra trong hội thảo, bên cạnh những vấn đề nhất trí như trên còn những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu và thảo luận:
+ Về hành động Nguyễn Ánh cầu cứu đem 5 vạn quân Xiêm vào Gia Định, ký hiệp ước Versailles năm 1787, dựa vào lực lượng viện trợ của Bá Đa Lộc. Trên thực tế 5 vạn quân Xiêm đã bị quân Tây Sơn đánh tan ở trận Rạch Gầm- Xoài Mút năm 1785 và hiệp ước Versailles không được thực thi vì sự bùng nổ của cách mạng Pháp năm 1789. Còn viện trợ do Bá Đa Lộc vận động từ các thuộc địa Pháp thì lực lượng tuy không nhiều nhưng cũng có tác dụng giúp Nguyễn Ánh trong việc xây thành lũy, huấn luyện quân sĩ, phát triển thủy quân, mua sắm vũ khí... và hoàn toàn năm trong sự kiểm soát của Nguyễn Ánh. Khi xem xét ngoại viện, điều quan trọng là cần phân tích và làm sáng tỏ hành động cầu ngoại viện có được kiểm soát trên cơ sở giữ được chủ quyền, đưa lại lợi ích cho đất nước hay không, nếu dẫn đến mất chủ quyền, mất độc lập là phạm tội làm mất nước, một tội ác không thể dung thứ. Trên tinh thần đó, tuy còn những khác biệt nhất định nhưng hội thảo đều cho rằng hành động đưa 5 vạn quân Xiêm vào Gia Định là một “điểm mờ”, một “tỳ vết” trong cuộc đời của Nguyễn Ánh.
- Vấn đề canh tân đất nước của triều Nguyễn được thảo luận khá sôi nổi và còn những ý kiến khác biệt. Mọi người đều thống nhất cho rằng trong bối cảnh thế kỷ XIX, canh tân đất nước là một yêu cầu bức xúc ảnh hưởng đến sự tồn vong của dân tộc. Trên bình diện thế giới, khi các nước phương Tây đã bước vào thời đại phát triển tư bản chủ nghĩa và văn minh công nghiệp thì tình trạng tiền tư bản và tiền công nghiệp của Việt Nam và phương Đông nói chung đã bộc lộ sự chậm tiến, sự lạc hậu so với thời đại. Nếu không canh tân để khắc phục tình trạng lạc hậu của đất nước thì khó bảo toàn được sự tồn tại độc lập của quốc gia, không tạo nên tiềm lực để đương đầu thắng lợi với những thách thức mới của thời đại. Thời nhà Nguyễn đã có nhiều đề nghị cải cách dâng lên nhà vua. Nhưng chúng ta nên phân biệt những đề nghị cải cách như sửa đổi ít nhiều chế độ tuyển dụng quan lại, quản lý công trình thủy lợi, mở mang khai hoang, chỉnh đốn giáo dục... trên nền tảng không thay đổi của kết cấu kinh tế xã hội phong kiến, với những cải cách mở cửa khai thông giao thương, phát triển công thương nghiệp, học tập kỹ thuật phương Tây, nâng cao trình độ quốc phòng... vươn lên tầm nhìn thời đại. Những cải cách sau mãi đến thời Tự Đức mới xuất hiện với những điều trần đầy tâm huyết và nỗi trăn trở của những trí thức cấp tiến như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Đặng Huy Trứ, Bùi Viện... xu hướng cải cách như vậy là chậm tuy vua Tự Đức có lúc quan tâm, nhưng không chấp nhận và thực hiện như một chủ trương của triều đình. Đây là mặt hạn chế lớn của triều Nguyễn.
- Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến 1884 do triều Nguyễn lãnh đạo đã kết thúc thất bại. Hội thảo nhất trí nhận định để mất nước là một trách nhiệm nặng nề không thể thoái thác và biện hộ của triều Nguyễn với cương vị triều đình nắm chủ quyền quốc gia. Nhưng nguyên do mất nước cần phải nghiên cứu sâu sắc trong những nguyên nhân trực tiếp và sâu xa, nguyên nhân chủ quan và khách quan, đặc biệt phải đặt trong bối cảnh khu vực và thế giới, cần so sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á và Đông Á. Những nguyên nhân trực tiếp thì khá rõ như chủ trương không nhất quán khi chủ chiến và chủ nhà, tổ chức và lãnh đạo kháng chiến phạm nhiều sai lầm về chiến lược và chiến thuật, nhất là không huy động được sức mạnh đoàn kết dân tộc, sức mạnh toàn dân đánh giặc, bỏ lỡ nhiều cơ hội đáng tiếc... nhưng hội thảo nhận thấy cần nghiên cứu sâu hơn trong cả quá trình dẫn đến thất bại của triều Nguyễn, trong đó mối quan hệ giữa canh tân đất nước và bảo vệ độc lập dân tộc là rất quan trọng.
Thành công lớn nhất của hội thảo đã đạt được sự nhất trí cao đến mức độ đồng thuận cho rằng thái độ phê phán, lên án toàn diện các chúa Nguyễn và triều Nguyễn trước đây dù có lý do của nó, nhưng đã đến lúc cần phải thay đổi. Kéo dài nhận thức cũ đã gây ra sự phản đối trong nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, đã tạo nên nhiều phản ứng bất bình trong tâm lý xã hội và công luận. Trên cơ sở đó, hội thảo đã xác lập một nhận thức mới về thời kỳ các chúa Nguyễn và triều Nguyễn, công nhận và tôn vinh những cống hiến lớn lao của chúa Nguyễn và triều Nguyễn trong sự nghiệp mở mang lãnh thổ về phía Nam, thống nhất đất nước và xây dựng quốc gia thống nhất trên lãnh thổ rộng lớn tương ứng với lãnh thổ Việt Nam hiện đại và để lại một di sản văn hóa đồ sộ, một bộ phận tạo thành quan trọng của di sản văn hóa dân tộc. Hội thảo cũng nhất trí nêu lên những mặt hạn chế của thời kỳ chúa Nguyễn và triều Nguyễn. Tuy còn nhiều vấn đề đang tồn tại nhưng hội thảo đã tạo nên một hướng nhận thức mới để cùng tiếp tục nghiên cứu và thảo luận. Đây là một đổi mới quan trọng trong nhận thức về chúa Nguyễn và triều Nguyễn. Nhưng cần nhấn mạnh “đổi mới” hoàn toàn không có nghĩa là lật ngược lại vấn đề, chuyển từ cực đoan phê phán sang cực đoan tôn vinh một chiều mà là nhận thức lại trên cơ sở những kết quả nghiên cứu khoa học mới nhất ở trong nước và trên thế giới với những luận chứng khoa học có sức thuyết phục.
Những kết quả của hội thảo cần được quảng bá trong xã hội, cần được tiếp thu trong chỉ đạo công việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa, trong biên soạn lịch sử Việt Nam, trong chỉnh sửa sách giáo khoa phổ thông. Tất nhiên hội thảo khoa học chỉ đưa ra các tư vấn và kiến nghị khoa học, còn công việc thực thi thuộc trách nhiệm của các cơ quan chức năng của hệ thống chính trị hiện nay.
Nhận thức lịch sử một cách khách quan, trung thực, công bằng là trách nhiệm của giới sử học và các thế hệ hôm nay, biểu thị một thái độ sòng phẳng đối với quá khứ. Đó cũng chính là cơ sở khoa học quan trọng để giải tỏa những bất bình, những mặc cảm bị dồn nén bở những nhận thức sai lầm trước đây, từ đó góp phần ổn định xã hội, tăng cường sự đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp chấn hưng dân tộc, xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh hiện nay.