K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2021

tham khảo

Để bảo tồn và phát huy tín ngưỡng dân gian Việt Nam, chúng ta cần phải :

- Biết trận dụng và phát huy những tín ngưỡng truyền thống của dân tộc như : thờ cúng tổ tiên, tôn thờ những người có công lớn đối với đất nước,..

- Tích cực tham gia việc bảo tồn tín ngưỡng dân tộc

- Không tiếp cận các thông tin tiêu cực, các thông tin phản cảm đối với văn hóa truyền thống VN

- Ý thức được việc bảo tồn tín ngưỡng văn hóa Việt Nam.

18 tháng 3 2021

Nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam là gì ?

- Các tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được phát huy, tôn trọng như thờ cúng tổ tiên, tôn thờ những người có công với làng với nước, nhất là những người có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

- Bên cạnh chùa chiền, các nhà thờ đạo, những đền thờ, lăng miếu được xây dựng ở nhiều nơi.

 

 

 

13 tháng 3 2022

Các tín ngưỡng dân gian Việt Nam (nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam):

- Tục thờ cúng tổ tiên.

- Cúng Giao thừa ngoài trời.

- Giỗ tổ Hùng Vương

- Thờ mẫu tam phủ...

Em làm gì để bảo tồn và phát huy tín ngưỡng truyền thống của dân tộc?

- Em cần tìm hiểu,học tập,phát huy những tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của dân tộc

- Không lạm dụng nó để mưu cầu lợi ích cá nhân

- Truyền bá cho các bạn bè quốc tế biết về những tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc

- Trân trọng,giữ gìn,bảo tồn những tín ngưỡng tốt đẹp đó

- Cùng chung tay với mọi người để giữ gìn cảnh quan nơi đền thờ,chùa linh thiêng,...

27 tháng 3 2021

- Các tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp được phát huy, tôn trọng như thờ cúng tổ tiên, tôn thờ những người có công với làng với nước, nhất là những người có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

- Bên cạnh chùa chiền, các nhà thờ đạo, những đền thờ, lăng miếu được xây dựng ở nhiều nơi.



 

25 tháng 4 2022

Thành tựu văn hóa:

Tôn giáo: Nho giáo chiếm độc tôn. Đạo giáo, Phật giáo dần phục hồi và phát triển. Thiên chúa giáo bị ngăn cấm.

Chữ Quốc ngữ ra đời.

Văn học:

Văn học chữ Nôm phát triển.

+ Nội dung: ca ngợi hạnh phúc con người tố cáo những bất công trong xã hội, sự thối nát của triều đình phong kiến.

- Đến nửa đầu thế kỉ XVIII, văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú: truyện nôm, truyện tiếu lâm, thơ lục bát, song thất lục bát. (Tham khảo)

Nghệ thuật dân gian

- Nghệ thuật dân gian: múa trên dây, múa đèn và các trò ảo thuật.

-  Nghệ thuật điêu khắc: điêu khắc gỗ trong các đình, chùa diễn ra cảnh sinh hoạt thường ngày như: chèo thuyền, chọi gà, đấy vật, đi cày,... Nổi tiếng nhất là tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay ở chùa Bút Tháp (Bắc Ninh).

Trách nhiệm của bản thân: cố gắng lưu truyền và quảng bá nét đẹp văn hóa dân tộc

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Chuyển biến về tôn giáo:

+ Đạo giáo và Phật giáo có điều kiện phục hồi.

+ Nho giáo vẫn được nhà nước phong kiến duy trì.

+ Đầu thế kỉ XVI, Thiên Chúa giáo du nhập và dần gây dựng được ảnh hưởng trong dân chúng.

- Miêu tả tín ngưỡng thờ thành hoàng làng:

+ Thành hoàng là người có công với dân làng như: lập làng, lập nghề, dạy học, đánh giặc, cứu người... Cũng giống như thờ cúng tổ tiên, thờ cúng Thành hoàng của người Việt vừa là tín ngưỡng, vừa là đạo lý sống của hậu thế đối với bậc tiền bối có công với làng xóm, đất nước. Nếu thờ cúng tổ tiên là đạo lý thể hiện ý thức hướng về nguồn cội của gia đình, dòng họ, thì thờ cúng Thành hoàng làng cũng là sự tôn vinh các bậc tiền bối ở cấp độ làng xã.

