Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
Không kể trên đường tuần tra, nơi rừng rậm hay suối sâu,...phải cởi giày ra đi chân đất, thông thường trong doanh trại hay nơi công cộng, có lẽ không ai mặc quần áo chỉnh tề mà lại đi chân đất, hoặc đi giày có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt ra trước mặt mọi người.
Người ta nói: “Ăn cho mình, mặc cho người”, có lẽ nhiều phần đúng. Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xòe váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay. Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài cánh đồng vắng chắc không chải đầu mượt bằng sáp thơm, áo sơ mi là phẳng tắp...Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hóa xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc áo quần lòe loẹt, nói cười oang oang.
(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)
1, Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt gì?
2, Theo tác giả thì chúng ta phải mặc trang phục như thế nào? Nếu không tuân thủ thì sẽ điều gì sẽ xảy ra?
3, Tìm tục ngữ trong đoạn trích trên và cho biết ý nghĩa của tục ngữ đó.
1. Nghị luận
2. phải ăn mặc phù hợp với ngữ cảnh, phù hợp với bản thân và chuẩn mực của xã hội .
nếu không tuân thủ thì :
+ ta sẽ bị người khác đánh giá thấp giá trị bản thân , bị xem thường
+ tổn hại đến danh dự cá nhân của mình và người thân , cha mẹ của mình...
3. tực ngữ là: Ăn cho mình, mặc cho người
ý nghĩa : khuyên nhủ chúng ta rằng dù là bất kì loại trang phục nào bạn khoác lên mình, cũng đều phải đảm bảo tiêu chí làm hài lòng, vừa mắt người xung quanh.