EM CÓ THƯỜNG GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC KHÔNG?HÃY KỂ LẠI MỘT TÌNH HUỐNG MÀ EM ĐÃ GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dân tộc ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp từ trước đến nay. Một trong số đó phải kể đến chính là lòng yêu thương. Chính vì thế, chúng ta hãy yêu thương và chia sẻ, ta sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc. Lòng yêu thương chính là sự rung động, thấu cảm trước hoàn cảnh, con người. Còn chia sẻ là việc sẵn sàng san sẻ với mọi người niềm vui nỗi buồn. Khi thấy người khác rơi vào hoàn cảnh khó khăn sẵn sàng dang tay giúp đỡ mà không màng tư lợi. Người có lòng yêu thương, chia sẻ là người sống chan hòa với người khác, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi mà không mong nhận lại. Yêu thương, chia sẻ vô cùng quan trọng trong cuộc sống, mỗi chúng ta hãy sống, yêu thương, chia sẻ với người khác cũng như yêu thương chính bản thân mình. Người sống có tình yêu thương, chia sẻ là những người sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình mà không màng đến tư lợi của bản thân. Họ sống vì tập thể, vì người khác, biết nghĩ đến lợi ích chung của tập thể, của mọi người. Bên cạnh đó, họ cũng là những người biết lan tỏa những hành động, những thông điệp tốt đẹp đến người khác cũng như tuyên truyền những thông điệp đó để nó lan tỏa tốt hơn. Lòng yêu thương, chia sẻ có vai trò vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người: Khi giúp đỡ, san sẻ với người khác, ta không chỉ giúp cuộc sống của họ tốt hơn mà ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của họ dành cho mình. Một xã hội tràn ngập tình yêu thương là một xã hội vô cùng đáng sống. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại, dù trong khả năng của mình cũng không giúp đỡ người khác… những người này cần phải xem xét lại thái độ sống của bản thân mình. Mỗi người sống yêu thương, chan hòa một chút thì cuộc sống này sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.
Tham khảo
Dân tộc ta có rất nhiều truyền thống tốt đẹp từ trước đến nay. Một trong số đó phải kể đến chính là lòng yêu thương. Chính vì thế, chúng ta hãy yêu thương và chia sẻ, ta sẽ nhận về niềm vui và hạnh phúc. Lòng yêu thương chính là sự rung động, thấu cảm trước hoàn cảnh, con người. Còn chia sẻ là việc sẵn sàng san sẻ với mọi người niềm vui nỗi buồn. Khi thấy người khác rơi vào hoàn cảnh khó khăn sẵn sàng dang tay giúp đỡ mà không màng tư lợi. Người có lòng yêu thương, chia sẻ là người sống chan hòa với người khác, sẵn sàng giúp đỡ, cho đi mà không mong nhận lại. Yêu thương, chia sẻ vô cùng quan trọng trong cuộc sống, mỗi chúng ta hãy sống, yêu thương, chia sẻ với người khác cũng như yêu thương chính bản thân mình. Người sống có tình yêu thương, chia sẻ là những người sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình mà không màng đến tư lợi của bản thân. Họ sống vì tập thể, vì người khác, biết nghĩ đến lợi ích chung của tập thể, của mọi người. Bên cạnh đó, họ cũng là những người biết lan tỏa những hành động, những thông điệp tốt đẹp đến người khác cũng như tuyên truyền những thông điệp đó để nó lan tỏa tốt hơn. Lòng yêu thương, chia sẻ có vai trò vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người: Khi giúp đỡ, san sẻ với người khác, ta không chỉ giúp cuộc sống của họ tốt hơn mà ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của họ dành cho mình. Một xã hội tràn ngập tình yêu thương là một xã hội vô cùng đáng sống. Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người có tính ích kỉ, nhỏ nhen, chỉ biết đến bản thân mình mà không cần suy nghĩ cho người khác, lại có những người vô cảm mặc kệ nỗi đau của đồng loại, dù trong khả năng của mình cũng không giúp đỡ người khác… những người này cần phải xem xét lại thái độ sống của bản thân mình. Mỗi người sống yêu thương, chan hòa một chút thì cuộc sống này sẽ trở nên tốt đẹp hơn rất nhiều.
