K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 3 2022

làng Phù Đổng huyện Gia Lâm (nay thuộc ngoại thành Hà Nội)

24 tháng 3 2022

tham khảo

Thánh Gióng Là nhân vật huyền sử thời Hùng Vương thứ 6 dựng nước, hiệu là Phù Đổng Thiên Vương. Ông sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo tại làng Gióng (làng Phù Đổng), huyện Gia Lâm (nay thuộc ngoại thành Hà Nội).

1 tháng 11 2017

1. Truyền thuyết Thánh Gióng có nhiều nhân vật (bố mẹ, dân làng, vua, sứ giả…) nhưng nhân vật chính là Thánh Gióng. Nhân vật này được xây dựng bằng rất nhiều chi tiết tưởng tượng có tính chất kì ảo: sinh ra khác thường (bà mẹ chỉ ướm vào vết chân lạ mà thụ thai); thụ thai đến mười hai tháng; ba tuổi mà chẳng biết đi đứng, nói cười; khi giặc đến thì bỗng dưng biết nói và lớn nhanh như thổi, sức khoẻ vô địch; đánh tan giặc lại bay về trời. 

câu nè mình không trắc lắm nhưng bạn nha mình trả lời đầu

27 tháng 3 2019

Bó tay

truyền thuyết sơn tinh thủy tinh ở SGK ngữ văn lớp 6 tập 1

truyền thuyết thánh gióng ở SGK ngữ văn lớp 6 tập 1

truyền thuyết sự tích trăm trứng ở .............

Chụy rất giỏi,hãy cho chụy một tràng vỗ chân cực to!

12 tháng 7 2023

Truyền thuyết Thánh Gióng là một truyền thuyết dân gian nổi tiếng của Việt Nam. Đặc điểm của truyền thuyết này bao gồm:

1. Nhân vật chính: Thánh Gióng là một anh hùng huyền thoại của dân tộc Việt Nam. Ông được miêu tả là một đứa trẻ từ trời rơi xuống, có sức mạnh phi thường và khả năng trở thành một chiến binh vĩ đại.

2. Tình tiết: Truyền thuyết Thánh Gióng kể về cuộc đời và công lao của Thánh Gióng trong việc chống lại quân xâm lược và bảo vệ đất nước. Ông được mô tả là một người hùng vượt qua khó khăn, sử dụng sức mạnh siêu nhiên và ngựa sắt để chiến đấu.

3. Tầm ảnh hưởng: Truyền thuyết Thánh Gióng đã trở thành một biểu tượng văn hóa quan trọng của dân tộc Việt Nam, thể hiện lòng yêu nước, lòng dũng cảm và tinh thần không sợ khó khăn.

4. Giá trị văn hóa: Truyền thuyết này thể hiện giá trị văn hóa của người Việt, khẳng định lòng tự hào và lòng yêu nước của dân tộc, đồng thời truyền đạt những giá trị đạo đức và tinh thần chiến đấu.

#Salem

22 tháng 12 2023

- Một số địa danh diễn ra hội Gióng: 

+ Cố Viên - giữa đồng thôn Đổng Viên: vườn cà của mẹ Thánh Gióng - nơi bà giẫm phải vết chân ông Đổng, tảng đá có dấu chân kì lạ cũng ở đây.  

+ Miếu Ban - thôn Phù Dực - tên cũ là rừng Trại Nòn: nơi Thánh Gióng được sinh ra. Đằng sau còn 1 ao nhỏ, giữa ao có gò, trên gò có bể con bằng đá tượng trưng cho bồn tắm và một chiếc liềm bằng đá là dụng cụ cắt rốn cho người anh hùng.

+ Đến Mẫu (đền Hạ): nơi thờ mẹ Thánh Gióng, xây ở ngoài đê. 

+ Đền Thượng: nơi phụng thờ Thánh - xây cất từ vị trí ngôi miếu tương truyền có từ thời Hùng Vương thứ sáu, trên nền nhà cũ của mẹ Thánh – có tượng Thánh, 6 tượng quan văn, quan võ chầu hai bên cùng 2 phỗng quỳ và 4 viên hầu cận.

