K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

phầnl: đọc đoạn trích sau và thực hiện  các yêu cầu :Hàng loạt clip học trò đánh nhau tung lên mạng trong thời gian qua giúp "vỡ lẽ" phần nào thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay. Qua các clip, không chỉ thấy hành vi ra đòn, đánh nhau của học trò mà còn lộ ra một thực tế nhức nhối và đáng ngại đó là thái độ nhởn nhơ, vô cảm của những học trò khác.Quanh các vụ đánh nhau, hỗn chiến tuổi...
Đọc tiếp

phầnl: đọc đoạn trích sau và thực hiện  các yêu cầu :

Hàng loạt clip học trò đánh nhau tung lên mạng trong thời gian qua giúp "vỡ lẽ" phần nào thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay. Qua các clip, không chỉ thấy hành vi ra đòn, đánh nhau của học trò mà còn lộ ra một thực tế nhức nhối và đáng ngại đó là thái độ nhởn nhơ, vô cảm của những học trò khác.Quanh các vụ đánh nhau, hỗn chiến tuổi học đường, không thiếu những cô cậu học trò trong "tà áo trắng tinh khôi" đứng xung quanh hét hò, cổ vũ. Nhiều học trò còn tranh thủ làm duyên, tạo dáng khi những chiếc điện thoại chĩa vào để chụp, quay lại hiện trường.Y như các em đang dự một lễ hội hay tham gia một hoạt động ngoại khóa vui chơi, giải trí nào đó chứ không phải đứng trước tình cảnh bạn bè mình đánh nhau.Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực!

Có thể nói hiện nay, bạo lực học đường là biểu hiện sự tụt dốc của đạo đức, của lòng nhân ái. Nhưng thái độ vô cảm đến mức nhởn nhơ, cổ vũ bạo lực mới là sự tút dốc về nhân cách đáng sợ nhất. Thái độ đó chính là mầm mống nuôi dưỡng của bạo lực.

c1: chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên ?
c2: nêu nội dung chính của đoạn văn trên ?
c3: nêu tác dụng của biện pháp tu từ đc sử dụng trong câu sau :" Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực"

 

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Hàng loạt clip học trò đánh nhau tung lên mạng trong thời gian qua giúp “vỡ lẽ” phần nào thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay. Qua các clip, không chỉ thấy hành vi ra đòn, đánh nhau của học trò mà còn lộ ra một thực tế nhức nhối và đáng ngại đó là thái độ nhởn nhơ, vô cảm của những học trò khác. Quanh các vụ đánh nhau, hỗn chiến tuổi học...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Hàng loạt clip học trò đánh nhau tung lên mạng trong thời gian qua giúp “vỡ lẽ” phần nào thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay. Qua các clip, không chỉ thấy hành vi ra đòn, đánh nhau của học trò mà còn lộ ra một thực tế nhức nhối và đáng ngại đó là thái độ nhởn nhơ, vô cảm của những học trò khác. Quanh các vụ đánh nhau, hỗn chiến tuổi học đường, không thiếu những cô cậu học trò trong “tà áo trắng tinh khôi” đứng xung quanh hét hò, cổ vũ. Nhiều học trò còn tranh thủ làm duyên, tạo dáng khi những chiếc điện thoại chĩa vào để chụp, quay lại hiện trường. Y như các em đang dự một lễ hội hay tham gia một hoạt động ngoại khóa vui chơi, giải trí nào đó chứ không phải đứng trước tình cảnh bạn bè mình đánh nhau. Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực!

Có thể nói hiện nay, bạo lực học đường là biểu hiện sự tụt dốc của đạo đức, của lòng nhân ái. Nhưng thái độ vô cảm đến mức nhởn nhơ, cổ vũ bạo lực mới là sự tụt dốc về nhân cách đáng sợ nhất. Thái độ đó chính là mầm mống nuôi dưỡng của bạo lực.

(Trích “Khi học trò nhởn nhơ trước bạo lực học đường” dantri.com.vn)

Câu 1 (0,5 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2 (0,5 điểm): Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

Câu 3 (1,0 điểm): Hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực”.

