K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 3 2022

tham khảo

Mẹ luôn là người chăm sóc, vun vén cho cả gia đình. Nên khi đọc bài thơ " Mẹ vắng nhà ngày bão" của nhà thơ Đặng Hiến chúng ta thấy được hình bóng gia đình của mình trong đó. Mỗi ngày mẹ sẽ là người chăm lo cho bố con từng miếng ăn giấc ngủ. Nhưng khi một ngày mẹ về quê lại đúng ngày mẹ về quê thật là vất vả. Cơn bão gió to, mưa nhiều ngày này qua ngày khác. Ở nhà ba bố con phải chịu cảnh dột nhà, thế nên ba bố con phải nằm chung để cho đỡ lạnh và không bị ướt. Trong lúc này trong lòng ai cũng nhớ về mẹ, nghĩ lúc này mẹ ở nhà cũng thao thức lo cho bố con ở nhà. Biết là dù mẹ có ở đâu cũng luôn trông ngóng về nhà và lo cho ba cha con. Dù thiếu vắng mẹ thì ba cha con vẫn làm những việc của riêng mình, chị thì đi hái lá cho thỏ ăn, còn em thì chăm đàn ngan. Bố phải đi chợ mưa thức ăn. Và rồi cũng đến lúc cơn bão qua đi cũng là lúc bầu trời trong xanh trở lại và đó cũng là lúc mẹ về. Tác giả sử dụng hình ảnh ngày bão ngày nắng để thấy rằng vắng mẹ thì đó là ngày bão. Còn khi mẹ về ai cũng vui mừng thì đó là ngày nắng mới. 

14 tháng 3 2022

- Phân biệt chiến tranh và hòa bình:

+ Chiến tranh là sự xung đột vũ trang giữa các giai cấp, dân tộc, quốc gia nhằm mục đích kinh tế, chính trị nhất định. Chiến tranh gây đau thương, chết chóc, đói nghèo, bềnh tật..., là thảm họa của loài người

+ Hòa bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang, là mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa các dân tộc. Hòa bình đem lại cuộc sống bình yên, ấm no hạnh phúc cho nhân dân, là khát vọng của nhân loại 

19 tháng 12 2021

Đây là một quan hệ giữa hai nước phải nói là tri kỷ, là đồng minh, là đối tác chiến lược của nhau trong tất cả mọi lĩnh vực kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1950 cho đến nay

5 tháng 9 2018

- Ở cuối văn bản, Mác-két đưa ra một đề nghị: “mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân”.

- Nên hiểu đề nghị này của nhà văn Mác-két là muốn nhấn mạnh: nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình và bảo vệ sự sống trên trái đất, không thể để cho chiến tranh hạt nhân huỷ diệt toàn bộ thành quả tiến hoá của sự sống và văn minh của nhân loại, cần lên án mạnh mẽ những kẻ vì lợi ích ti tiện mà có thể đẩy loài người vào thảm hoạ chiến tranh hạt nhân.

8 tháng 11 2021

giúp mình vs mình đag cần gấp

 

8 tháng 11 2021

Đất nước Việt Nam là một quốc gia đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh. Hơn ai hết, dân tộc VN đều hiểu được những đau thương do chiến tranh mang đến và chúng ta khao khát cuộc sống hòa bình đến nhường nào. Đầu tiên, cuộc sống hòa bình chính là nền tảng của phát triển kinh tế, của nền chính trị ổn định. Điều này như một chân lí muôn thuở, hòa bình phải được lập lại, không còn tiếng súng đạn trên mảnh đất quê hương thì toàn thể quốc gia mới có thể bắt đầu công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, cũng như đảm bảo an ninh chính trị cho nhân dân được. VN ta bắt đầu sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa từ những năm 80 khi hòa bình lập lại. Lúc ấy, tinh thần đi lên xã hội chủ nghĩa của nhà nước ta đã hân hoan và hào hùng đến mức nào. Thứ hai, cuộc sống hòa bình chính là nền tảng của đời sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Một khi tiếng bom đạn không còn, nhân dân ai cũng sẽ được ăn no mặc ấm, được lao động, được đi học, được sống một cuộc sống yên ổn. Đó chính là ý nghĩa thiêng liêng mà cuộc sống hòa bình đem đến cho nhân dân. Dường như, trên những vùng đất còn nhiều chinh chiến như hiện nay trên thế giới, nhân dân khát khao được một cuộc sống hòa bình đến mức nào. Cuối cùng, cuộc sống hòa bình chính là điều thiêng liêng. Lúc sinh thời, Bác từng nói "Không có gì quý hơn độc lập, tự do". Độc lập tự do cho dân tộc VN, hòa bình trên toàn thể đất nước VN thống nhất, các thế hệ chung sức đồng lòng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Còn gì quý giá hơn nữa? Tóm lại, cuộc sống hòa bình chính là điều thiêng liêng, quý báu của toàn thể nhân dân một quốc gia.

