phân tích tác dụng của 2 biện pháp tu từ sau:
- Biện pháp liệt kê: màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
- Biện pháp ẩn dụ: mùi nồng mặn.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
(Quê hương –Tế Hanh)
BPNT: +liệt kê: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, mùi nồng mặn
+ từ gợi tả: nay xa cách, luôn tưởng nhớ
+ điệp từ "nhớ"
=> Tác dụng: diễn tả chân thực cảm xúc sâu lắng đang cháy bỏng, cồn cào dâng lên trong trái tim, nỗi nhớ của tác giả. Đây chính là lòng thủy chung của tác giả dành cho quê hương
Nhà thơ không chỉ thấy con thuyền nằm im trên bến mà còn thấy cả sự mệt mỏi của nó. Cũng như dân chài, con thuyền có vị mặn của nước biển, con thuyền như đang lắng nghe chất muối của đại dương đang thấm trong từng thớ vỏ của nó. Thuyền trở nên có hồn hơn, nó không còn là một vật vô tri vô giác nữa mà đã trở thành người bạn của ngư dân. Không phải người con làng chài thì không thể viết hay như thế, tinh như thế, và cũng chỉ viết được những câu thơ như vậy khi tâm hồn Tế Hanh hoà vào cảnh vật cả hồn mình để lắng nghe. Ở đó là âm thanh của gió rít nhẹ trong ngày mới, là tiếng sóng vỗ triều lên, là tiếng ồn ào của chợ cá và là những âm thanh lắng đọng trong từng thớ gỗ con thuyền.
Có lẽ, chất mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào da thịt nhà thơ, vào tâm hồn nhà thơ để trở thành nỗi niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Nét tinh tế, tài hoa của Tế Hanh là ông “nghe thấy cả những điều không hình sắc, không âm thanh như “mảnh hồn làng” trên “cánh buồm giương”… Thơ Tế Hanh là thế giới thật gần gũi, thường ta chỉ thấy một cách lờ mờ, cái thế giới tình cảm ta đã âm thầm trao cảnh vật: sự mỏi mệt, say sưa của con thuyền lúc trở về bến…”
Nói lên tiếng nói từ tận đáy lòng mình là lúc nhà thơ bày tỏ tình cảm của một người con xa quê hướng về quê hương, về đất nước :
Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá
Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi.
- Liệt kê: màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi.
- Ẩn dụ: mùi nồng mặn.
- Biện pháp liệt kê: màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
- Biện pháp ẩn dụ: mùi nồng mặn.
Tham khảo
Nội dung: Nỗi nhớ quê hương tha thiết của tác giả gắn liền với những hình ảnh thân thương, quen thuộc của làng chài - quê hương của tác giả.
Biện pháp ẩn dụ, tác dụng : thể hiện cảm nhân bằng xúc giác(vị), thị giác (mắt)
Tham khảo
Cảm nhận
Nếu không có mấy câu thơ này, có lẽ ta không biết nhà thơ đang xa quê. ta thấy được một khung cảnh vô cùng sống động trước mắt chúng ta, vậy mà nó lại được viết ra từ tâm tưởng một cậu học trò. từ đó ta có thể nhận ra rằng quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc. Nối nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”. Quê hương là mùi biển mặn nồng, quê hương là con nước xanh, là màu cá bạc, là cánh buồm vôi. Màu của quê hương là những màu tươi sáng nhất, gần gũi nhất. Tế Hanh yêu nhất những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như con người ông, bình dị như những người dân quê ông, khoẻ khoắn và sâu lắng. Từ đó toát lên bức tranh thiên nhiên tươi sáng, thơ mộng và hùng tráng từ đời sống lao động hàng ngày của người dân
Nghệ thuật
⇒ Biện pháp ẩn dụ, tác dụng : thể hiện cảm nhân bằng xúc giác(vị), thị giác (mắt)
đề văn 8. Đoạn thơ"Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ.Màu nước xanh cá bạc chiếc buồm vôi.Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi.Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá".câu 1. Nêu nội dung chính của đoạn thơ.câu 2. Tìm và nêu tác dụng biện pháp tu từ được sử dụng ở đoạn thơ trên. câu 3. Viết đoạn văn (khoảng 1 mặt giấy) phân tích đoạn thơ trên.
Biện pháp liệt kê
Tác dụng: Đây là những vật được gợi ra trong nỗi nhớ quê hương của tác giả