Trưa thứ năm tuần trước, trên đường đi học về em đã làm được một việc tốt mà đến giờ nghĩ lại em vẫn còn thấy vui đó là em đã giúp một bà cụ sang đường.
Hôm đó trên đường đi học về trời nóng oi bức đến ngột ngạt, không có lấy một cơn gió thoảng qua khiến không khí như cô đặc lại. Đến đoạn ngã tư gần trường em, xe cộ đi lại tấp nập, nườm nượp, còi xe inh ỏi. Nào là xe phụ huynh đến trường đón con, nào là khách đi qua đường. Ai ai cũng hối hả như nhanh chóng để về nhà thật nhanh cho thoát khỏi cơn nóng khủng khiếp này. Đến đứng đợi ở cột đèn giao thông để sang đường, bất giác em nhìn thấy một bà cụ cũng đang đứng đợi ở đó. Một tay bà xách túi đồ, tay kia chống gậy, dáng bà gầy gầy lưng còng. Chân bà cứ định bước xuống lòng đường rồi lại rụt lại về phía vỉa hè. Em thầm nghĩ chắc bà chưa quen sang đường. Nghĩ vậy em liền chạy đến bên bà rồi nói:
- Bà ơi, để cháu dắt bà sang đường nhé!
Bà ngẩng đầu lên xúc động đáp:
- Cảm ơn cháu nhé. Bà muốn sang nhà con gái bà ở bên kia đường nhưng xe cộ đông đúc quá nên bà không dám sang.
Thế là hai bà cháu nắm tay nhau cùng sang đường. Sang đến bên kia đường bà rưng rưng xúc động:
- Cảm ơn cháu nhé, cháu thật là một cô bé ngoan.
Chia tay bà cụ rồi, em còn suy nghĩ mãi. Những cụ già ta gặp hàng ngày trên đường cũng giống như ông bà chúng ta ở nhà. Em nghĩ rằng, mình cần biết yêu thương và giúp đỡ các cụ nhiều hơn.
Về tới nhà em kể cho bố mẹ nghe câu chuyện đó, mẹ xoa đầu và khen em ngoan. Em thầm hứa sẽ cố gắng làm thật nhiều việc có ích hơn nữa để giúp đỡ mọi người.
Trường em năm nào cũng tổ chức phong trào tình nguyện như “Đông ấm”, “Nắng ấm vùng cao”…với mục đích là mang những món quà đến với các bạn trên vùng cao biên giới để các bạn có một cái tết ấm no. Theo sự kêu gọi của nhà trường, em tích cực tham gia vào phong trào tình nguyện để đóng góp một phần sức mình giúp đỡ cho các bạn vùng cao. Em thu thập những quần áo còn lành, sách, vở, bút… và những vật dụng cần thiết để nộp vào quỹ từ thiện của nhà trường. Tuy đây là việc làm nhỏ nhưng em thấy mình đã giúp đỡ được các bạn khó khăn hơn mình và lòng yêu thương trong em dần lớn hơn.
Mỗi người có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc, có người hạnh phúc là khi được đi mua sắm, là có nhiều tiền, được đi nhiều nơi,.. còn với tôi hạnh phúc là khi được chia sẻ và giúp đỡ những người khác. Tôi còn ít tuổi, nên mọi sự giúp đỡ đều rất bé nhỏ, nhưng tôi tự hào và hạnh phúc mỗi khi được giúp mọi người.
Gia đình tôi ở gần nhà văn hóa của phường, nhà văn hóa phường ngoài là nơi làm việc họp hành như những nhà văn hóa khác thì nó còn là nơi cho trẻ em lang thang đến đây học. Lớp học chỉ được mở vào hai ngày cuối tuần nhưng lúc nào cũng đầy tiếng cười và niềm vui. Các em nhỏ đến đây đa số đều đã 8 9 tuổi nhưng vẫn chưa biết chữ, các em vì hoàn cảnh gia đình sớm phải vào thành phố kiếm sống, nhìn các em ấy rất đáng thương. Một cô giáo đã lớn tuổi về hưu, cứ thứ 7 và chủ nhật hàng tuần lại đến đây dạy các em. Thấy các em hăng say học hành như vậy tôi cũng rất muốn góp một phần sức nhỏ bé của mình giúp đỡ các em. Khi tôi đưa đề nghị ấy với cô giáo, ngay lập tức đã được đồng ý, vậy là từ đó cứ chiều thứ 7 và cả ngày chủ nhật tôi lại đồng hành cùng cô giáo dạy các bạn nhỏ.
