Tình yêu quê hương, đất nước của con người VN thể hiện qua ca dao và các tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn 7 Giúp mik với 🥺🥺
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện qua các nội dung:
- Tự hào về cảnh đẹp non sông gấm vóc.
- Khẳng định chủ quyền, độc lập dân tộc.
- Căm thù sâu sắc với các thế lực xâm hại đến độc lập, chủ quyền của đất nước.
- Khát vọng đất nước thái bình.
Chọn lọc dẫn chứng phù hợp với từng nội dung để chứng minh.
Bạn muốn nói tác phẩm truyện kí hiện đại nào đã học trong lớp 6
Tình yêu quê hương đã rèn cho con người ta thêm dũng cảm hơn trên con đường đầy chông gai của cuộc sống.
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Trong trái tim mỗi chúng ta bao giờ cũng chỉ có một người mẹ, một người cha và một quê hương. Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Quê hương là nơi có hình ảnh người mẹ, người cha mà ta hằng yêu quý. Tình yêu quê hương đã rèn cho con người ta thêm dũng cảm hơn trên con đường đầy chông gai của cuộc sống. Tình yêu quê hương đó thôi thúc chúng ta sống có ích hơn cho đất nước. Quê hương còn là nỗi nhớ da diết của những người con khi xa quê. Chính nỗi nhớ quê hương đã luôn nhắc nhở họ phải cống hiến hết sức mình cho quê hương đất nước. Quê hương đã bồi đắp cho chúng ta nhiều tình cảm cao quý: phải biết nhớ khi xa quê, phải biết đau khi đất nước bị quân giặc xâm lược, phải biết yêu thương những gì thuộc về quê hương, phải biết hy sinh thân mình cho quê hương, đất nước. Cha mẹ chỉ có thể sinh ra và dạy bảo chúng ta, còn việc trở thành một người con chân chính của đất nước là do quê hương tạo ra: "Cha mẹ cho em cả hình hài. Thầy cô cho em cả kiến thức... Nhưng em chỉ thành người khi em sống giữa cuộc đời, em chỉ thành người khi em sống giữa quê hương.... Đất nước mến thương cho em thành người".
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Trong trái tim mỗi chúng ta bao giờ cũng chỉ có một người mẹ, một người cha và một quê hương. Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Quê hương là nơi có hình ảnh người mẹ, người cha mà ta hằng yêu quý. Tình yêu quê hương đã rèn cho con người ta thêm dũng cảm hơn trên con đường đầy chông gai của cuộc sống. Tình yêu quê hương đó thôi thúc chúng ta sống có ích hơn cho đất nước. Quê hương còn là nỗi nhớ da diết của những người con khi xa quê. Chính nỗi nhớ quê hương đã luôn nhắc nhở họ phải cống hiến hết sức mình cho quê hương đất nước. Quê hương đã bồi đắp cho chúng ta nhiều tình cảm cao quý: phải biết nhớ khi xa quê, phải biết đau khi đất nước bị quân giặc xâm lược, phải biết yêu thương những gì thuộc về quê hương, phải biết hy sinh thân mình cho quê hương, đất nước. Cha mẹ chỉ có thể sinh ra và dạy bảo chúng ta, còn việc trở thành một người con chân chính của đất nước là do quê hương tạo ra: "Cha mẹ cho em cả hình hài. Thầy cô cho em cả kiến thức... Nhưng em chỉ thành người khi em sống giữa cuộc đời, em chỉ thành người khi em sống giữa quê hương.... Đất nước mến thương cho em thành người".
Hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà trong ca dao, dân ca. Đọc ca dao, dân ca, ta cảm thấy tâm hồn nhân dân ôm trọn bóng hình quê hương đất nước. Mỗi vùng quê có một cách nói riêng, cảm nhận riêng về sự giàu đẹp của nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Đọc những bài ca ấy, chúng ta như vừa được đi tham quan một số danh lam thắng cảnh đặc sắc của đất nước từ Bắc vào Nam.