17 tháng 1 2023

– Cố Viên – giữa đồng thôn Đổng Viên – Vườn tương cà của mẹ Gióng, nơi bà giẫm phải vết chân ông Đổng, tảng đá có dấu chân kì lạ cũng ở đây.

– Miếu Ban – thôn Phù Dực – tên cũ là rừng Trại Nòn – Nơi Thánh được sinh ra. Đằng sau còn 1 ao nhỏ, giữa ao có gò, trên gò có bể con bằng đá tượng trưng cho bồn tắm và một chiếc liềm bằng đá là dụng cụ cắt rốn cho người anh hùng.

– Đền Mẫu (đền Hạ) – nơi thờ mẹ Gióng – xây ở ngoài đê.

– Đền Thượng – nơi thờ phụng Thánh – xây cất từ vị trí ngôi miếu tương truyền có từ thời Hùng Vương thứ sáu, trên nền nhà cũ của mẹ Thánh – có tượng Thánh, 6 tượng quan văn, quan võ chầu hai bên cùng 2 phỗng quỳ và 4 viên hầu cận

26 tháng 1 2022

Truyện được gắn với thời đại Hùng Vương (nhà nước Văn Lang Âu Lạc) trong lịch sử Việt Nam...

+ Đời Vua Hùng thứ 18 có người con gái nhan sắc tuyệt trần tên là Mỵ Nương.

+ Khi Mỵ Nương đến tuổi cập kê, Vua Hùng ban truyền trong dân gian tìm nhân tài kén phò mã.

+ Hàng năm, cứ vào khoảng tháng 7 âm lịch là lũ lụt lại kéo về.

+ Từ xưa, nhân dân ta đã có truyền thống chống lũ chống lụt ,thiên tai...

Phù Đổng Thiên Vương, cũng gọi Sóc Thiên vương nhưng hay được gọi là Thánh Gióng, là một nhân vật trong truyền thuyết Việt Nam, một trong bốn vị thánh mà người Việt gọi là Tứ bất tử trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Ông được xem là tượng trưng cho tinh thần chống ngoại xâm và sức mạnh tuổi trẻ.

26 tháng 1 2022

cứt,phân,nước đái

 

1. khác ở chữ la và chữ lết

2. quả đấm

3. bầu trời

4.thánh gióng

5 dưới đất

1;ở chỗ chữ la và lếp;2;quả đấm3;có bầu;4;thánh gióng nhớ k nha trả lời sai cũng k nha bn

      Thánh Gióng là một trong những truyền thuyết nằm trong kho tàng truyền thuyết của Việt Nam. Thánh Gióng cũng mang những giá trị vô cùng to lớn đối với dân tộc. Thể hiện tinh thần yêu nước qua hình ảnh người anh hùng Thánh Gióng, truyền thuyết đã cho chúng ta biết được sức mạnh của lòng yêu nước, sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cứu nước.

      Gióng có sự ra đời khác biệt so với mọi người. Hình ảnh người mẹ của Gióng trong một lần đi làm đồng đã thấy một vết cha to và lạ bèn ướm thử. Vậy là bà mang thai Gióng. Một sự ra đời kỳ lạ báo hiệu cho một tương lai hơn người. Gióng là thần được phái xuống để trừ giặc Minh cho dân nên sự ra đời của Gióng có yếu tố kỳ lạ là điều thường tình.

      Không chỉ ra đời khác biệt, Thánh Gióng còn có cả quá trình lớn lên cũng vô cùng khác biệt. Mang thai chín tháng mười ngày, mẹ sinh Gióng. Thế nhưng Gióng sinh ra làm cách nào đi chăng nữa cũng không biết nói dù đã 3 tuổi. thế rồi, vào một hôm nghe sứ giả đi ngang qua đọc lời chiêu mộ người tài giúp dân đánh giặc Gióng đã cất tiếng nói đầu tiên.

