Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước ngày càng xuân
Trình bày suy nghĩ về lời dạy của Bác Hồ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi khi Tết đến, xuân về, cây cối lại đâm chồi nảy lộc, hoa cỏ tốt tươi. Lòng mỗi người phơi phơi đón mùa xuân về và không quên hưởng ứng phong trào “trồng cây xanh” theo lời dạy của Bác Hồ: “Mùa xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước càng ngày càng xuân”.
Mùa xuân là mùa bắt đầu của một năm, thời tiết ấm áp muôn hoa đua nở, cây cối tốt tươi chứ không còn nghèo nàn, khẳng khiu như mùa đông giá lạnh nữa. Thời tiết thuận lợi, kèm theo có những cơn mưa xuân đầu mùa là thời điểm thích hợp để trồng cây xanh, trồng cây vào mùa xuân cây cối sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển. Đó chính là lý do mà Bác cho rằng mùa xuân là mùa để trồng cây.
Nhưng ở câu thơ thứ hai từ “xuân” ở đây không còn là từ “xuân” để chỉ mùa bắt đầu của một năm nữa mà từ “xuân” trong “làm cho đất nước càng ngày càng xuân” là để chỉ sự tươi đẹp, giàu có, tươi mới của đất nước. Vậy việc trồng cây vào mùa xuân có liên quan gì đến sự giàu đẹp của đất nước? Chúng ta cần tìm hiểu về vai trò của cây xanh trong đời sống con người và sự phát triển của đất nước. Cây xanh trong quá trình quang hợp đã thải ra khí ô xi – một loại khí rất cần thiết cho sự sống của con người và hút vào khí các bô níc – một loại khí gây ô nhiễm môi trường nhờ vậy mà vai trò to lớn của cây xanh là giúp điều hòa khí hậu, con người luôn được sống và làm việc trong một bầu không khí trong lành.
Ở đây Bác muốn nhấn mạnh đất nước tươi đẹp không chỉ ở sự giàu có về cơ sở vật chất mà còn là sự trù phú của của muôn loài, là sự trong lành trong môi trường mà chúng ta đang sống. Vai trò của cây xanh không chỉ dừng lại ở đó, thực tiễn cho thấy những nơi nào việc chặt phá rừng xảy ra phổ biến thì những nơi đó hay xảy ra các thiên tai như lũ lụt, lũ quét, sạt lở đất…ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của những người dân vùng đó. Vì vây việc trồng nhiều cây xanh, đặc biệt là những nơi hay xảy ra lũ quét có ý nghĩa vô cùng to lớn, làm hạn chế các thiên tai vào đất liền. Trồng nhiều cây tạo thành rừng còn là nơi sinh sống, cư trú của rất nhiều loài động vật, đặc biệt là những động vật quý hiếm, góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú của giới sinh vật nước ta. Không chỉ vậy cây xanh còn góp phần phát triển kinh tế đất nước thông qua việc cung cấp một lượng gỗ lớn để sản xuất các đồ dùng mĩ nghệ và công nghiệp sản xuất giấy. Phân tích vai trò của cây xanh ta mới hiểu rõ ý của Bác qua hai câu thơ.
Bác đã lấy việc trồng cây xanh vào mùa xuân làm cơ sở để tạo nên “mùa xuân” của đất nước. Đây là một lời dạy quý báu và ngày nay chúng ta vẫn ghi nhớ lời căn dặn ấy thông qua các hoạt động thực tiễn như ngày hội trồng cây xanh ở các cơ quan, trường học góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tạo nên sự trong lành của bầu không khí.
Bác Hồ – vị cha già vĩ đại của cả dân tộc đã để lại cho chúng ta những lời dạy quý báu, một trong số đó là việc trồng cây vào mùa xuân để từ đó làm nên mùa xuân của đất nước.
Tham khảo
Xuân Diệu cho rằng: Ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến là thành công tốt đẹp của quá trình “dân tộc hóa nội dung mùa thu” và “dân tộc hóa hình thức lời thơ”. Em hoàn toàn đồng ý với nhận định trên của Xuân Diệu. Vì cả ba bài thơ đều gợi lên những hình ảnh và nét đẹp đặc trưng của mùa thu đất Bắc, ngôn ngữ thơ giản dị và gần gũi, dễ hiểu.
Tham khảo!
Em hoàn toàn đồng ý với nhận định trên của Xuân Diệu về hình ảnh thôn quê hiện lên trong cả ba bài về mùa thu của Nguyễn Khuyến.