Ngày đầu tiên đến lớp, tôi đã hồi hộp mà cũng hào hứng biết bao. Tôi sợ sẽ không thể hướng dẫn được các bạn ấy, sợ sự lóng ngóng của bản thân mà làm hỏng cả một tiết học của cô giáo. Nhưng tất cả nỗi sợ đó đều tan biến khi tôi đứng trước các bạn học sinh và nhận được lời động viên từ cô giáo. Những đôi mắt sáng, khuôn mặt rạng rỡ, đáng yêu đã lấy lại tinh thần cho tôi. Tôi hăng say giảng bài, giúp đỡ cho các em ở những bài tập khó. Thực sự khi đó tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc và tự hào.
Các bạn nhỏ rất thông minh và sáng dạ, đọc chữ cái, ghép vần, làm phép tính chỉ cần dạy một vài lần là đã nhớ. Các em học rất nhanh, lại chăm chỉ và ngoan ngoãn. Được làm việc và tiếp xúc với các em tôi lại càng thấy mình may mắn biết bao khi được cha mẹ yêu thương, chu cấp đầy đủ mọi thứ để đi học. Vậy mà có đôi lúc tôi đã lười biếng, trốn học.
Trong lớp học tôi nhớ nhất là Chi, cô bé nhỏ nhất lớp, năm nay mới có 7 tuổi. Chi rất ham học và chăm chỉ, nhưng trí nhớ lại không được các anh chị, bởi vậy lúc nào Chi cũng ở lại ôn bài. Có những ngày Chi học đến tận 8 giờ tối mới trở về nhà ăn cơm. Khuôn miệng bé xíu như chú chim non, giọng đọc nhỏ nhẻ rất đáng yêu. Mặc dù học không nhớ nhanh nhưng Chi lại rất cần mẫn, chăm chỉ, không ngừng nỗ lực, cố gắng. Cô bé chưa bao giờ bỏ cuộc trước bất kì một bài toán hay từ đánh vần khó nào. Có chỗ nào không hiểu Chi sẽ ngồi học cho đến cùng. Cô bé thật đáng yêu và đáng quý trọng. Dù hoàn cảnh khó khăn, phải đi kiếm sống nuôi bản thân nhưng Chi và rất nhiều bạn nhỏ khác không mất đi niềm hăng say học tập. Mỗi khi đến lớp học tình thương, các em mới được trở thành những đứa trẻ thực sự, được vui chơi, được học tập giống như bao bạn nhỏ khác. Nhìn chúng tôi càng có động lực cần phải cố gắng học tập hơn nữa để báo đáp công ơn của cha mẹ.
Công việc này tôi đã làm được nửa năm nay, nó đem đến cho tôi nhiều niềm vui, sự hạnh phúc và những bài học ý nghĩa mà những bạn nhỏ nơi đây đã dạy tôi. Tôi hi vọng rằng sẽ có nhiều lớp học như vậy sẽ được mở ra, giúp các trẻ em nghèo có cơ hội được học tập, được phát triển như tất cả các bạn nhỏ khác.
Bài làm
Ai cũng từng có một kỉ niệm sâu sắc đáng nhớ không thể nào quên. Với chúng em, em có một kỉ niệm rất giản dị, nó nhỏ thôi nhưng đã khiến em rút ra nhiều bài học trong cuộc sống. Hôm ấy, em đưa một cụ già sang đường.
Khi em đang trên đường đi học về thì nhìn thấy một bà cụ ngồi trên bồn cây ở vệ đường. Gương mặt cụ mệt mỏi, những nếp nhăn xô lại có vẻ đau đớn. Cụ đang xoa nhẹ một bên chân. Em chạy lại gần bà cụ rổi hỏi:
- Bà ơi, bà làm sao thế?
Bà cụ dừng tay, ngước mắt lên nhìn em rồi nói:
- Bà đang sang đường thì bị một chiếc xe máy va phải cháu ạ...
- Người lái xe không dừng lại giúp bà ư?
Bà cười buồn không đáp rồi tiếp tục xoa chân. Em vội lấy lọ dầu con hổ lúc nào cũng để sẵn trong cặp ra xoa cho bà. Bà cụ mỉm cười cảm ơn em rồi tấm tắc:
- Bố mẹ cháu thật có phúc, cháu ngoan quá!