Câu 4 (1,0 điểm): Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì cho bản thân?

1
20 tháng 8 2021

Câu 1: tự sự

Câu 2: NDC: thực trạng của bạo lực học đường hiện nay.

 

phầnl: đọc đoạn trích sau và thực hiện  các yêu cầu :Hàng loạt clip học trò đánh nhau tung lên mạng trong thời gian qua giúp "vỡ lẽ" phần nào thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay. Qua các clip, không chỉ thấy hành vi ra đòn, đánh nhau của học trò mà còn lộ ra một thực tế nhức nhối và đáng ngại đó là thái độ nhởn nhơ, vô cảm của những học trò khác.Quanh các vụ đánh...
Đọc tiếp

phầnl: đọc đoạn trích sau và thực hiện  các yêu cầu :

Hàng loạt clip học trò đánh nhau tung lên mạng trong thời gian qua giúp "vỡ lẽ" phần nào thực trạng bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay. Qua các clip, không chỉ thấy hành vi ra đòn, đánh nhau của học trò mà còn lộ ra một thực tế nhức nhối và đáng ngại đó là thái độ nhởn nhơ, vô cảm của những học trò khác.Quanh các vụ đánh nhau, hỗn chiến tuổi học đường, không thiếu những cô cậu học trò trong "tà áo trắng tinh khôi" đứng xung quanh hét hò, cổ vũ. Nhiều học trò còn tranh thủ làm duyên, tạo dáng khi những chiếc điện thoại chĩa vào để chụp, quay lại hiện trường.Y như các em đang dự một lễ hội hay tham gia một hoạt động ngoại khóa vui chơi, giải trí nào đó chứ không phải đứng trước tình cảnh bạn bè mình đánh nhau.Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực!

Có thể nói hiện nay, bạo lực học đường là biểu hiện sự tụt dốc của đạo đức, của lòng nhân ái. Nhưng thái độ vô cảm đến mức nhởn nhơ, cổ vũ bạo lực mới là sự tút dốc về nhân cách đáng sợ nhất. Thái độ đó chính là mầm mống nuôi dưỡng của bạo lực.

c1: chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên ?
c2: nêu nội dung chính của đoạn văn trên ?
c3: nêu tác dụng của biện pháp tu từ đc sử dụng trong câu sau :" Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả hê với bạo lực"

1
24 tháng 3 2021

Gợi ý trả lời:

Câu 1: Thao tác lập luận bình luận (0,5)

Câu 2: Biểu hiện (0,5):

– Đứng xung quanh hò hét cổ vũ

– Dùng điện thoại để chụp, quay lại cảnh bạo lực

Câu 3: Hậu quả của nạn bạo lực học đường (1,0):

– Ảnh hướng tới sức khỏe, tinh thần của nạn nhân

– Đối với người gây ra bạo lực: ảnh hướng tới nhân cách, công việc, học tập, tương lai.

– Gây ra tình trạng bất ổn trong xã hội, gây hoang mang dư luận

Câu 4:  (1.0) Học sinh nêu được quan điểm của mình về biện pháp hạn chế nạn bạo lực học đường, câu trả lời hợp lí, thuyết phục và đảm bảo đúng chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

ko đúng thì thôi còn đúng thì tk nha

Đề 6:Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)          Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:          Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi...
Đọc tiếp

Đề 6:

Phần I. Đọc hiểu (3 điểm)

          Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

          Năm tháng qua đi, bạn sẽ nhận ra rằng ước mơ không bao giờ biến mất. Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất. Nếu bạn không theo đuổi nó, chắc chắn nó sẽ trở lại một lúc nào đó, day dứt trong bạn, thậm chí dằn vặt bạn mỗi ngày. Nếu vậy, sao bạn không nghĩ đến điều này ngay từ bây giờ?

        Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn. Sống một cuộc đời cũng như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn.

