Câu 31: Ở người bình thường, trung bình mỗi phút tim đập bao nhiêu lần ?
A. 85 lần B. 75 lần C. 60 lần D. 90 lần
Câu 32: Nhịp tim sẽ không tăng lên trong trường hợp nào sau đây ?
A. Khi bị khuyết tật tim (hẹp hoặc hở van tim, xơ phổi, mạch máu xơ cứng…)
B. Khi sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, hêrôin,…
C. Khi cơ thể trải qua cú sốc nào đó: sốt cao, mất máu, mất nước hoặc lo lắng, sợ hãi kéo dài
D. Khi đi bộ
Câu 33: Khi chảy máu ở động mạch ở vùng cổ tay cách sơ cứu đúng theo trình tự ?
(1) Buộc garô dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương, với lực ép đủ làm cầm máu.
(2) Sát trùng vết thương đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồi băng lại.
(3 )Dùng ngón tay cái dò tìm vị trí động mạch cánh tay, khi thấy dấu hiệu mạch đập rõ thì bóp mạnh để làm ngừng chảy máu ở vết thương vài ba phút.
(4) Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
A. (3) – (1) – (2) – (4) B. (1) – (2) – (3) –(4)
C. (4) – (2) – (3) –(1) D. (1) – (3) – (2) –(4)
Câu 34: Chọn phát biểu sai?
A. Nên thở bằng mũi thay vì thở bằng miệng vì lỗ mũi có nhiều lông để cản bớt bụi trong không khí khi ta hít vào.
B. Nên thở bằng mũi thay vì thở bằng mũi còn có nhiều tuyến tiết dịch nhầy để cản bụi, diệt khuẩn, tạo độ ẩm.
C. Nên thở bằng miệng thì hít được nhiều không khí hơn
C. Thở bằng mũi còn chứa nhiều mao mạch để sưởi ấm không khí khi hít vào hơn so với thở bằng miệng
Câu 35: Khi luyện thở thường xuyên và vừa sức, chúng ta sẽ làm tăng
A. Dung tích sống của phổi. B. Lượng khí cặn của phổi.
C. Khoảng chết trong đường dẫn khí. D. Lượng khí lưu thông trong hệ hô hấp.
Câu 36: Vì sao công nhân làm trong các hầm mỏ than có nguy cơ bị mắc bệnh bụi phổi cao?
A. Môi trường làm việc có bụi than, cứ hít vào là sẽ mắc bệnh
B. Môi trường làm việc quá sức nên dễ bị bệnh
C. Hệ bài tiết không bài tiết hết bụi than hít vào
D. Vì hít vào nhiều bụi than, hệ hô hấp không thể lọc sạch hết được
Câu 37: Sắp xếp các quá trình sau theo diễn biến của quá trình tiêu hóa xảy ra trong cơ thể.
A. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân.
B. Ăn và uống => tiêu hóa thức ăn => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng => thải phân.
C. Ăn và uống => vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => hấp thụ các chất dinh dưỡng => tiêu hóa thức ăn => thải phân.
D. Ăn và uống => hấp thụ các chất dinh dưỡng =>vận chuyển thức ăn trong ống tiêu hóa => tiêu hóa thức ăn => thải phân.
Câu 38: Về mặt sinh học, câu thành ngữ: " nhai kĩ no lâu" có ý nghĩa gì?
A. Nhai kĩ thì ăn được nhiều hơn
B. Nhai kĩ làm thức ăn biến đổi thành những phân tử rất nhỏ, tạo điều kiện cho các enzim phân giải hết thức ăn, do đó có nhiều chất nuôi cơ thể hơn
C. Nhai kĩ thời gian tiết nước bọt lâu hơn
D. Nhai kĩ tạo cho ta cảm giác ăn được nhiều hơn nên no
Câu 39: Các hoạt động tiêu hóa diễn ra ở dạ dày là:
1. Tiết dịch vị.
2. Tiết nước bọt
3. Tạo viên thức ăn
4. Biến đổi lí học của thức ăn: sự co bóp của dạ dày
5. Nuốt
6. Biến đổi hóa học của thức ăn: nhờ các enzyme
7. Đẩy thức ăn xuống ruột.
Những hoạt động tiêu hóa ở dạ dày là:
A. 1,2,4,6 B. 1,4,6,7 C. 2,4,5,7 D. 1,4,5,7
Câu 40: Khi ăn rau sống không được rửa sạch, ta có nguy cơ
A. Mắc bệnh sởi. B. Nhiễm giun sán. C. Mắc bệnh lậu. D. Nổi mề đay.
bài lớp 3 à bn
a. Số nhịp tim bình thường trong 9 phút:
90 * 9 = 810 ( nhịp )
b. Số nhịp tim đập trong 6 phút khi vận động mạnh
220 * 6 = 1320 (nhịp)
ĐS:...