Chân bà cụ nhăn nheo mà vết bầm hằn lên rất rõ. Hai bà cháu lúi húi giúp nhau một lát rồi bà cụ khẽ nói:
- Bà đã đỡ rồi cháu ạ. Cháu nên đi về kẻo bố mẹ mong.
Em đã định về nhưng sợ bà cụ qua đường lại gặp chuyên gì bèn nói:
- Vậy bà để cháu đưa bà sang đường luôn!
Đôi mắt bà khô rưng rưng, không biết có phải vì bà còn đau quá? Nghĩ vậy, em dìu bà đi rất nhẹ nhàng và rất chậm. Một lúc lâu sau, hai bà cháu mới đi qua được quãng đường ngắn nhưng xe cộ qua lại thật đông.
Chia tay bà cụ rồi, em còn suy nghĩ mãi. Những cụ già ta gặp hàng ngày trên đường cũng giống như ông bà chúng ta ở nhà. Em nghĩ rằng, mình cần biết yêu thương và giúp đỡ các cụ nhiều hơn.
Dứt lời, bà lại lúi húi tranh thủ làm phép tính trong cuốn sổ nhỏ ghi các món hàng hóa xuất-nhập hằng ngày của cửa hàng tạp hóa mà mình bà đang quản lý. Cách làm việc cần mẫn, chăm chỉ ấy có lẽ bà vẫn còn giữ được từ thời làm nhân viên nuôi quân, sau đó là bếp trưởng bếp cơ quan của Bệnh viện Quân y 103 (Học viện Quân y)...
Cái duyên với nghiệp “nuôi quân”
Nhiều lần gọi vào số máy bàn của gia đình không được, cuối cùng, tôi phải “cầu cứu” Đại tá Nguyễn Văn Hanh, nguyên Trưởng phòng Hậu cần-Kỹ thuật Bệnh viện Quân y 103, thì được anh Hanh giải thích: “Bà Dung ngồi từ sáng đến tối ngoài cửa hàng tạp hóa, ông thì hay sang hàng xóm chơi nên gọi không ai nghe là đúng rồi. Cậu cứ đi vào sân bóng Yên Xá, xã Tân Triều, (huyện Thanh Trì,TP Hà Nội) hỏi bà Dung bán tạp hóa, ai cũng biết”. Quả thật, khi còn cách sân vận động cả cây số, tôi hỏi thăm về bà Dung, đã có người cặn kẽ chỉ đường. Nghe tôi gọi bà bằng danh xưng “Anh hùng”, người chỉ đường ngạc nhiên: “Bà ấy là Anh hùng Lao động cơ á? Vậy mà chúng tôi ở đây ít người biết lắm. Anh hùng mà giản dị, chẳng khác gì người bình thường thế nhỉ?”.
Cửa hàng tạp hóa ghi tên “Bác Dung” trên tấm biển không có gì đặc biệt so với các gian hàng khác. Và bà chủ ngồi chìm nghỉm trong các gian hàng hóa. Thấy tôi không tìm mua hàng mà đặt vấn đề muốn viết về mình, bà Dung cười: “Có gì đâu cháu. Bác chẳng có gì nổi bật đâu. Ngày ấy cả nước đều khổ, ai cũng phải phấn đấu hết mình. Nước mình ngày ấy ai chẳng là anh hùng. Nói vậy, nhưng rồi bà cũng kể cho tôi nghe về quãng đời binh nghiệp gắn chặt với công việc “nuôi quân” của mình. Theo lời bà kể, tôi được biết Trung tá QNCN, Anh hùng Lao động Đinh Thị Dung sinh năm 1943, tại Ứng Hòa, Hà Tây (cũ), nay là TP Hà Nội. Năm 4 tuổi, cô bé Dung theo mẹ ra Yên Xá, Tân Triều, huyện Thanh Trì sinh sống. Năm 1959, khi vừa tròn 16 tuổi, Dung xin vào làm công nhân tại Học viện Quân y, với công việc nấu ăn. Năm 1963, nhận thấy tâm huyết, trách nhiệm với công việc của nữ nhân viên, cấp trên đã quyết định tuyển dụng Đinh Thị Dung vào quân đội và điều chuyển sang làm nhiệm vụ nấu ăn tại Viện 103 (nay là Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y). Nhận thấy trình độ của mình còn hạn chế nên lúc rảnh rỗi, bà Dung lại tranh thủ tự