           Dan Zadra viết rằng: “Đừng để ai đánh cắp ước mơ của bạn”. Vậy thì hãy tìm ra ước mơ cháy bỏng nhất của mình, nó đang nằm ở nơi sâu thẳm trong tim ta đó, như một ngọn núi lửa đợi chờ được đánh thức…

          (Theo Phạm Lữ Ân, Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr.43-44)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Caau2. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu văn: Kể cả những ước mơ rồ dại nhất trong lứa tuổi học trò – lứa tuổi bất ổn định nhất.

 Câu 3.Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau: “Sống một cuộc đời cũng giống như vẽ một bức tranh vậy. Nếu bạn nghĩ thật lâu về điều mình muốn vẽ, nếu bạn dự tính được càng nhiều màu sắc mà bạn muốn thể hiện, nếu bạn càng chắc chắn về chất liệu mà bạn sử dụng, thì bức tranh trong thực tế càng giống với hình dung của bạn. Bằng không, có thể nó sẽ là những màu sắc mà người khác thích, là bức tranh mà người khác ưng ý, chứ không phải bạn”.

Câu 4. “Ước mơ cháy bỏng nhất” của em là gì? Em sẽ làm gì để biến ước mơ đó thành hiện thực? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng).

0
Đề 2.I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước. Mình cũng nhưnhững thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom rơi đạn nổ.Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống vànhững người đã chết....
Đọc tiếp

Đề 2.
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ước mơ bây giờ là đánh thắng giặc Mỹ, là Độc lập, Tự do của đất nước. Mình cũng như
những thanh niên khác đã lên đường ra tiền tuyến và tuổi trẻ qua đi giữa tiếng bom rơi đạn nổ.
Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và
những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường.
Tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt. Và gì nữa,
phải chăng mùa xuân của tuổi trẻ cũng vẫn thắm đượm thêm vì màu sắc của mơ ước và yêu
thương vẫn ánh lên trong những đôi mắt nhìn mình. Một đôi mắt đen thâm quầng vì thức đêm
nhưng bao giờ đến với mình cũng là niềm vui và sôi nổi. Một đôi mắt long lanh dưới hàng mi dài
cũng vậy bao giờ cũng đến với mình tha thiết tin yêu. Và đôi mắt tinh ranh của một người bạn
gái nhìn mình như hiểu hết, như trao hết niềm tin. Th. ơi! Đó phải chăng là hạnh phúc mà chỉ Th
mới được hưởng mà thôi? Hãy vui đi, hãy giữ trọn trong lòng niềm mơ ước và đề màu xanh của
tuổi trẻ ngời rạng mãi trong đôi mắt và nụ cười nghe Thùy!
(Trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, NXB Hội Nhà văn, 2005)
Câu 1 (0,5 điểm): Tại thời điểm viết những dòng nhật kí trên, tác giả ước mơ điều gì ?
Câu 2 (1,0 điểm): Gọi tên các phép liên kết hình thức và chỉ ra từ ngữ làm phương tiện của các
phép liên kết ấy trong hai câu văn sau: "Một đôi mắt long lanh dưới hàng mi dài cũng vậy bao
giờ cũng đến với mình tha thiết tin yêu. Và đôi mắt tinh ranh của một người bạn gái nhìn mình
như hiểu hết, như trao hết niềm tin."
Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: "Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong
thử thách gian lao của chiến trường." Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu văn đó thuộc kiểu câu nào?
(1.0)
Câu 4 (0,5 điểm): Nêu tác dụng của điệp ngữ “tuổi trẻ của mình” trong những câu văn sau:
"Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và
những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường
Tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt."
Câu 5 (1,0 điểm): Nhận xét về hoàn cảnh sống, chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Đặng
Thùy Trâm qua đoạn nhật kí trên.
 

2
3 tháng 7 2021

THAM KHẢO

 

Câu 1 ) Tại thời điểm viết dòng nhật kí trên tác giải có ước mơ : Đánh giặc Mỹ , Ước mơ đất ước được độc lập tự do .

