K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 3 2018

đang đi tới cuộc họp , bất ngờ gặp bọn lính Pháp đang đi tuần , Kim Đồng nhanh trí huyết sáo cho ông ké ngồi vào tảng đá ven đường giả bộ người đi đường nghỉ chân . Tên sĩ quan Pháp hỏi :

- Mày đi đâu ?

Kim Đồng chỉ vào ông ké :

- Tôi đi đón thầy mo về chữa bệnh cho mẹ tôi .

- Hử , mày nói thật ?

- Mẹ tôi ốm nặng , kêu tôi đi gọi thầy mo về .

Quay về phía ông ké , Kim Đồng nói lớn :

- Già ơi đi thôi . Đường về nhà cháu còn xa lắm , mẹ cháu yếu lắm rồi .

Vậy là Kim Đồng và ông ké đã an toàn tới cuộc họp .

kb và k mk nha

19 tháng 5 2020

CẢM ƠN NHÌU

20 tháng 3 2019

Đag đi tới cuộc họp , bất ngờ gặp bọn lính gác đaq đi tuần , Kim Đồng nhanh trí huýt sáo cho ông ké ngồi vào tange đá ven đường giả vờ như người đi đưởng nghỉ chấn . Tên sĩ quan Pháp hỏi :

 - Mày đi đâu ?

Kim Đồng chỉ vào ông ké :

- Tôi đi đón thầy mo về chữa bệnh cho mẹ tôi !

- Hử , mày nói thật ?

- Mẹ tôi ốm nặng , kêu tôi đi gọi thầy mo về

- Già ơi , đi thôi . Đường về nhà cháu còn xa lắm , mẹ cháu yếu lắm rồi !

Vậy là Kim Đồng và ông ké đã an toàn tới cuộc họp

k mk nha 

30 tháng 10 2019

Kể lại chuyện Yết Kiêu theo đoạn:

Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.

Năm đó, giặc Nguyên kéo binh hùng, tướng dữ sang với ý định làm cỏ nước ta. Đến đâu, chúng cũng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân ngập tràn oán hận.

Đoạn 2:

Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông. Là một chàng tuấn tú dũng mãnh, chuyên nghề đánh cá vốn nổi tiếng về tài bơi lội. Yết Kiêu có một tấm lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc. Chàng quyết chí lên tận kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông xin với nhà vua cho chàng được đầu quân đánh giặc. Nhà vua bằng lòng và bảo chàng hãy chọn lấy một thứ binh khí cho mình. Yết Kiêu chỉ xin với nhà vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua hết sức kinh ngạc, không hiểu chàng xin dùi để làm gì. Yết Kiêu bèn tâu: "Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn sâu hàng giờ dưới nước." Nhà vua hết lời khen ngợi chàng và muốn biết ai là người dạy chàng. Chàng kính cẩn tâu đó là cha ông mình. Nhà vua lại gặng hỏi ai là người dạy ông chàng. Yết Kiêu đáp: "Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy."

Đoạn 3:

Cùng lúc ấy, ở làng quê nơi cách xa thăm thẳm kinh thành, có một người cha già đang vào ra, một mình vò võ. Ông nhớ mãi phút chia tay bịn rịn với từng câu nói đầy xúc động yêu thương của Yết Kiêu, đứa con trai hiếu thảo của mình. Thấy cha không được vui vì sắp phải xa con, Yết Kiêu cũng cố nén lòng mình: "Cha ơi! Nước mất thì nhà tan..." Ông vội ngăn lời vỗ về con: "Con mau lên đường lo việc lớn. Đừng lo cho cha." Người cha đó, thân phụ của Yết Kiêu giờ đây đang ngày đêm mong ngóng con mau lập công lớn, chiến thắng trở về.

12 tháng 3 2017

Kể lại chuyện Yết Kiêu theo đoạn:

Đoạn 1: Giặc Nguyên xâm lược nước ta.