học để nâng cao trình độ, nghiệp vụ, nhất là kỹ thuật nấu ăn và quản lý kinh tế. Chính vì vậy, sau thời gian ngắn, bà được cử làm quản lý bếp ăn của bệnh viện. Câu chuyện của tôi với bà Dung liên tục bị ngắt quãng do thỉnh thoảng lại có khách vào mua hàng. Chờ mãi, bà mới có rảnh để kể cho tôi nghe những kỷ niệm về một thời bà nấu ăn, phục vụ bộ đội trong điều kiện địch đánh phá đầy gian nan, vất vả. “Nhà tôi ở cách bệnh viện khoảng 3 km, nhưng bình thường tôi chỉ đi bộ đến cơ quan. Hôm nào cũng phải đến sớm trước giờ ăn một tiếng để kiểm tra thực đơn, chất lượng thực phẩm. Sau đó kiểm tra sổ sách, để ý xem bộ đội phản hồi thế nào về bữa ăn để kịp thời rút kinh nghiệm. Những hôm trực nấu bữa sáng, tôi ở lại luôn đơn vị. Nhớ lúc địch leo thang ném bom Hà Nội, mọi người cứ giục tôi đi sơ tán, nhưng tôi nhất quyết không chịu. Bởi vì mình mà đi, thì ai ở lại nấu ăn phục vụ y bác sĩ và thương binh? Có lần bom rơi đúng khu vực bệnh viện, nhiều người lo cho tôi nên mắng gay gắt lắm, bảo tôi là phụ nữ chân yếu tay mềm ở lại làm gì? Tôi chỉ cười không nói gì”. Nấu ăn trong điều kiện bình thường đã vất vả, vào thời điểm phải sơ tán để tránh bom của địch lại càng vất vả hơn. Đã nhiều lần, bếp trưởng Đinh Thị Dung phải lặn lội đạp xe cùng cấp dưỡng đi mấy chục cây số mua thức ăn, mua than về để nấu bếp. Có những lúc thực phẩm khan hiếm, cơm phải độn ngô, sắn, khoai, hạt bo bo..., thương cán bộ, học viên, bà Dung tìm mọi cách để cải thiện bữa ăn cho anh em, như: Tự tổ chức xay gạo, ngô, khoai làm bánh đúc, bánh cuốn, bánh ngô ăn đổi món cho đỡ ngán. Rồi những khi trời lặng, bà lặn lội đi quanh khu vực sơ tán, đến từng cánh đồng ở khu vực quanh Hà Đông để tìm mua của người dân tôm, cua, cá còn tươi, mang về xay giã, nấu canh cải thiện cho chiến sĩ. Hình ảnh bếp trưởng với chiếc xe đạp cà tàng đi tìm mua các loại thực phẩm đã trở nên thân quen với người dân quanh vùng Hà Đông khi đó. Một kỷ niệm mà bà Dung cũng không thể quên trong cuộc đời quân ngũ, đó là khoảng tháng 2-1960, bà được giao nhiệm vụ nấu ăn phục vụ lớp đào tạo quân y sĩ đầu tiên cho cán bộ nước bạn Lào sang học tại Học viện Quân y. Lúc đầu, do chủ quan, bà cứ nghĩ các bạn Lào cũng ăn như người Việt nên tự tin “trổ tài”, mang những món đặc sản của quê hương ra thết đãi bạn. Nhưng vừa xuống bếp ăn, nhìn thấy những món “lạ hoắc”, toàn bộ học viên nhất loạt bỏ ăn. Không hiểu chuyện gì xảy ra, bà hớt hải đi tìm cán bộ quản lý học viên để hỏi nguyên do. Lúc đó mới ngã ngửa khi biết bạn có thói quen ăn cơm nếp bốc tay và trong bữa ăn phải có nhiều ớt cay. Vậy là bà lại cầu thị nhờ phiên dịch trao đổi để các bạn Lào dạy cho bà cách chế biến, nấu nướng. Cuối cùng, sau nửa tuần cặm cụi học cách chế biến, bà thành thạo các món “tủ” của bạn Lào, rồi còn làm thêm nhiều món phụ khác rất hợp với khẩu vị của bạn. Từ đó, cứ khi nào thấy bà Dung mang thức ăn ra là các học viên Lào lại vỗ tay rào rào khen ngợi. Thấy