- “Thu vịnh” (“Vịnh mùa thu”)
– Bài thơ không tả mùa thu từ một nơi, trong một lúc mà là bức tranh tổng hợp, khá hoàn chỉnh về mùa thu. Ở đây hầu như có đủ những hình ảnh đặc trưng cho mùa thu ở thôn quê Việt Nam( bầu trời cao xanh, cần trúc mảnh mai, gió thu nhẹ, mặt nước biếc phu sương khói, ánh trăng trong, chùm hoa trước giậu…). Chỉ bằng mấy nét chấm phá, Nguyễn Khuyến đã gợi được cái hồn thu nơi từng cảnh vật Cảm nhận tinh tế của thi nhân được thể hiện rõ qua cách dùng từ:
Không khí làng quê mùa thu ở Thu vịnh im ắng và phảng phất nỗi u hoài. Không gian và thời gian trở nên mông lung, không xác định trong tâm trạng bâng khuâng buồn của thi nhân. Thế giới thiên nhiên này gợi lên cảm giác yên tĩnh trong trẻo và ngưng lọng ngàn đời. Trước những biến động ngang trái của cuộc đời, Nguyễn Khuyến muốn được mãi mãi ở trong vẻ đẹp thanh tĩnh của làng quê.
- “Thu điếu” (“Câu cá mùa thu”)
- Bài thơ cảm nhận mùa thu từ một không gian xinh xắn, thơ mộng, từ điểm nhìn của một người câu cá. Mở đầu bằng một cảnh thu bình dị rất riêng của làng, quê đồng bằng Bắc Bộ: ao thu. Một thế giới tĩnh lặng, trong suốt mà trong đó mọi vật hài hòa nhẹ nhõm:
- Đây là mùa thu được cảm nhận bằng tâm trạng của một người ngồi uống rượu. Lúc này, cảnh thu sẽ mang các ấn tượng nỗi niềm riêng – dường như cũng chập chờn, mờ ảo. Có lẽ vì thế mà bài thơ có nhiều từ lấp láy và dùng vần “oe”.
- Thu ẩm không miêu tả riêng một cảnh thu ở một thời điểm nào mà là sự “tổng hợp nhiều cảnh thu ở nhiều thời điểm” (Xuân Diệu). Bài thơ cũng không hề có một chữ “thu” (khác với “trời thu” ở Thu vịnh và “ao thu” ở Thu điếu). Vậy mà đọc lên ta nhận ra chính xác cảnh sắc thu quen thuộc của làng quê Việt Nam. Đây là một mái nhà tranh bình dị trong ngõ tối vào đêm sâu lập lòe những con đom đóm:
Bài thơ tạo trong ta ấn tượng “phi thời gian” nhưng cũng gợi rất sâu vào không khí tĩnh mịch, trong lành vô cùng thân thuộc của thôn quê Việt Nam.
b.2. Hình ảnh con người – nhân vật trữ tình:
– Trong chùm thơ thu Nguyễn Khuyến ta không chỉ bắt gặp cảnh mà còn bắt gặp hình ảnh con người thi nhân. Nếu trong thơ ca trước đó, tính ước lệ, quy phạm khiến cho hình ảnh của tác giả thường mờ nhạt, khó có thể cụ thể giọng điệu cảm xúc thì ở chùm thơ thu này, hình ảnh Nguyễn Khuyến hiện lên rất rõ. Đó là hình ảnh của một con người luôn nghĩ về thời thế:
Ba bài thơ tuy giống nhau về diểm nhìn của tác giả, hệ thống các phương thức biểu hiện. Nhưng mỗi bài lại mang một nét độc đáo của thơ Nguyễn Khuyến. Làng cảnh Việt Nam đặc sắc, quen thuộc, đơn sơ, dung dị, đáng yêu. Cái hồn của quê hương hiện lên thật rõ ràng. Nó rất tiêu biểu cho thơ trữ tình của Nguyễn Khuyến về quê hương thanh đạm, tinh tế, vài nét chấm phá mà vẫn hội tụ được nhiều vẻ đẹp .
c) Bình luận
- Đây là ý kiến đúng: Ba bài thơ mỗi bài có những vẻ đẹp khác nhau song hội tụ lại đều nói về cảnh thu, hồn thu về làng cảnh, cuộc sống, phong tục, con người. Trong thơ Nguyễn Khuyến phảng phất một cái buồn lặng lẽ như chính tâm hồn của nhà thơ. Mọi cảnh vật đều đẹp, thanh sơ mang màu sắc của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ với một bầu trời thu xanh cao, một không khí bảng lảng sương khói, một làn gió thu se lạnh, một ao bèo, một thuyền câu,… những hình ảnh này không chỉ là các chi tiết về vùng quê mà nó còn chứa đựng cả tâm hồn nhà thơ.