      Tiếng nói đầu tiên của Gióng không giống như những đứa trẻ khác, không phải là tiếng ê a, tiếng gọi cha mẹ mà là tiếng nói nhờ mẹ gọi sứ giả vào để nói chuyện. Câu nói đầu tiên với sứ giả ấy là lời yêu cầu cứu nước, là tinh thần và niềm tin vào sự chiến thắng. Đợi ba năm để đến ngày hôm nay Gióng được cất lên tiếng nói cho tổ quốc. Giọng nói đĩnh đạc, đàng hoàng, mạnh mẽ cứng cỏi lạ thường. Gióng nói với sứ giả báo với nhà vua chuẩn bị vũ khí, công cụ để mình ra trận đánh giặc. câu nói ấy cho thấy tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm luôn luôn hiện diện thường trực trong tâm tưởng mỗi con người từ khi bé thơ. Tinh thần yêu nước chiến đấu vì đất nước sẽ không cứ người già hay trẻ, chỉ cần có lòng yêu nước là sẽ có thể chiến đấu giành lại hòa bình cho dân tộc.

      Sau khi gặp sứ giả, hẹn ngày ra trận đánh giặc, Gióng ăn rất khỏe. Ăn bao nhiêu cũng không đủ. Dân làng góp gạo thổi cơm nuôi Gióng lớn. Và đương nhiên Gióng lớn nhanh như thổi. Đến ngày nhà vua đem ngựa sắt và những thứ mà Gióng yêu cầu tới là lúc Gióng vươn vai chuẩn bị ra trận.

      Cái vươn vai kỳ diệu ấy đã biến Gióng thành một con người khác. Cái vươn vai ấy làm cho Gióng lớn bổng gấp ngàn lần. Qua chi tiết đó ta có thể thấy được sức sống mãnh liệt của người anh hùng, hình ảnh đại diện cho nhân dân. Mỗi khi gặp khó khăn không bao giờ gục ngã mà luôn luôn cố gắng vươn lên để chiến thắng. Cái sức mạnh vô biên ấy được nuôi lớn bởi những thứ bình thường giản dị trong cuộc sống hằng  ngày. Đó là cơm gạo của nhân dân, đó là tình yêu thương của nhân dân đối với Gióng, đối với người anh hùng Việt Nam. Ngoài ra, đó còn là sức mạnh của tinh thần đoàn kết dân tộc vô cùng to lớn. Chi tiết Gióng lớn nhanh như thổi và mọi người trong làng góp gạo nuôi Gióng đã thể hiện được tinh thần đoàn kết, sự yêu thương đùm bọc giữa quân và dân ta trong những ngày chiến đấu gian khổ.

      Người anh hùng Gióng sau khi đã nhận được tư trang từ nhà vua, sau khi đã nhận được sức mạnh từ nhân dân bằng tình yêu thương mộc mạc chân thành mà lên đường đi đánh giặc. Gióng ra đi trong khí thế hào hùng mạnh mẽ xông pha trận địa đánh ta quân giặc. Gióng cùng nhân dân không chỉ đợi giặc đến mà đánh, chàng còn cùng nhân dân tìm giặc mà đánh, khiến chúng thất bại thảm hại.

      Trên đường đi đánh giặc, không đơn thuần là sử dụng vũ khí của vua ban, Thánh Gióng còn dùng cả những vũ khí sẵn có trên đường như cây tre, ngọn tầm vông. Trên đất nước này, đất nước mà tình thần yêu nước luôn hừng hực trong trái tim của mỗi con người thì tinh yêu nước ấy gắn liền với mọi vật trên mảnh đất quê hương. Không cứ là đao gươm hay vũ khí nào lợi hại, những cây cối ven đường cũng là thứ vũ khí mạnh mẽ của người anh hừng trong chiến tranh. Dù những cây cối ấy là nhỏ bé, tầm thường nhưng vẫn luôn mang một sức mạnh to lớn để đánh bại quân thù.

      Trận đánh hiện lên qua lời kể của tác giả dân gian một cách nhanh gọn nhưng mạnh mẽ và cuốn hút làm nổi bật lên được hình tượng người anh hùng cứu nước của dân tộc ta.