tôi hỏi về câu chuyện bà trả lại cả mấy tấn gạo dư cho cơ quan, bà Dung cười: “À, chuyện đó thì có gì đâu. Mình kiểm tra thấy thừa thì phải báo cáo cấp trên để xử lý thôi mà”. Rồi bà kể, đó là thời điểm sau năm 1975, kinh tế đất nước khó khăn, gạo ăn rất hiếm. Trong một lần kiểm kho, đối chiếu sổ sách, bà Dung phát hiện trong kho còn khoảng 5 tấn gạo dôi dư nên lập tức báo cho cấp trên. “Tôi không báo cáo cũng chẳng ai biết, nhưng trong hoàn cảnh toàn dân, toàn quân đang thiếu gạo từng bữa, mình làm sao có thể làm chuyện trái với lương tâm được? Tiếng là làm nuôi quân, rồi quản lý bếp ăn, nhưng từ khi công tác đến lúc nghỉ hưu, tôi chưa bao giờ mang một miếng cháy, mẩu thịt nào về nhà, dù ở nhà các con đói cơm, phải ăn độn”. Ghi nhận những đóng góp miệt mài, cần mẫn suốt cả thời thanh xuân cho công việc nấu ăn, quản lý nhà bếp và đức tính thật thà, hết mình vì bộ đội, ngày 22-12-1989, Đại úy QNCN Đinh Thị Dung vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Anh hùng Lao động. Đến bây giờ, bà vẫn được coi là quân nhân nữ duy nhất làm công việc nuôi quân được nhận danh hiệu cao quý này. Tìm hiểu, tôi còn được biết, ngoài danh hiệu Anh hùng Lao động, bà Dung đã được tặng thưởng 3 Huân chương Chiến công, 9 danh hiệu Chiến sĩ thi đua, 11 năm là Chiến sĩ Quyết thắng. Năm 1988, bà được Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tặng danh hiệu “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Sau 42 năm như con ong thợ chăm chỉ phục vụ quân đội, năm 2001, bà Dung được cấp trên cho nghỉ hưu. Năm 2003, nữ Anh hùng quyết định ra mặt đường cách nhà vài trăm mét để thuê ki ốt bán tạp hóa. Từ khi mở cửa hàng, lúc nào người ta cũng thấy quán bà đông khách. Ngoài việc bán nhiều loại hàng, toàn là những đồ thiết yếu, phục vụ cuộc sống hằng ngày, một lý do quan trọng khiến cửa hàng của bà đông khách là do bà bán giá phải chăng, tính tình lại thật thà. “Mình xác định bán hàng cho vui, phục vụ bà con là chính. Ở nhà suốt ngày cũng buồn chân buồn tay, lại thêm yếu người đi. Bây giờ các cửa hàng tiện ích mọc lên cũng nhiều, các hình thức kinh doanh online mở ra cũng lắm, cửa hàng mình cũng bị ảnh hưởng, nhưng không sao. Cứ túc tắc tháng kiếm chút ít để chăm lo cho sinh hoạt hằng ngày, không phải tiêu vào lương, ăn bám vào con cái là được rồi. Có những người nghèo khổ, gặp khó khăn hoặc sa cơ lỡ bước, ghé vào đây mua hàng mình còn biếu không lấy tiền. Già rồi, sống vì niềm vui, chứ tiền nhiều thì cũng có làm gì đâu”. Sau lời chia sẻ thật tâm, bà Dung lại cười. Nhìn nụ cười đôn hậu, hiền lành ấy, chắc không ai nghĩ đó là nụ cười của một nữ Anh hùng, từng một thời vượt qua bom đạn, hết mình phục vụ bộ đội, lập được nhiều thành tích xuất sắc. |
Những việc tốt góp phần lan tỏa điều đẹp đẽ trong cuộc sống. Chắc hẳn, trong cuộc đời, ai cũng đều từng làm được một việc tốt. Bản thân tôi cũng như vậy. Việc làm đó giúp tôi cảm thấy vô cùng vui vẻ và hạnh phúc.