Năm đó, giặc Nguyên kéo binh hùng, tướng dữ sang với ý định làm cỏ nước ta. Đến đâu, chúng cũng làm nhiều điều bạo ngược khiến lòng dân ngập tràn oán hận.

Đoạn 2:

Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông. Là một chàng tuấn tú dũng mãnh, chuyên nghề đánh cá vốn nổi tiếng về tài bơi lội. Yết Kiêu có một tấm lòng yêu nước nồng nàn, căm thù giặc sâu sắc. Chàng quyết chí lên tận kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông xin với nhà vua cho chàng được đầu quân đánh giặc. Nhà vua bằng lòng và bảo chàng hãy chọn lấy một thứ binh khí cho mình. Yết Kiêu chỉ xin với nhà vua một chiếc dùi sắt. Nhà vua hết sức kinh ngạc, không hiểu chàng xin dùi để làm gì. Yết Kiêu bèn tâu: "Để dùi thủng chiến thuyền của giặc vì thần có thể lặn sâu hàng giờ dưới nước." Nhà vua hết lời khen ngợi chàng và muốn biết ai là người dạy chàng. Chàng kính cẩn tâu đó là cha ông mình. Nhà vua lại gặng hỏi ai là người dạy ông chàng. Yết Kiêu đáp: "Vì căm thù giặc và noi gương người xưa mà ông của thần tự học lấy."

Đoạn 3:

Cùng lúc ấy, ở làng quê nơi cách xa thăm thẳm kinh thành, có một người cha già đang vào ra, một mình vò võ. Ông nhớ mãi phút chia tay bịn rịn với từng câu nói đầy xúc động yêu thương của Yết Kiêu, đứa con trai hiếu thảo của mình. Thấy cha không được vui vì sắp phải xa con, Yết Kiêu cũng cố nén lòng mình: "Cha ơi! Nước mất thì nhà tan..." Ông vội ngăn lời vỗ về con: "Con mau lên đường lo việc lớn. Đừng lo cho cha." Người cha đó, thân phụ của Yết Kiêu giờ đây đang ngày đêm mong ngóng con mau lập công lớn, chiến thắng trở về.

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Người liên lạc nhỏ1. Sáng hôm ấy, anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn. Một ông ké đã chờ sẵn ở đấy. Ông mỉm cười hiền hậu : - Nào, bác cháu ta lên đường !    Ông ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai cửa tay. Trông ông như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước, ông ké lững thững theo...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Người liên lạc nhỏ

1. Sáng hôm ấy, anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn. Một ông ké đã chờ sẵn ở đấy. Ông mỉm cười hiền hậu :

 - Nào, bác cháu ta lên đường !

    Ông ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai cửa tay. Trông ông như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước, ông ké lững thững theo đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người đằng sau tránh vào ven đường. 

2. Đến quãng suối, vừa qua cầu thì gặp Tây đồn đem lính đi tuần. Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo. Ông ké dừng lại, tránh sau lưng một tảng đá. Lưng đá to lù lù, cao ngập đầu người. Nhưng lũ lính đã trông thấy. Chúng nó kêu ầm lên. Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá, thản nhiên nhìn bọn lính, như người đi đường xa, mỏi chân, gặp được tảng đá phẳng thì ngồi nghỉ chốc lát. 

3. Nghe đằng trước có tiếng hỏi : - Bé con đi đâu sớm thế ? Kim Đồng nói : - Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm. Trả lời xong, Kim Đồng quay lại gọi : - Già ơi ! Ta đi thôi ! Về nhà cháu còn xa đấy !Mắt giặc tráo trưng mà hóa thong manh. Hai bác cháu đã ung dung đi qua trước mặt chúng. Những tảng đá ven đường sáng rực lên như vui trong nắng sớm. - Kim Đồng (1928-1943) : người dân tộc Nùng, tên thật là Nông Văn Dền, quê ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, hi sinh lúc 15 tuổi. 

– Ông ké : người đàn ông cao tuổi (cách gọi của một vài dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc). - Nùng : một dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở Việt Bắc. 