Câu 2 ) Phép liên kết : ( Liên kết giữa 2 đoạn ) 

Phép nối : Và

Phép lặp : Đôi mắt 
Câu 3 ) Câu văn đó thuộc kiểu câu : Trần thuật 

Câu 4 ) Điệp ngữ " Tuổi trẻ của mình " 

=> Nhấn mạnh sự gian khổ , khó khăn của tuổi trẻ những lại rất nhiệt huyết , sôi động , giàu lí tưởng cách mạng , bảo vệ quê hương , tổ quốc .

Câu 5 )Nhận xét về hoàn cảnh sống, chiến đấu và vẻ đẹp tâm hồn của tác giả Đặng Thùy Trâm qua đoạn nhật kí trên : 

- Hoàn cảnh sống , chiến đấu : Gian khổ , gặp nhiều khó khăn trở ngại , hoàn cảnh sống còn thiếu thốn , khổ cực nơi chiến trường khốc liệt . 

- Vẻ đẹp tâm hồn  : Giản dị , hồn nhiên , nhưng rất mạnh mẽ ( Dám đối mặt với khó khăn ) 

3 tháng 7 2021

1. Tác giả mơ ước đánh thắng giặc, giành độc lập, tự do cho dân tộc

2. Phép liên kết:

Phép nối: Và

Phép lặp: Đôi mắt

3. Tuổi trẻ của mìnhCN// đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường.VN

Đây là câu đơn

4. Tác dụng: Phép điệp ngữ ''tuổi trẻ của mình'' cho thấy những thanh niên cốn hiến tuổi trẻ của mình, cùng cha ông chiến đấu và bảo vệ tổ quốc]

5. Nhận xét: Hoàn cảnh sống và chiến đấu vô cùng gian nan, khổ cực, dù có khó khăn đến mấy nhưng tác giả vẫn luôn hiện lên tình yêu thương và ánh mắt tràn ngập tình yêu thương

  ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện yêu cầu bên dưới:          “Các em chẳng có gì đặc biệt. Đúng vậy đó! Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ  cười toả sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và các em đã chinh phục được trường trung học....
Đọc tiếp

 

 ĐỌC HIỂU (3.0 điểm):

Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện yêu cầu bên dưới:

          “Các em chẳng có gì đặc biệt. Đúng vậy đó! Chúng tôi đã ở bên cạnh các em trong các trò chơi, vở kịch, các cuộc diễn âm nhạc, hội chợ khoa học. Những nụ  cười toả sáng khi các em bước vào phòng, đáp lại mỗi tin nhắn trên Twitter của các em là những tiếng hô hào hứng. Và các em đã chinh phục được trường trung học. Nhưng đừng lầm tưởng rằng các em là đặc biệt. Mỗi năm có ít nhất 3,2 triệu học sinh tốt nghiệp từ hơn 37000 trường trung học trên toàn quốc. Người Mĩ chúng ta giờ đây yêu danh hiệu hơn những thành công thực sự. Chúng ta coi danh hiệu là mục tiêu và ta sẵn sàng thỏa hiệp, tự hạ thấp các chuẩn mực hoặc phớt lờ thực tế khi cho rằng đó là cách nhanh nhất hoặc duy nhất để có được những thứ có thể đem ra khoe mẽ, để có một vị thế tốt hơn trong xã hội.

          Trước khi các em tỏa đi khắp nơi, tôi kêu gọi các em làm những gì mình thích, tin tưởng. Hãy kháng cự lại sự thỏa mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. Hãy làm như vậy một cách nhanh chóng, bởi mỗi giây phút đều quý giá. Cuộc sống hạnh phúc có ý nghĩa là một thành tựu đòi hỏi nỗ lực chứ không phải thứ từ trên trời rơi xuống. Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến các em. Hãy đứng dậy, bước ra bên ngoài, tự mình  khám phá, tìm kiếm cảm hứng cùng niềm đam mê  và hãy giữ chắc nó  bằng cả hai bàn tay… Và khi đó các em sẽ phát hiện sự thật vĩ đại và lạ lùng của cuộc sống. Đó là lòng vị tha, sống vì người khác mới là điểu tốt đẹp nhất các em có thể làm được cho bản thân. Những niềm vui ngọt ngào nhất trong cuộc sống chỉ đến khi các em nhận ra rằng mình không có gì đặc biệt”.