- Đến với chùm ba bài thơ thu của Nguyền Khuyến, ta bắt gặp những cảnh sắc không thể lẫn của mùa thu vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Những bức tranh thu ấy được vẽ nên bằng tấm lòng yêu mến quê hương mình, bằng tình yêu cuộc sống thanh cao, tĩnh lặng chốn thôn quê của cụ Tam nguyên Yên Đổ. Thành công của những bài thơ thu này cũng chứng tỏ tâm hồn tinh tế, ngòi bút tài hoa của Nguyễn Khuyến. Chúng đưa ông lên địa vị danh dự trong các thi nhân viết về mùa thu, trong những nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.
KHI NGƯỜI TA ĐÃ NGOÀI 70 TUỔI CHỈ THỜI GIAN LÀM CHO CÂU VĂN THÔNG BÁO VỀ TUỔI TÁC
TÚ XUÂN ĐỨNG Ở ĐÂY CHỈ SỰ TƯƠI TRẺ KHI NGOÀI 70 TUỔI. TUỔI XUÂN KHÔNG CÒN ĐI LIỀN VỚI TUỔI GIÀ
NHA CÁC BẠN
Tham khảo:
Từ hình ảnh người lính trong đoạn thơ Đợi mưa trên đảo Sinh Tồn, trách nghiệm với quê hương và đất nước ở mỗi người người với quê hương đất nước luôn được nâng cao.
Học sinh, sinh viên (HSSV) là lực lượng trẻ, có tri thức trong xã hội, là tương lai của đất nước, là tầng lớp đi tiên phong trong các hoạt động thúc đẩy cộng đồng quan tâm và có trách nhiệm đối với những vấn đề liên quan đến môi trường, bảo vệ môi trường, phát huy tiềm năng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
HSSV đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.
Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển. Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam. Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo.
Đáp án
Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta bởi bài thơ nêu rõ chủ quyền dân tộc: sông núi riêng, lãnh thổ riêng, có vua đứng đầu cai quản.
Bài thơ lên tiếng cảnh báo đanh thép trước kẻ thù xâm lược
- Nhiệm vụ: học tập, rèn luyện nâng cao hiểu biết, sức mạnh trí tuệ, tinh thần, cũng như thể chất để kiến tạo đất nước hùng mạnh hơn
a) Mở bài
- Giới thiệu tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ:
+ Thanh Hải là nhà thơ hiện đại Việt Nam trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
+ "Mùa xuân nho nhỏ" là một trong những bài thơ hay viết về mùa xuân, về khát vọng cống hiến cho đời của nhà thơ.
- Khái quát nội dung khổ thơ 4 và 5:
+ Hai khổ thơ 4 và 5 thể hiện rõ nhất ước vọng được hòa nhập hiến dâng cho cuộc đời, cho mùa xuân chung của dân tộc của tác giả.
b) Thân bài
* Khái quát về bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được tác giả sáng tác trong khi nằm trên giường bệnh, trước khi mất ít lâu, trong hoàn cảnh đất nước đã thống nhất, đang xây dựng cuộc sống mới nhưng còn vô vàn khó khăn gian khổ, thử thách.
- Nội dung chính: Bài thơ là tiếng lòng, những tâm sự, suy ngẫm, mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của tác giả cho mùa xuân vĩ đại của đất nước.
* Phân tích khổ thơ thứ 4: Khát vọng hòa nhập, tự nguyện mang niềm vui đến cho cuộc đời
Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến
- Điệp từ “ta làm” cùng với nhịp thơ dồn dập diễn tả rõ nét khát vọng cống hiến của nhà thơ:
+ muốn làm con chim hót : góp tiếng hót cho cuộc đời
+ muốn làm một cành hoa : góp chút sắc hương cho cuộc sống
-> Ước mong giản dị, đơn sơ để tô điểm cho vườn hoa mùa xuân muôn hương muôn sắc của đất nước.
+ một nốt trầm -> không ồn ào, không cao điệu mà chỉ âm thầm, lặng lẽ “nhập” vào khúc ca, tiếng hát của nhân dân vui mừng đón xuân về.
- Đại từ “ta” dùng để khẳng định đó không chỉ là tâm niệm riêng của cá nhân nhà thơ mà còn là khát vọng chung của nhiều người.
-> Khát vọng sống hoà nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp, dù nhỏ bé, của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước, nguyện hi vinh cho sự phồn vinh của đất nước.