      Trận đánh kết thúc, quân giặc tan tác trong thất bại, Gióng bay về trời. Một nhân vật ra đời trong phi thường, lớn lên một cách kỳ lạ, chiến đấu mạnh mẽ cho đến lúc ra đi cũng là một sự ra đi phi thường. Gióng tắm rửa cởi bỏ áo giáp sắt và bay về trời trên đỉnh Sóc Sơn. Giặc đã tan, đã đến lúc Gióng phải đi. Một sự ra đi nhẹ nhàng không màng danh lợi. Đánh giặc là điều hiển nhiên đối với Gióng cũng như đối với những người anh hùng Việt Nam. Họ xông pha trận mạc, hi sinh  bản thân mình để đem lại bình yên cho tổ quốc và họ không chông mong vào một thứ gọi là danh lợi. Gióng là con của thần, được thân phái xuống đánh giặc giúp dân thì khi đã hoàn thành nhiệm vụ thì Gióng phải về trời.

      Thánh Gióng bay về cõi vô biên bất tử, nhân dân đã lập đến thờ để tưởng nhớ đến công lao của Gióng, để thể hiện lòng biết ơn, sự yêu mến và trân trọng, luôn giữ mãi hình ảnh người anh hùng trong tâm trí họ mà biết ơn.

      Hình ảnh nhân vật Thánh Gióng ấy không chỉ có trong truyền thuyết, đó là những người anh hùng áo vải thực sự ngoài đời thật trong những cuộc kháng chiến khốc liệt. Họ là những con người sinh ra trong bình dị, lớn lên và nuôi dưỡng tình yêu quê hương đất nước để một ngày cống hiến cho tổ quốc thân yêu không hối tiếc. Có những chàng trai và những cô gái ấy đã hi sinh tuổi xuân và cuộc đời của mình cho đất nước. Những em nhỏ vẫn ngày ngày trưởng thành trong ngây thơ cùng với lòng yêu nước nồng nàn của mình. Cả một dân tộc với biết bao con người, biết bao thế hệ cùng chung một nhịp đập hướng về tổ quốc đã không tiếc đời minh hi sinh cho tổ quốc để ngày hôm nay chúng ta được sống trong hòa bình hạnh phúc. Cũng như Gióng, những người anh hùng ấy sẽ mãi bất tử trong lòng mỗi người dân Việt.

      Nhân vật Thánh Gióng là nhân vật mang đậm màu sắc của những người anh hùng, của nhân dân lạo động bình dị mộc mạc. Một con người sinh ra lớn lên va chiến đấu một cách kỳ lạ nhưng đó lại là ước mơ, là mong muốn của nhân dân ta gửi gắm trong những câu chuyện này.

29 tháng 8 2019

Mik thấy bn nên tham khảo một vài đoặn văn ngắn trên mạng , mik nghĩ việc đó sẽ tốt cho bn đó :))

21 tháng 1 2022
Mình đang cần gấp! Bạn nào xong trước mình tích nhé!
21 tháng 1 2022