- Tây đồn : tên quan Pháp chỉ huy đồn. 

 

- Thầy mo : thầy cúng ở miền núi. - Thong manh : (mắt) bị mù hoặc nhìn không rõ, nhưng trông bề ngoài vẫn gần như bình thường.

Anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến gặp ai ?

A. Một thanh niên

B. Một nhóm người lạ

C. Một ông ké    

2
20 tháng 10 2019

Lời giải:

Anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến gặp ông ké.

3 tháng 3 2022

C. một ông ké 

9 tháng 8 2023

Tham khảo: Kể lại câu chuyện về Ngô Quyền

- Tên danh nhân: Ngô Quyền

- Câu chuyện:

+ Ngô Quyền quê ở tại Đường Lâm  (Sơn Tây - Hà Nội), cha là Ngô Mân - một Hào trưởng có tài đức. Ngô Quyền thông minh, văn võ song toàn, được Dương Đình Nghệ gả con gái là Dương Thị Ngọc và cho cai quản đất Ái Châu (Thanh Hóa).

+ Năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông theo đường biển ồ ạt tiến sang xâm lược nước ta. Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền đã gấp rút chuẩn bị kế hoạch đối phó với quân Nam Hán. Vùng cửa sông Bạch Đằng được lựa chọn để bố trí trận địa đánh giặc.

+ Sau chiến thắng vang dội  trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền  lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội), mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.

- Điều em học hỏi được từ danh nhân: lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm; thái độ chủ động, thông minh và tinh thần sáng tạo,…

1 tháng 10 2017

- Đoạn 1 (Giặc Nguyên xâm lược nước ta): Năm ấy, giặc Nguyên xâm lấn nước ta. Chúng gây ra bao điều bạo ngược khiến lòng dân vô cùng oán hận. Ở một làng nọ có chàng trai tên là Yết Kiêu làm nghề đánh cá. Chàng căm thù giặc.

- Đoạn 2 (Yết Kiêu đến Kinh đô Thăng Long yết kiến vua Trần Nhân Tông): Chàng lên kinh đô yết kiến vua xin vua cho đi dẹp giặc. Nghe Yết Kiêu nói lên tâm nguyện của mình, nhà vua mừng lắm.Nhà vua hỏi chàng cần binh khí gì để ra trận, Yết Kiêu tâu xin cho mình một chiếc dùi sắt. Nhà vua rất ngạc nhiên không hiểu vì sao. Yết Kiêu bèn tâu: “Để dùi thủng thuyền của giặc vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước". Nhà vua rất kinh ngạc và khâm phục tài năng của Yết Kiêu. Ngài bèn hỏi có được tài như vậy do ai dạy, Yết Kiêu bèn tâu đó là cha, là ông chàng. Nhà vua lại gặng hỏi ai dạy ông chàng. Yết Kiêu bèn cẩn đáp. Vì căm thù giặc và noi gương ngày xưa mà ông thần tự học lấy".

- Đoạn 3 (Cha của Yết Kiêu ở quê nhà nhớ con, nhớ câu chuyện giữa hai cha con trước lúc Yết Kiêu lên đường.): Ở quê nhà, cha Yết Kiêu thương nhớ chàng vô cùng. Ông nhớ lại, từng hình ảnh, từng lời nói của con trai trước lúc đi giữa hai cha con ...) xa. Nhớ giọng nói nghẹn ngào của con: Cha ơi ! Nước mất thì nhà tan, ... Hôm ấy ông cũng đã cố nén lòng mình để nói cho yên lòng con : “Con cứ đi đi...” Nhớ con một phần, phần còn lại ông lại thầm mong cho con có thể đem tài giúp vua, giúp nước, thắng trận trở về.

25 tháng 9 2017

Đáp án: A

29 tháng 6 2018

Em có thể đặt tên truyện như sau: “Đáng đời kẻ lừa bịp”; “Một cú trả miếng ngoạn mục”; “Kẻ gian bị trừng phạt”, ...