+ Trong tâm thức người Việt, Thành hoàng là vị thần tối linh, có thể bao quát, chứng kiến toàn bộ đời sống của dân làng, bảo vệ, phù hộ cho dân làng làm ăn phát đạt, khỏe mạnh. Các thế hệ dân cứ tiếp tục sinh sôi, nhưng Thành hoàng thì còn mãi, trở thành một chứng tích không thể phủ nhận được của một làng qua những cơn chìm nổi. 

+ Thờ phụng Thành hoàng là sợi dây liên lạc vô hình, giúp dân làng đoàn kết, nếp sống cộng cảm hoà đồng, đất lề quê thói được bảo tồn. 

1 tháng 1 2023

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp…) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Một số truyền thống tốt đẹp:

Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết nhân nghĩa…Về văn hóa: các tập quán, cách ứng xử…Về nghệ thuật: Tuồng, chèo, các làn điệu dân ca

học sinh cũng cần phải có những việc làm thể hiện sự giữ gìn dân tộc:

– Luôn chăm ngoan, học giỏi, nghe lời ông bà cha mẹ. Phấn đấu học tập tốt để có thể cùng nhau đưa đất nước ta trở thành một cường quốc về tri thức.

– Thường xuyên trau dồi kiến thức mới, khoa học công nghệ để có thể theo kịp thời đại, tránh để đất nước bị tụt lại phía sau

– Am hiểm tốt lịch sử, hiểu được truyền thống để có thể hiểu rõ được trước đây ông cha ta đã dành độc lập như thế nào và sau này chúng ta cần gi gin ra sao.

– Tiếp thu và phát huy truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, xây dựng lòng yêu nước nồng nàn, ý thức trách nhiệm công dân, phát huy tinh thần sáng tạo, vượt khó khăn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng , văn minh.

– Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt nam, tiếp thu tinh hoa-văn hóa nhân loại.

– Làm theo lời Bác: 5 điều bác hồ dạy…

16 tháng 9 2023

Tham khảo

Tinh thần tự lực, tự cường với quyết tâm “chống dịch như chống giặc”

Vào những tháng cuối năm 2019, đại dịch COVID-19 bắt đầu diễn biến ngày càng phức tạp, khó lường, khi sự lây nhiễm rộng khắp, sức tàn phá ghê gớm ở các nước lân cận và trên thế giới. Tại Việt Nam, ngày 23-1-2020, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đầu tiên trong cả nước xuất hiện ca nhiễm COVID-19 bởi những người đến từ vùng dịch trên thế giới. Trước tình hình đó, trong các cuộc họp chuyên đề, họp khẩn, Đảng bộ, chính quyền Thành phố Hồ Chí Minh luôn dành thời gian phân tích, nhận định về dịch bệnh COVID-19 và cho rằng nguy cơ xâm nhập vào Thành phố là rất cao, có thể bùng phát bất cứ lúc nào; đồng thời, bàn giải pháp để ngăn chặn và dập dịch. Đặc biệt, giữa lúc tình hình đại dịch trong nước có diễn biến phức tạp, ngay lập tức, ngày 30-3-2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã ra Lời kêu gọi tới đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào Việt Nam ở nước ngoài cùng vào cuộc chống dịch COVID -19. Đáp lại Lời kêu gọi đó, toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy truyền thống cách mạng, đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí, hành động với tinh thần “chống dịch như chống giặc” để thực hiện hiệu quả chủ trương của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với quyết tâm chiến thắng đại dịch COVID-19.

Cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 là chưa có tiền lệ, trong khi điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh phục vụ công tác phòng, chống đại dịch chưa có sự chuẩn bị tốt. Đối diện với những khó khăn, thách thức đó, tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục được thể hiện. Thành phố luôn theo dõi diễn biến của dịch bệnh trên thế giới, trong nước, các địa phương lân cận và phân tích mặt mạnh, mặt yếu của mình để xây dựng kịch bản, đưa ra phương án phòng, chống dịch với nguyên tắc “ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch” được thực hiện một cách triệt để. Với nhận định phương án hữu hiệu trước mắt vẫn là ý thức của người dân, vì nếu chỉ một người thiếu ý thức trong phòng, chống dịch bệnh có thể tạo nên nguy hiểm cho những người xung quanh, dẫn đến hậu quả khó lường, vì vậy, Thành phố đã tổ chức các đợt tuyên truyền rộng rãi nhằm phát huy tinh thần “mỗi người dân là một chiến sĩ tham gia chống dịch” để mọi người luôn tự giác bảo vệ chính bản thân và gia đình trước nguy cơ lây nhiễm của dịch bệnh.