                               (Trích bài phát biểu  của David Mc Cullough trong lễ tốt nghiệp trung học trường Wellesley 2012- Theo Tuổi trẻ)

      Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên

       Câu 2: Anh /chị hiểu thế nào về câu: “Hãy kháng cự lại sự thỏa mãn nhất thời, vẻ lóng lánh bề ngoài của vật chất, sự tê liệt của lòng tự mãn. “

      Câu 3: Tại sao tác giả lại nói :”Đừng mong chờ cảm hứng và niềm đam mê sẽ tự tìm đến các em”

      Câu 4: Anh chị rút ra được những bài học nào trong cuộc sống  từ bài phát biểu trên?

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Nước ta khác với các nước châu Âu, đang còn trong tình trạng có nhiều bệnh tật do vi trùng, kí sinh gây ra, nay lại theo đòi các nước phát triển, nhiễm thêm các bệnh do thuốc lá; sốt rét, bệnh phong, lao, ỉa chảy chưa thanh toán được, lại thêm ôn dịch thuốc lá này. Nghĩ đến mà kinh! Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Nước ta khác với các nước châu Âu, đang còn trong tình trạng có nhiều bệnh tật do vi trùng, kí sinh gây ra, nay lại theo đòi các nước phát triển, nhiễm thêm các bệnh do thuốc lá; sốt rét, bệnh phong, lao, ỉa chảy chưa thanh toán được, lại thêm ôn dịch thuốc lá này. Nghĩ đến mà kinh! Đã đến lúc mọi người phải đứng lên chống lại, ngăn ngừa nạn ôn dịch này.”

(SGK Ngữ văn 8 - Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn trích trên nằm trong văn bản nào? Nêu rõ xuất xứ của văn bản.

Câu 2 (1.5 điểm): Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên?

Câu 3 (2.5 điểm): Từ đoạn trích và những hiểu biết về văn bản của mình, em hãy lí giải: Tại sao thuốc lá bị coi là một loại ôn dịch.

 

0
Đề số 1I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Các em học sinh thân mến, có lẽ các em sẽ ngạc nhiên khi hôm nay thầy sẽ nói với cácem về căn bệnh mà ít nhiều chúng ta sẽ mắc phải. Căn bệnh này tuy không làm chếtngười ngay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữathì họ có thể trở thành những người vô dụng. Nguy hiểm hơn nữa nếu xã hội...
Đọc tiếp