Với nhân dân ta, quê hương là nơi quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết, yêu thương. Quê hương là mái nhà, luỹ tre, cái ao tắm mát, là sân đình, cây đa, giếng nước, con đò, là cánh đồng xanh, con cò trắng, cánh diều biếc tuổi thơ. Đất nước với quê hương chỉ là một, là cơ đồ ông cha để lại, là núi sông hùng vĩ thiêng liêng. Quê hương đất nước được nói đến trong ca dao, dân ca đã thể hiện biết bao tình cảm yêu thương, tự hào của nhân dân ta từ bao đời nay.
Đất nước ta nơi nào cũng đẹp. Cảnh trí non sông như gấm như hoa; sản phẩm phong phú, con người cần cù, thông minh sáng tạo đã xây dựng quê hương đất nước ngày thêm giàu đẹp.
Lên ải Bắc đến thăm Chi Lăng, núi trập trùng cao vút tầng mây, nơi Liễu Thăng bỏ mạng. Ta đến thăm thành Lạng, soi mình xuống dòng sông xanh Tam Cờ, thăm chùa Tam Thanh, đến với nàng Tô Thị trong huyền thoại:
Ai ai, đứng lại mà trông
Kia núi Thành Lạng, kìa sông Tam Cờ
Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh
Hai tiếng ai ơi mời gọi vang lên. Chữ "kìa", chữ "có" được nhấn đi nhấn lại biểu thị niềm tự hào của bà con xứ Lạng đang say sưa ngắm nhìn và đưa tay chỉ về từng ngọn núi, con sông, ngôi chùa, dấu tích của bức thành cố...
Các tên núi tên sông được nhắc đến, biểu lộ niềm tự hào của nhân dân ta về một chiến công, một vùng đất được coi là linh địa (vùng đất thiêng) gắn liền với một anh hùng dân tộc, với một huyền tích kì diệu:
Nhất cao là núi Ba Vì,
Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.
Sâu nhất là sông Bạch Đằng,
Ba lần giặc đến, ba lần giặc tan.
Cao nhất là núi Lam Sơn
Có ông Lê Lợi trong ngàn bước ra.
Ai đã từng đến thăm Bắc Cạn, ngồi thuyền độc mộc du ngoạn trên hồ Ba Bể, ngắm thác nước trắng xoá vắt ngang sườn núi, nghe vượn hót trong ánh tà dương, gặp cô nàng áo xanh đi hái măng trở về...Câu ca như mời gọi với bao tình thân thương:
Bắc Cạn có suối đãi vàng,
Có hồ Ba Bể, có nàng áo xanh
Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội là trái tim của đất nước ta, nơi ngàn năm văn vật. Kinh thành xưa nổi tiếng phồn hoa:
Phồn hoa thứ nhất Long Thành
Phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ.
Cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn,Tháp Bút, Đài Nghiên, hồ Hoàn Kiếm... mỗi thắng cảnh là một di tích gợi nhớ về cội nguồn hoặc nói lên một nét đẹp của nền văn hiến Đại Việt, để ta yêu quý, tự hào về Kinh thành xưa:
Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,
Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn.
Đài Nghiên, Tháp Bút chưa mòn,
Hỏi ai xây dựng nên non nước này?
Qua xứ Nghệ vào miền Trung, ta vô cùng tự hào về đất nước đẹp tươi hùng vĩ. Non xanh nước biếc một màu trải dài mở rộng bát ngát như vẫy gọi:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Hãy đến với Huế đẹp và thơ, ngắm sông Hương, núi Ngự Bình, nghe giọng hò dịu ngọt, đến chơi hồ Tĩnh Tâm, tham quan lăng tẩm vua chúa nhà Nguyễn, và những ngôi chùa cổ kinh, uy nghiêm:
Đông Ba, Gia Hội hai cầu
Ngó lên Diệu Đế bốn lần hai chuông.