Những tháng giữa năm 2020, trong bối cảnh nguy cơ xâm nhập, lây lan của dịch bệnh ngày càng tăng, lãnh đạo Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc với tinh thần, cường độ cao hơn. Theo đó, tùy vào chức năng, nhiệm vụ, mỗi sở, ban, ngành, địa phương đã chủ động xây dựng phương án để từng tập thể, cá nhân tự chịu trách nhiệm, nhất là phát huy vai trò người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ được phân công. Các đồng chí lãnh đạo Thành phố thường xuyên đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các đơn vị, địa phương, đến từng chốt kiểm dịch, khu cách ly tập trung để thăm hỏi, qua đó kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch.

Đặc biệt, với ngành y tế, suốt hơn hai năm qua là chặng đường gian nan, vất vả ở tuyến đầu, bởi luôn phải đối diện trực tiếp với dịch bệnh vô cùng nguy hiểm. Thế nhưng, với tinh thần “lương y như từ mẫu”, các “chiến sĩ áo trắng” trong toàn Thành phố vẫn âm thầm cống hiến, hy sinh với trách nhiệm cao nhất để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân. Để thực hiện nhiệm vụ, họ đã gác lại việc gia đình, đi vào tâm dịch, trải qua những ngày tháng khắc nghiệt, làm việc ngày đêm, kiên cường chiến đấu.

Với sự chủ động, tinh thần tự lực, tự cường và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nên dù trải qua ba lần dịch bùng phát, Thành phố Hồ Chí Minh đã thành công khi hạn chế thấp nhất sự lây lan của dịch bệnh trên địa bàn; đặc biệt, đến cuối năm 2020, Thành phố vẫn kiểm soát tốt dịch bệnh, không để lây lan rộng trong cộng đồng, đặc biệt chưa có trường hợp tử vong nào. Điểm đáng ghi nhận, trong bối cảnh khó khăn, thách thức, nhưng Thành phố vẫn thực hiện thành công “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội, với tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Thành phố trong các tháng đầu năm 2021 liên tục tăng so với cùng kỳ năm trước.

8 tháng 12 2021

 Tham khảo

Là những truyền thống có giá trịu về tinh thần, vô cùng quý giá , góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân

- Chúng ta cần tự hào, biết ơn, trân trọng giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Chúng ta cần lên án và ngăn chặn những hành động phá hoại và đánh mất truyền thống dân tộc.

 

8 tháng 12 2021

phân tích sự cần thiết phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 

Từ thực tế trên, việc phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống trong việc xây dựng gia đình văn hóa có đời sống kinh tế phát triển, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh phong phú là yêu cầu bức thiết của toàn xã hội hiện nay.

Đối với sự phát triển của xã hội trong bất kỳ giai đoạn nào, thì nền tảng gia đình cũng là yếu tố quyết định đến sự giàu mạnh, thịnh vượng của đất nước. Cho nên, việc quan tâm coi trọng đến yếu tố gia đình chính là hướng đi đúng đắn cho việc tạo dựng một xã hội phát triển ổn định và bền vững. Điều này càng thấy rõ khi chúng ta nhìn nhận đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng của gia đình trong xã hội hiện nay. Gia đình là “tế bào của xã hội”, chúng ta khẳng định dù trong hoàn cảnh nào, xã hội nào nó vẫn luôn đúng. Nó nói lên mỗi quan hệ mật thiết giữa gia đình và xã hội. Trong mỗi quan hệ ấy, trình độ phát triển về mọi mặt của xã hội quyết định đến hình thức, tính chất, kết cấu và quy mô của gia đình. Gia đình còn là cầu nối giữa mọi thành viên trong gia đình với xã hội.

 

Em đã làm gì để bảo vệ và phát huy những truyền thống ấy

 

Để giữ gìn  và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, em đã :

Quảng bá với bạn bè và mọi người về mảnh đất của mìnhGiới thiệu về nghề truyền thống của gia đình và dòng họLuôn tự hào về quê hương của mình dù đi đến tận nơi đâu