Đề số 1I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Các em học sinh thân mến, có lẽ các em sẽ ngạc nhiên khi hôm nay thầy sẽ nói với cácem về căn bệnh mà ít nhiều chúng ta sẽ mắc phải. Căn bệnh này tuy không làm chếtngười ngay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữathì họ có thể trở thành những người vô dụng. Nguy hiểm hơn nữa nếu xã hội có nhiềungười mắc bệnh này thì sẽ trở nên nghèo nàn lạc hậu, không bao giờ tiến bộ được. Cănbệnh này làm cho con bệnh dần dần trở thành người có nhân cách thấp kém, sống theo lốibầy đàn và không giúp ích gì cho xã hội.Đó là thầy đang muốn nói về căn bệnh lười, một căn bệnh có nguy cơ lan rộng một cáchnhanh chóng. Bệnh này có những biểu hiện và triệu chứng như sau: lười học, lười nghegiảng, lười làm bài tập, lười suy nghĩ, lười phản biện, lười đặt câu hỏi.Tại sao như vậy? Lười đọc sách hoặc chỉ đọc những cuốn sách nhảm nhí, lười đọc kiếnthức tham khảo; lười lao động, lười làm việc chân tay kể cả những điều phục vụ chochính bản thân mình; lười tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể. Kể ra thì còn nhiềutriệu chứng lười nữa. Chắc rằng mỗi em đều cảm thấy mình đã mắc phải những triệuchứng đó.Mỗi một người đều có một thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lười thìkhoảng thời gian sống đó càng trở nên rất ngắn ngủi. Con bệnh sống một cách uể oải, họkhông suy nghĩ gì, không làm được một việc gì mặc cho thời gian vẫn trôi đi từ giờ nàysang giờ khác, ngày này qua ngày khác, thậm chí năm này qua năm khác”.(Một phút chữa bệnh lười – PGS. TS Văn Như Cương)Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.Câu 2. Vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn trích trên là gì?Câu 3. Theo anh/ chị, vì sao tác giả nói rằng: Căn bệnh này tuy không làm chết ngườingay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữa thì họcó thể trở thành những người vô dụng.Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/ chị?II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm)Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)trình bày suy nghĩ về quan niệm của PGS.TS Văn Như Cương: Mỗi một người đều cómột thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lười thì khoảng thời gian sống đócàng trở nên rất ngắn ngủi.Đề số 1I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“Các em học sinh thân mến, có lẽ các em sẽ ngạc nhiên khi hôm nay thầy sẽ nói với cácem về căn bệnh mà ít nhiều chúng ta sẽ mắc phải. Căn bệnh này tuy không làm chếtngười ngay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữathì họ có thể trở thành những người vô dụng. Nguy hiểm hơn nữa nếu xã hội có nhiềungười mắc bệnh này thì sẽ trở nên nghèo nàn lạc hậu, không bao giờ tiến bộ được. Cănbệnh này làm cho con bệnh dần dần trở thành người có nhân cách thấp kém, sống theo lốibầy đàn và không giúp ích gì cho xã hội.Đó là thầy đang muốn nói về căn bệnh lười, một căn bệnh có nguy cơ lan rộng một cáchnhanh chóng. Bệnh này có những biểu hiện và triệu chứng như sau: lười học, lười nghegiảng, lười làm bài tập, lười suy nghĩ, lười phản biện, lười đặt câu hỏi.Tại sao như vậy? Lười đọc sách hoặc chỉ đọc những cuốn sách nhảm nhí, lười đọc kiếnthức tham khảo; lười lao động, lười làm việc chân tay kể cả những điều phục vụ chochính bản thân mình; lười tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể. Kể ra thì còn nhiềutriệu chứng lười nữa. Chắc rằng mỗi em đều cảm thấy mình đã mắc phải những triệuchứng đó.Mỗi một người đều có một thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lười thìkhoảng thời gian sống đó càng trở nên rất ngắn ngủi. Con bệnh sống một cách uể oải, họkhông suy nghĩ gì, không làm được một việc gì mặc cho thời gian vẫn trôi đi từ giờ nàysang giờ khác, ngày này qua ngày khác, thậm chí năm này qua năm khác”.(Một phút chữa bệnh lười – PGS. TS Văn Như Cương)Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.Câu 2. Vấn đề chính được đề cập đến trong đoạn trích trên là gì?Câu 3. Theo anh/ chị, vì sao tác giả nói rằng: Căn bệnh này tuy không làm chết ngườingay lập tức nhưng nguy hiểm lắm, nếu nhiều người không quyết tâm chạy chữa thì họcó thể trở thành những người vô dụng.Câu 4. Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất với anh/ chị?II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm)Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)trình bày suy nghĩ về quan niệm của PGS.TS Văn Như Cương: Mỗi một người đều cómột thời gian sống rất hữu hạn, nếu họ mắc phải bệnh lười thì khoảng thời gian sống đócàng trở nên rất ngắn ngủi.

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu.Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên toàn cầu. Việc cách li và phong tỏa diễn ra ở nhiều nơi. Các công tỉ, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn, nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục.Con người đối mặt với những thách thức lớn và nhận ra một...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu.