 

22 tháng 12 2020

Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra từ ngày 28 tháng 7 năm 1914 đến ngày 11 tháng 11 năm 1918.

- Nhận xét về hậu quả: Cả hai cuộc chiến tranh thế giới đều gây ra hậu quả hết sức nặng nề về người và của: chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918): 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương,….; chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945): 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương,….

- Rút ra bài học kinh nghiệm cho cuộc đấu tranh hòa bình hiện nay:

+ Các cuộc chiến tranh đặc biệt là chiến tranh thế giới đưa đến hậu quả vô cùng nặng nề vì vậy cần có ý thức bảo vệ hòa bình thế giới và đây là trách nhiệm chung của toàn nhân loại.

+ Thế giới hiện nay đang đứng trước nhiều nguy cơ lớn dẫn đến chiến tranh như: tranh chấp xung đột lãnh thổ giữa các quốc gia, khu vực; chiến tranh hạt nhân,…. đặc biệt là nguy cơ của chủ nghĩa khủng bố vì vậy các quốc gia đều phải chung tay bảo vệ hòa bình đồng thời tăng cường giải quyết các tranh chấp bằng sức mạnh đoàn kết, ….sử dụng các biện pháp hòa bình.

28 tháng 12 2022

- Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra vào 28/7/1914 và kết thức từ 11/11/1918

- Hậu quả:

+ 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, nhiều thành phố, đường sá cầu cống, làng mạc, nhà máy xí nghiệp bị phá huỷ, tiêu tốn trên 85 tỉ USD

+ làm cho cục diện chính trị thế giới thay đổi

- Bài học rút ra: hạn chế nguy cơ xảy ra chiến tranh, nếu xung đột mâu thuẫn này không được giải quyết mà chỉ làm các nước tham chiến phải gánh chịu hậu quả nặng nề.

\(#Youaremysunshine\)

 

5 tháng 10 2023

Ái chà câu này " ối giồi ôi " nha:)
 

Kính thưa các đại biểu và đại diện của các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc,

Tôi xin được bắt đầu bài phát biểu này bằng việc nhắc lại mục tiêu chung của chúng ta: tạo ra một thế giới không chiến tranh, hòa bình và hợp tác phát triển. Để đạt được mục tiêu này, chúng ta cần tập trung vào một số khía cạnh quan trọng.

Thứ nhất, chúng ta cần thúc đẩy sự hiểu biết và đồng thuận giữa các quốc gia. Điều này có thể được đạt thông qua việc tăng cường giao lưu văn hóa, giáo dục và trao đổi dân cư. Chúng ta cần xây dựng một nền tảng văn hóa đa dạng và tôn trọng sự khác biệt, từ đó tạo ra sự tin tưởng và sự đồng lòng trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu.

Thứ hai, chúng ta cần tăng cường vai trò của Liên Hợp Quốc trong duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Các quốc gia thành viên cần tham gia tích cực vào các hoạt động duy trì hòa bình, như giám sát và giải quyết xung đột, trọng tài quốc tế và sự hòa giải. Chúng ta cần đảm bảo rằng Liên Hợp Quốc có đủ nguồn lực và quyền hạn để thực hiện nhiệm vụ này một cách hiệu quả.

Thứ ba, chúng ta cần tăng cường hợp tác phát triển và giảm bớt bất bình đẳng. Các quốc gia cần hỗ trợ nhau trong việc phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và cải thiện điều kiện sống. Chúng ta cần tạo ra môi trường thuận lợi cho việc chia sẻ công nghệ, đầu tư và trao đổi thương mại, từ đó tạo ra sự phát triển bền vững và công bằng cho tất cả các quốc gia.

Cuối cùng, chúng ta cần thúc đẩy giáo dục và nhân văn hóa để xây dựng một thế hệ trẻ nhạy bén với giá trị hòa bình và tôn trọng nhân quyền. Chúng ta cần đảm bảo rằng giáo dục được đưa vào trung tâm của các chính sách phát triển, và tạo ra một môi trường học tập khuyến khích sự đa dạng, sáng tạo và tư duy phản biện.

Qua những nỗ lực này, chúng ta có thể xây dựng một thế giới không chiến tranh, hòa bình và hợp tác phát triển. Tôi kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc cùng đoàn kết, hợp tác và cam kết để đạt được mục tiêu cao cả này. Chúng ta không thể đứng lặng trước những thách thức toàn cầu, và chỉ thông qua sự đoàn kết và hợp tác chúng ta mới có thể mang lại hòa bình và sự phát triển cho

Not me làm

29 tháng 10 2023

Aỏ thật đấy