Chủ nhật tuần này, khu phố của tôi đã phát động phong trào “Môi trường xanh”. Từ mấy hôm trước, bác tổ trưởng tổ dân phố đã đến từng nhà để vận động mọi người cùng tham gia. Công việc của bố mẹ khá bận rộn, chỉ có cuối tuần được nghỉ ngơi. Vì vậy tôi và chị Hoài đã xung phong tham gia thay bố mẹ.
Sáng hôm đó, hai chị em thức dậy thật sớm. Chúng tôi vệ sinh cá nhân nhanh chóng, rồi ăn sáng. Sau đó, chị Hoài đạp xe đưa tôi ra nhà văn hóa. Tám giờ sáng, rất đông người đã tập trung lại nhà văn hóa. Từ các bác lớn tuổi, đến các anh chị thanh niên và cả các bạn thiếu nhi đều tham gia. Ai cũng đều hào hứng đóng góp một phần công sức vào việc chung.
Các anh chị đoàn viên đã phân loại từng dụng cụ lao động. Mọi người lắng nghe sự phân công của bác trưởng thôn. Nhiệm vụ của chúng tôi là dọn dẹp các con đường trong thôn, nhà văn hóa và trồng cây ở con đường chính. Sau đó, chúng tôi đến nhận dụng cụ lao động và cùng nhau bắt tay vào công việc. Các cô, các bác lớn tuổi sẽ quét dọn con đường chính. Các anh chị thanh niên phụ trách quét dọn các con đường trong ngõ, trồng cây tại con đường chính. Chúng em ở lại nhà văn hóa để quét dọn và giúp tưới nước cho cây mới được trồng. Mọi người vừa làm việc, vừa trò chuyện rất vui vẻ. Đến chiều, mọi công việc mới xong. Toàn bộ số rác được gom lại vào bao tải để đem đến nơi xử lí. Những rác thải có thể tái chế như vỏ chai, vỏ lon, ống hút… sẽ được để riêng vào một bao tải.
Sau một buổi sáng, các con đường trong thôn như được khoác lên một bộ áo mới. Ai cũng đều cảm thấy mệt mỏi đã tan biến. Hàng cây xanh mới được trồng đung đưa trong gió.
Tôi cảm thấy công việc này thật ý nghĩa và giá trị. Nhờ vậy, tôi tự hứa với bản thân sẽ tích cực làm thêm nhiều việc tốt hơn.
Những việc tốt góp phần lan tỏa điều đẹp đẽ trong cuộc sống. Chắc hẳn, trong cuộc đời, ai cũng đều từng làm được một việc tốt. Bản thân tôi cũng như vậy. Việc làm đó giúp tôi cảm thấy vô cùng vui vẻ và hạnh phúc.
Chủ nhật tuần này, khu phố của tôi đã phát động phong trào “Môi trường xanh”. Từ mấy hôm trước, bác tổ trưởng tổ dân phố đã đến từng nhà để vận động mọi người cùng tham gia. Công việc của bố mẹ khá bận rộn, chỉ có cuối tuần được nghỉ ngơi. Vì vậy tôi và chị Hoài đã xung phong tham gia thay bố mẹ.
Sáng hôm đó, hai chị em thức dậy thật sớm. Chúng tôi vệ sinh cá nhân nhanh chóng, rồi ăn sáng. Sau đó, chị Hoài đạp xe đưa tôi ra nhà văn hóa. Tám giờ sáng, rất đông người đã tập trung lại nhà văn hóa. Từ các bác lớn tuổi, đến các anh chị thanh niên và cả các bạn thiếu nhi đều tham gia. Ai cũng đều hào hứng đóng góp một phần công sức vào việc chung.
Các anh chị đoàn viên đã phân loại từng dụng cụ lao động. Mọi người lắng nghe sự phân công của bác trưởng thôn. Nhiệm vụ của chúng tôi là dọn dẹp các con đường trong thôn, nhà văn hóa và trồng cây ở con đường chính. Sau đó, chúng tôi đến nhận dụng cụ lao động và cùng nhau bắt tay vào công việc. Các cô, các bác lớn tuổi sẽ quét dọn con đường chính. Các anh chị thanh niên phụ trách quét dọn các con đường trong ngõ, trồng cây tại con đường chính. Chúng em ở lại nhà văn hóa để quét dọn và giúp tưới nước cho cây mới được trồng. Mọi người vừa làm việc, vừa trò chuyện rất vui vẻ. Đến chiều, mọi công việc mới xong. Toàn bộ số rác được gom lại vào bao tải để đem đến nơi xử lí. Những rác thải có thể tái chế như vỏ chai, vỏ lon, ống hút… sẽ được để riêng vào một bao tải.