Đại dịch Covid-19 đã gây hoảng loạn và xáo trộn trên toàn cầu. Việc cách li và phong tỏa diễn ra ở nhiều nơi. Các công tỉ, xí nghiệp, trường học đóng cửa hàng loạt. Sản xuất đình trệ, kinh doanh thua lỗ, giáo dục gián đoạn, nhiều hoạt động thường nhật trong cuộc sống cũng không thể tiếp tục.

Con người đối mặt với những thách thức lớn và nhận ra một trong những cách chống chọi với hoàn cảnh chính là quan sát và lắng nghe những gì đang diễn ra để có những điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tại.

Lắng nghe thế giới tự nhiên để tìm nguyên nhân dịch bệnh, chúng ta nhận ra con người đang hủy hoại cuộc sống bình yên của nhiều loài, điều này buộc mỗi người phải thay đổi cách đối xử với môi trường. Lắng nghe chính mình trong những ngày cách li xã hội, chúng ta biết được những gì thật sự cần thiết cho bản thân và chọn lối sống đơn giản hơn. Lắng nghe mọi người xung quanh, chúng ta thấu hiểu được bao nỗi niềm của những mảnh đời cơ cực trong mùa dịch để rồi biết yêu thương nhiều hơn, biết chia sẻ để không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống Covid-19. Chắc hẳn đó cũng là lí do dẫn đến sự ra đời của cây “ATM gạo”, của các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và nhiều chính sách hỗ trợ khác diễn ra trong thời gian này.

Đại dịch Covid-19 đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhưng nó cũng giúp chúng ta phải nhìn lại nhiều thứ và lắng nghe nhiều hơn.

                                          (Thông tin tổng hợp từ báo Thanh Niên và Tuổi Trẻ)

 Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

Câu 2: Dựa vào văn bản, hãy cho biết đại dịch Covid-19 đã gây ra những hoảng loạn và xáo trộn nào trên toàn cầu?

Câu 3: Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 4: Trong cuộc sống, giữa ba việc: lắng nghe chính mình, lắng nghe mọi người xung quanh và lắng nghe thế giới tự nhiên, em quan tâm đến việc nào nhất? Vì sao?

 

0
          Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:          Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm....
Đọc tiếp

          Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

          Có phải chúng ta đang ngày càng ít nói với nhau hơn. Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày, chúng ta những tưởng đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời. Có phải vậy chăng? Có phải ta cũng như loài cá heo có thể giao tiếp với nhau bằng sóng siêu âm. Tiếng nói con người dùng để làm gì nếu không phải để thổ lộ, để giãi bày, để xoa dịu. Nếu muốn được hiểu thì phải được lắng nghe. Nếu muốn được lắng nghe thì phải nói trước đã. Vậy thì còn ngần ngừ chi nữa, hãy nói với nhau đi. Nói với ba, với mẹ, với anh chị, với em, với bạn bè… Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi” dịu dàng! Một tiếng người thực sự ân cần, yêu thương, quan tâm, gần gũi… Và chắc chắn, không phải là chiêm bao.

(Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn 2019)

Câu 1. (0,5 điểm) Xác định và gọi tên một thành phần biệt lập có trong đoạn trích. 

Câu 2. (0,5 điểm) Chỉ ra hai phép liên kết hình thức được sử dụng trong đoạn trích. 

Câu 3. (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của một phép tu từ được sử dụng trong câu: Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng “…ơi” dịu dàng!

Câu 4. (1,0 điểm) Em có đồng tình với ý kiến: Chúng ta gặp nhau qua YM, tin nhắn, chúng ta đọc blog hay những câu status trên Facebook của nhau mỗi ngày là đã biết hết, hiểu hết về nhau mà không cần thốt nên lời? Vì sao?

1
13 tháng 5 2022

1. tp biệt lập: có phải => tp tình thái

2. phép lặp: nói

phép nối: và

3. phép điệp: đừng

=> tác dụng: liệt kê những việc không nên làm

4. không đồng ý vì chúng ta tiếp xúc với nhau gián tiếp sẽ không thể hiểu được hết những cảm xúc, tâm trạng của đối phương (hs chú ý diễn giải cụ thể hơn)