THAM KHẢO

Dẹp xong giặc Ân, Thánh Gióng lên đỉnh núi Sóc (Sóc Sơn), cởi bỏ giáp sắt, quay nhìn lại làng Phù Đổng rồi cả người và ngựa từ từ bay về trời.
Về đến thiên đình, chàng vội vã vào yết kiến Ngọc Hoàng để tấu trình mọi việc. Trong sân rồng, Ngọc Hoàng và các vị chư tiên đợi chừng đã lâu. Ai cũng sốt ruột lo lắng cho muôn dân trăm họ.
- Hạ thần xin kính chúc Ngọc Hoàng vạn thọ! - Gióng hô lớn.
- Ái khanh bình thân. Mau kể cho trẫm và các chư tiên nghe những việc mà khanh đã làm dưới trần trong thời gian qua.
Thế rồi Thánh Gióng bắt đầu kể.
- Từ khi thần được bệ hạ tin tưởng giao cho trọng trách xuống trần giúp nhân dân dẹp giặc, thần đã đi rất nhiều nơi, đến nhiều vùng, gặp không ít bao nhiêu người. Nhưng mãi, thần chưa chọn được gia đình nào thích hợp để đầu thai. Rồi một hôm, thần đến làng Phù Đổng, gặp một đôi vợ chồng ông lão ăn ở hiền lành, chăm chỉ có tiếng là phúc đức. Nhà họ tuy nghèo nhưng hễ gặp ai khó khăn hoạn nạn đều hết lòng giúp đỡ, chẳng kể công bao giờ. Trong làng ngoài xóm, ai cũng yêu mến, kính trọng. Chỉ hiềm nỗi, hai vợ chồng đã già nhưng chưa có một mụn con nào. Hai người buồn lắm. Thấy hợp ý, thần quyết định chọn đôi vợ chồng này để đầu thai làm con. Biết là sớm mai bà lão ra đồng, thần liền biến thành một vết chân to, khác thường. Quả nhiên, bà lào thấy tò mò nên đã đưa chân vào ướm thử xem hơn kém bao nhiêu. Sau buổi ấy, bà thụ thai, mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé trắng trẻo, bụ bẫm. Cậu bé đó chính là thần. Bố mẹ thần rất sung sướng. Bà con hàng xóm cũng sang chia vui. Nhưng niềm vui không được bao lâu lại chuyển sang buồn. Đã lên ba mà thần không nói, không cười, không đi, đặt đâu nằm đấy. Cha mẹ ai cũng lo buồn nhưng không hề ghét bỏ mà vẫn thương yêu thần như trước.
Bấy giờ, đúng như Ngọc Hoàng dự tính, giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước Việt. Chúng vô cùng hung ác, đi đến đâu là giết hại dân lành, phá hủy nhà cửa đến đấy. Thế giặc mạnh như chẻ tre, quân triều đình khó lòng chống cự nổi. Thấy vậy, nhà vua lo lắng, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi giúp nước. Nghe tiếng rao, thần liền cất tiếng gọi mẹ:
- Mẹ ra mời sứ giả vào đây giúp con!
Mẹ vô cùng ngạc nhiên vì thần tự dưng biết nói. Đoán có sự lạ, mẹ thần vội ra mời sứ giả vào.
Sứ giả vao, thần liền bảo:
- Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, một tấm áo giáp sắt và một chiếc nón sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này.
Sứ giả kinh ngạc, vừa mừng vừa lo vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật thần đã dặn.

Từ ngày sứ giả về, thần lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã chật căng đứt chỉ. Bố mẹ thần dù làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi thần. Thấy vậy, bà con hàng xóm liền quây vào giúp dỡ. Người cho gạo, ngươi cho cà, người cho vải. Ai cũng mong thần lớn mau để giết giặc cứu nước.
Giặc Ân đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Thần bèn vùng dậy, vươn vai biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt. Thần mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi lên ngựa sắt tiến thẳng ra trận địa. Ngựa sắt phun lửa đỏ rực, thần ngồi trên dùng roi sắt tiêu diệt từng lớp, từng lớp quân thù. Giặc chết như rạ. Đang giữa trận chiến, bỗng roi sắt gãy. Thần bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Chúng kinh hồn bạt vía, giẫm đạp lên nhau để tháo chạy. Giặc tan. Thần đuổi đến chân núi Sóc thì không còn thấy bóng dáng một tên giặc nào. Duyên phận với trần gian đã hết, nhiệm vụ Ngọc Hoàng giao đã hoàn thành. Thần bèn cởi bỏ áo giáp sắt, phi ngựa trở về trời bẩm báo Ngọc Hoàng.
Nghe đến đây, Ngọc Hoàng ưng ý lắm. Ngài vuốt râu cười và nói:
- Trẫm rất hài lòng trước chiến tích của khanh. Thật quả không phụ lòng mong đợi của ta và các chư tiên. Trầm chuẩn tâu lời thỉnh nguyện của muôn dân, phong ái khanh làm Phù Đổng Thiên Vương, đời đời được nhân dân thờ cúng, cho phép nhân dân cứ đến tháng tư được mở hội mừng công.

Còn bây giờ, trẫm và các ái khanh hãy thưởng thức ngọc tửu, đào tiên đê mừng chiến công của Thánh Gióng!