Sau một buổi sáng, các con đường trong thôn như được khoác lên một bộ áo mới. Ai cũng đều cảm thấy mệt mỏi đã tan biến. Hàng cây xanh mới được trồng đung đưa trong gió.
Tôi cảm thấy công việc này thật ý nghĩa và giá trị. Nhờ vậy, tôi tự hứa với bản thân sẽ tích cực làm thêm nhiều việc tốt hơn.
dàn ý của em đây ạ !
1. Mở bài
- Giới thiệu về trải nghiệm khiến em nhớ mãi
Trải nghiệm ấy diễn ra đã bao lâu rồi?Đó là một trải nghiệm vui hay buồn?2. Thân bài
- Giới thiệu chung về trải nghiệm đó:
Thời gian cụ thể xảy ra trải nghiệm (ngày nào/ mùa nào/ năm nào)Không gian xảy ra trải nghiệm (trung tâm, lớp học, phòng ngủ, hồ bơi…)Lúc xảy ra trải nghiệm, em đang ở cùng với những ai? (ai đã chứng kiến và tham gia vào trải nghiệm của em?)- Kể lại các sự việc đã xảy ra trong trải nghiệm theo một trình tự hợp lí:
Trải nghiệm đó bắt đầu bằng hoạt động nào của em?Sau đó, những điều gì đã xảy ra? Có gì đó đặc biệt khác với mọi ngày dẫn đến việc em có một trải nghiệm khó quên?Em đã làm gì để giải quyết tình huống đó?Kết quả của trải nghiệm đó là gì? (mặt tốt/ xấu)Trải nghiệm đó đã tác động đến em và mọi người xung quanh như thế nào?Em có những suy nghĩ gì sau khi câu chuyện đó xảy ra?3. Kết bài
- Nêu những ý nghĩa của trải nghiệm đó đối với bản thân em:
Em cảm nhận như thế nào về trải nghiệm đó? (quan trọng, khó quên…)Trải nghiệm đó giúp em thay đổi bản thân như thế nào?
Mình trả lời rồi mà, bạn check lại nke ~
Em có thường xuyên chia sẻ tình yêu thương và giúp đỡ người khác.
Khi nhìn những cụ già bán rong ngoài đường, trong lòng em cảm thấy vô cùng thương họ, cũng đau lòng khi nhìn cảnh này. Vào một buổi sáng khi đang đi chơi với gia đình, em thấy một bà cụ đang ở ngoài đường, quần áo chăng vá chằng chịt, mặc quần áo phong phanh, người co lại vì lạnh, gầy tong teo,... Khi nhìn như vậy em đã không cầm được nước mắt. Em chạy lại hỏi thăm bà cụ, đưa cho bà cụ tiền, tặng cụ chiếc áo len,... Sau đó, khi về nhà em đã viết đơn lên phường về trường hợp của cụ, mong chính quyền sẽ để ý đến những người như vậy để họ có thể vào trại, lúc đó sẽ không phải tìm chỗ ở nữa, có thể kết bạn kết bè trong trại. Đơn của em đã có hồi đáp của chính quyền và họ hứa sẽ xem xét và đưa bà cụ vào trại. Em thấy việc làm của mình không to lớn lắm nhưng cũng giúp em cảm thấy vô cùng ấm lòng, vui vẻ vì mình đã giúp ích cho xã hội, người già,....
Em có thường xuyên giúp đỡ khác .
Cách đây khoảng mấy tháng trước , ở miền Trung đã xảy ra lũ lụt và thiên tai . Tất cả con người của các miền đã cùng nhau giúp sức , quyên góp lương thực và thực phẩm để cung cấp cho cuộc sống con người miền Trung thời bấy giờ. Và em cũng là người đã ủng hộ miền Trung một chút số tiền , mì tôm và quần áo . Tuy chỉ là những thứ không xa xỉ , không đáng giá vài nghìn đô nhưng nó thể hiện được tấm lòng , được sự thương yêu của các miền . Sau khi làm xong , em đã thấy rất hạnh phúc , và hứa sẽ làm những việc như này nữa