Vượt qua đèo Hải Vân đến thăm khu Năm, đến với Đồng Nai, Nam Bộ mến yêu. Đất nước ta bao la một dải:
Hải Vân bát ngát nghìn trùng
Hòn Hồng ở đấy là trong Vịnh Hàn.
Nhà Bè nước chảy phân hai,
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về
Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh.
Nước tháp mười lóng lánh cá tôm.
Ca dao dân ca nói lên lên bao nỗi nhớ đất nước quê hương. Càng yêu quê hương nhiều , thì mỗi khi đi xa lại nhớ quê nhiều lắm. Nhớ Phong Châu là nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba. Nhớ Đồ Sơn là nhớ lễ hội dân gian Mồng mười tháng tám chọi trâu thì về. Quê hương sầu nặng nghĩa tình.
Anh về Bình Định thăm cha,
Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hoà thăm em.
Ca dao nói về tình yêu quê hương đất nước vô cùng phong phú và gợi cảm. Mỗi chôn quê là một bức tranh đẹp nên thơ. Mến thương, tự hào, thương nhớ là những tình cảm sâu nặng của nhân dân ta gửi gắm qua những vần ca đao ngọt ngào sâu lắng về đất nước quê hương.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân đã viết:
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu...?
Hình ảnh quê hương đất nước trong ca dao dân ca đã giúp ta hiểu sâu ý thơ trên. Ca dao dân ca như dòng sữa ngọt nuôi dưỡng tâm hồn ta. Ta cảm thấy tâm hồn mình lớn lên cùng đất nước quê hương, cùng ca dao dân ca.
Chúc bạn học tốt!
Hướng dẫn chấm:
Viết bài văn nghị luận chứng minh một câu nhận định về ca dao. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát, thể hiện được ý kiến cá nhân. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu chung về ca dao, dân ca Việt Nam.
- Giới thiệu vấn đề của bài: : Ca dao là tiếng nói của tình cảm gia đình và tình yêu quê hương đất nước..
b. Thân bài (9.0đ)
HS viết bài văn chứng minh 2 nội dung:
- Ca dao là tiếng nói về tình cảm gia đình: trong kho tàng ca dao của dân tộc chất chứa vô vàn những câu ca nói về các mối quan hệ trong gia đình. Đi kèm với đó, tác giả dân gian cũng ngầm ẩn cách sống phù hợp với luân thường đạo lí của dân tộc trong từng mối quan hệ cụ thể.
+ Những câu thuộc chủ đề tình cảm gia đình thường là lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói về cha mẹ, ông bà để bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử và tình anh em ruột thịt.
+ Tình cảm với ông bà: biết ơn, mong nhớ (Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu)
+ Tình cảm với cha mẹ:biết ơn công sinh thành dưỡng dục, hiếu thảo… (Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra…)
+ Tình cảm với anh em: yêu thương, đùm bọc, che chở (Anh em nào phải người xa/ Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân/Yêu nhau như thể tay chân/ Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy…)
+ Tình cảm vợ chồng: thủy chung son sắt (Muối ba năm muối đang còn mặn/ Gừng chín tháng gừng hãy còn cay/ Đôi ta nghĩa nặng tình dày/ Có xa nhau cũng ba vạn tám ngàn ngày mới xa).
- Ca dao là tiếng nói về quê hương sâu nặng:
+ Những câu ca dao về tình yêu quê hương, đất nước, con người thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng địa danh.
+Yêu thương, gắn bó, tự hào về vẻ đẹp quê hương (Đường vô xứ Huế quanh quanh/ Non xanh nước biếc như tranh họa đồ)
+ Nỗi nhớ khi xa quê.
c. Kết bài (0.5đ)
Khái quát ý nghĩa chung của những bài ca dao đã học và khẳng định lại tính đúng đắn của nhận định đã nêu trong đề bài.
tham khảo
Tình yêu quê hương đất nước là một trong những tình cảm thiêng liên , cao quý của ông cha ta. đó là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta . Nó đc thể hiện qua những câu nói , hành động , qua thơ ca ....Và tình yêu quê hương đất nước đc thể hiện rõ nhất qua các bài thơ , ca dao trong trương trình ngữ văn 7 . Những câu thơ ca ấy đã để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc.