=> Đây là tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng chân thành và tha thiết.
* Phân tích khổ thơ thứ 5: Ước nguyện cống hiến chân thành không kể tuổi tác
"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời"
- Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ”: ẩn dụ cho cuộc đời mỗi con người, mỗi sự cống hiến -> Tác giả muốn góp chút công sức nhỏ bé của mình vào mùa xuân lớn của đất nước.
- Từ láy “lặng lẽ”, “nho nhỏ” là cách nói khiêm tốn, chân thành của nhân cách sống cao đẹp khi hướng tới việc góp vào lợi ích chung của dân tộc.
-> Lẽ sống cống hiến lặng lẽ, khiếm tốn của nhà thơ, âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến.
"Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc."
- Điệp ngữ “dù là” : thái độ tự tin trước những khó khăn trở ngại của đời người
- "tuổi hai mươi", "khi tóc bạc" : ầm thầm cống hiến bất kể khi tuổi trẻ hay lúc về già.
-> Lời hứa, lời tự nhủ với lương tâm sẽ phải kiên trì, thử thách với thời gian tuổi già, bệnh tật để mãi mãi làm một mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương đất nước.
=> Với niềm yêu đời tha thiết, tác giả vượt lên trên hoàn cảnh về bệnh tật mong muốn da diết được sống có ích bằng tất cả sức trẻ của mình. Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả.
* Đặc sắc nghệ thuật trong 2 khổ thơ:
- Sử dụng các từ láy, điệp từ hiệu quả
- Hình ảnh đẹp, giản dị
- Ngôn từ chính xác, tinh tế, gợi cảm
- So sánh và ẩn dụ sáng tạo
c) Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung của 2 khổ thơ.
- Cảm nhận của em về 2 khổ thơ.
Tham khảo:
b,
I. Mở bài
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Lí tưởng sống của thanh niên, học sinh hiện nay.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Lí tưởng sống là gì?
+ Lí tưởng là mục đích sống cao đẹp.
+ Lí tưởng sống cao đẹp là lí tưởng sống vì mọi người.
+ Lí tưởng sống của thanh niên Việt Nam trong những giai đoạn cách mạng vừa qua là sống chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
2. Bàn luận
- Vì sao con người cần sống có lí tưởng?
+ Có lí tưởng con người sẽ có hướng phấn đấu để vươn lên.
+ Lí tưởng sống cao đẹp là điều kiện để con người sống có ý nghĩa; giúp con người hoàn thiện vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách.
- Suy nghĩ về những tấm gương có lí tưởng sống cao đẹp.
+ Nêu những tấm gương sống theo lí tưởng cao đẹp:
Những chiến sĩ chiến đấu và hi sinh cho công cuộc cách mạng giành độc lập tự do cho dân tộc.
Những con người ngày đêm âm thầm, lặng lẽ cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước.
=> Tuy biểu biện khác nhau nhưng họ đều là những người biết sống vì hạnh phúc của con người..
- Bài học nhận thức và hành động:
+ Soi vào họ, tuổi trẻ hôm nay phải biết tìm cho mình lí tưởng sống cao đẹp và quyết tâm thực hiện đến cùng lí tưởng của đời mình.
+ Mỗi người phải sống hết mình với vị trí mà mình đang đứng, với công việc mình đang đảm đương.
+ Lối sống vị kỉ, cá nhân, mục đích sống tầm thường là điều không thể chấp nhận được.
III. Kết bài
- Nêu suy nghĩ của em về lí tưởng sống cao đẹp đối với mỗi học sinh, thanh niên ngày nay
- Liên hệ thực tế bản thân (đã/ đang/ sẽ làm gì để thực hiện lí tưởng sống của mình)
c,
I. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Sự cống hiến của thế hệ trẻ hiện nay.
II. Thân bài:
a. Giải thích vấn đề nghị luận
- Cống hiến là gì?
- Thế hệ trẻ là tầng lớp nào?
b. Bàn luận về vấn đề nghị luận
- Cống hiến là lối sống tích cực mà thế hệ cần rèn luyện, tu dưỡng và trau dồi.
- Lối sống cống hiến của thế hệ trẻ thể hiện ở việc sẵn sàng đem hết trí tuệ, tài năng của bản thân phục vụ lợi chung, vì sự phát triển chung.
- Lối sống cống hiến sẽ giúp thế hệ trẻ khẳng định giá trị của bản thân và phát huy hết vai trò là rường cột, là những chủ nhân tương lai của đất nước.