Tình yêu quê hương đất nước đc thể hiện rộng dãi qua các lời thơ văn. Nó mang dấu ấn không quên trong lòng người đọc . đó là mọt tình yêu nồng nàn và sâu sắc.
Mở đầu tình yêu đất nước là những cảnh đẹp bao la của dân tộc , gợi cuộc sống thanh bình và yên ả:
Đứng bên ni đồng ngó bên tê đồng , mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đòng ngó bên ni đòng bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Câu thơ ngắn gọn mà nhẹ nhàng đã gợi lên cảnh đẹp tràn đầy sức sống. Với nghệ thuật điệp ngữ cùng đảo ngữ :ni đồng , tê đồng , mênh mông , bát ngát . dã gợi ra không gian rộn lớn, bát ngát của cánh đồng miền quê. và cùng đó là phép so sánh: thân em như chẽn lúa đòng đòng .gợi ra vẻ đẹp tràn đầy sức sống thanh xuân và đầy hứa hẹn của người phụ nữ thôn quê. Qua đó ta thấy bài ca dao gợi cảnh sắc thôn quê con người nơi đây với tình yêu quý tự hào tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp nơi quê hương.
Đọc bài thơ ta cảm thấy tự hào về quê hươngmình biết bao với bao cảnh đẹp bao la bát ngát. tình cảm yêu quý đến quê hương và cảm thấy tự hào và tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp nơi quê hương. đọc câ ca dao ta cảm thấy thêm yêu quê hươn mình hơn.
Không chỉ trong ca dao tình yêu ấy đc thắp sáng mà còn thắp sáng qu những tác phẩm trung đại . Tiêu biểu có bài PHÒ GIÁ VỀ KINH của Trần Quang Khải:
Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm hồ Hàm Tử qua
Thái bình trí lực
Vạn cổ thử gian san
Bài thơ đã dựng lại hào khí chiến thắng của dân tộc ta và khát vọng thái bình thịnh trị muôn đời. nhịp thơ nhanh khẩn cấp diễn tả khí thế chủ động áp đảo trước kẻ thù của quân đội nhà trần. Và cũng đồng thời tái hiên lại không khí cưa hai chiến thắng oanh liệt hào hùng của dân tộc ta và phản ánh sự thát bại thảm hại của kẻ thù. Với hai câu cuối giong thơ trầm xuống thể hiên khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc dưới thời trần. Đống thời đóa là lời động viên để phát triển đất nước bền vững muôn đời.
Thật cảm động trước tình yêu nước của trần quang khải . quả là một hào trưởng của dân tộc .Với hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén vào bên trong ý tưởng bài thơ đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời trần.
Tình yêu quê hương đất nuocs thể hiên thật đẹp và cao cả . Tình yêu ấy mang trọn non sông gấm vóc quê nhà . từ những tình yêu ấy đã cho emthấy một tình yêu cao cả và thieng liêng của dân tộc ta . Vì vậy chúng ta nên học tập rèn luyện thật chăm chỉ để góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp văn minh và tiến bộ .
Tình yêu đất nước và quê hương mãi giữ vững trong lòng mọi người , trong nhân dân ta. Hãy cố gắngđể tình yêu nước đc phát huy với truyền thống cao đẹp của dân tộc .mỗi chúng ta phải học tập rèn luyện để xây dựng đất nước. Tình yêu quê hương đất nước thật đẹp , quý báu và thiêng liêng mỗi chúng ta nên giữ gìn truyền thống tốt đẹp ấy.
:v