- Trong thời đại ngày nay, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực, cố gắng để cống hiến hết mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (những thanh niên xung kích, những thầy cô giáo trẻ,...).
c. Lật lại vấn đề
- Hiện tượng một số thanh niên đã xao nhãng, quên đi trách nhiệm của bản thân đối với sự nghiệp chung của dân tộc (ích kỷ, chỉ mưu cầu lợi ích cá nhân...).
- Đó là những hiện tượng lệch lạc cần bị lên án, phê phán, chấn chỉnh, bài trừ.
III. Kết bài:
Bài học nhận thức và hành động đối với thế hệ trẻ đối với lối sống cống hiến.
1.
- Em đồng ý với suy nghĩ này.
- Trên thực tế tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, lũ lụt, hạn hán... Bảo vệ Đất là bảo vệ chính mình, con người muốn tồn tại phải dựa vào thiên nhiên.
2. Câu văn hay:
- Bầu trời này, nguồn sưởi ấm đất đai của chúng tôi, làm sao Ngài có thể mua bán nổi? Ỷ nghĩ sao mà lạ lùng đối với chúng tôi. Nếu chúng tôi không có bầu không khí trong lành và mặt nước long lanh này, thì làm sao Ngài lại muốn mua?
- Mảnh đất này là thiêng liêng và những tia nắng chói chang phản chiếu từ mặt hồ trong vắt sẽ nói lên cái gì đó về kí ức của người da đỏ. Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi.
- Không khí quả là quỷ giá đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở.
Đề 1 - Tham khảo
Bài làm
Trong cuộc đời chúng ta ai cũng sẽ mắc phải những lỗi lầm, nhưng sau khi mắc lỗi chúng ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi không thể chỉ biết đổ lỗi cho người khác. Nếu việc đổ lỗi diễn ra thường xuyên nó sẽ trở thành một thói xấu khiến ta trở nên xấu xí trong mắt người khác.
Hay đổ lỗi cho người khác là một thói hư tật xấu cần tránh. Khi chúng ta mắc lỗi, dù là lớn hay nhỏ thì điều đầu tiên cần làm đó là nhìn nhận, xem xét lại chính bản thân mình. Những lỗi lầm trong cuộc đời ta luôn xuất phát từ chính bản thân ta, chính vì vậy ta cần phải biết nhận lỗi và sửa lỗi có như thế ta mới có thể vững vàng, trưởng thành hơn trong cuộc sống. Thói hư tật xấu là tổng hợp của nhiều thói xấu khác nhau trong đó có đổ lỗi. Chúng ta luôn luôn phải nhìn nhận sự việc dưới nhiều góc độ để nhận thức rõ những sai lầm của mình. Nếu ta chỉ biết đổ lỗi thì mãi mãi ta sẽ không thể khá lên được. Thử tưởng tượng nếu một người cả đời chỉ biết đổ lỗi thì liệu rằng anh ta có thể trở nên cứng cáp, vững chãi trước cuộc sống đầy những bất trắc này? Nếu chỉ biết đổ lỗi ta mãi mãi không thể trưởng thành và sẽ chẳng có ai muốn ở cạnh người hay đổ lỗi cả. Khi ta biết nhận lỗi cuộc sống của ta trở nên yên bình hơn rất nhiều, không cần phải lo lắng hay làm người khác khó chịu khi tiếp xúc. Người hay đổ lỗi là người không bao giờ nhận ra khuyết điểm của mình, luôn tự cho mình là đúng và đổ lỗi cho người khác sau mọi thất bại của mình. Một lời xin lỗi không khiến chúng ta trở nên kém cỏi, một hành động thể hiện sự biết lỗi không khiến chúng ta trở nên hèn mọn. Có sai có sửa, ta luôn cần cố gắng phát huy những điều này để hoàn thiện bản thân ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Khi chúng ta biết nhận lỗi, sửa lỗi chúng ta sẽ trưởng thành hơn rất nhiều. Vì vậy mong rằng sẽ không có ai mắc phải căn bệnh “đổ lỗi” này nữa.
vì: -bài thơ khẳng định được chủ quyền lãnh thổ của dân tộc
-khẳng định ý chí bảo vệ tổ quốc của quân và dân ta
-khẳng định tinh thần yêu nước
là 1 học sinh :
Tôi cần học tập thật tốt để trở thành ng có ích .
tinh thần yêu nước sẽ lun tồn tại trg tôi .
Bảo vệ tổ quốc đến cùng
Bác khuyên khi xuân tới, mỗi người nên trồng một cây xanh để góp phần làm cho quê hương, đất nước ngày càng tươi đẹp.