K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2021

Trong bài CHiếu dời đô của Lí Công Uẩn Có ý kiến cho rằng :“ Chiếu dời đô” là văn bản nghị luận có sự kết hợp giữa lý và tình. Quả thật là không sai vì trong tiền đề lịch sử thì đã có 2 lần triều đại Trung Hoa đã dời đô. Đó là ở nhà Trương và nhà Chu. Dời đô là để mưu nghiệp liwns, xây dựng đất nước phồn thình, lâu năm theo ý dân. Những dẫn chứng trong bài thể hiện đặc điểm tâm lí của con người Trung Đại. Vì thế chúng ta cần phải noi gương tiền nhân. Còn trong tình hình thực tế của đất nước thì nhà Đinh Lê họ dời đô chỉ theo ý của riêng mình mà không bàn bạc, hỏi han nhân dân. Đồng thời thể hiện khinh thường mệnh trời. Dễ đấn triều đình không bền lâu số vận ngắn ngủi. trăm họ hao tốn muôn vật không được phát  triển. Còn về Lí và Tình tác giả đã sử dụng câu nói "Trầm rất đau xót về việc đó" khiến người đọc có lòng xao xuyến. Đồng thời còn tăng lên sức thuyết phục cho bài văn. Và lần nữa nó khẳng định việc doeif đô là rất cần thiết. Tác giải định đô ở Thăng Long cũng bởi vì về vị thế địa lí: Ở nơi trung tâm của đất trời, mở ra bốn hướng Nam, bắc, đông, tây. Có núi có sông, đất rộng mà bằng cao mà thoáng. Tránh được nạn lụt lội, chật chội. Còn về vị thế chính trị văn hóa thì đây là nơi có đầu mối giao lưu chốn hội tụ trọng hiếu của bốn phương đất trời. Là mảnh đất hưng thịnh "Muôn vật cũng rất mừng phong phú tốt tươi. Và đồng thời chiếu dời đô ra đời để phản ánh ý chí độc lập Đại Việt tự cường phát triển lớn mạnh của dân tộc. Chiếu dời đô ra đời chứng tỏ triều đình nhà lí đủ sức mạnh để chấm dứt nạn phong kiến cát cử. Thống nhất đất nước, thế và lực của dân tộc ĐV đủ súc mạnh ngang hàng với đất nước phong kiến phương Bắc.. Và định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân ta thu giang sơn về 1 mối, nguyện vọng xây dựng đất nước độc lập tự cường. Qua đó cho ta thấy khát vọng của một vị vua về  một đất nước phồn thịnh lâu dài. 

25 tháng 3 2021

tham khảo

Đại La là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Thật vậy, vua Lý Công Uẩn với tầm nhìn xa trông rộng và tấm lòng yêu nước thương dân của mình từ sớm đã nhận ra mảnh đất của cố đô Hoa Lư không còn phù hợp cho đất nước ta sinh sống và phát triển nữa. Đầu tiên, mảnh đất Đại La là mảnh đất có thế đất đẹp.Trong văn bản Chiếu dời đô, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra kinh thành Đại La là nơi "ở vào trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi". Với những chứng cứ vô cùng thuyết phục như vậy, vua Lý Công Uẩn đã chỉ ra được đây chính là mảnh đất dành cho những bậc đế vương vì thế đất đạt đến độ lý tưởng theo phong thủy của nước ta. Thứ hai, kinh thành Đại La là mảnh đất thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi, lại ít thiên tai. Ngày trước, vào triều đại nhà Đinh Trần, nước ta phải đóng đô ở kinh thành Hoa Lư vì nơi đó núi non hiểm trở, thuận tiện cho việc tấn công và phòng thủ của nước ta trong trận chiến chống giặc ngoại xâm. Ngày nay, nếu như cứ đóng đô ở Hoa Lư thì nhân dân sẽ chẳng thể trồng trọt và canh tác nông nghiệp được. Chính vì vậy, mảnh đất Hoa Lư đất cao mà rộng bằng phẳng, màu mỡ thì sẽ thuận lợi cho nông nghiệp và trồng trọt, tránh được ngập lụt làm khổ nhân dân. Bên cạnh đó, khung cnarh thiên nhiên của Đại La cũng rất tốt tươi và phong phú. Chính vì vậy, nhà vua đã kết luận đây chính là thắng địa của đất nước, là nơi hội tụ trọng yếu của 4 phương đất nước. Chao ôi, quả là một vị vua anh minh sáng suốt làm sao! Tóm lại, kinh thành Đại La chính là kinh thành bậc nhất của đế vương muôn đời

25 tháng 3 2021

cảm ơn ạleuleu

9 tháng 4 2022

Có một số gợi ý ở phần nội dung nha:

- Trong bài Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn với khát vọng dời đô, mong muốn đất nước phát triển trong thời bình không còn giặc giã qua đó thể hiện ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ta.
- Tác giả nêu lên dẫn chứng về các lần dời đô thời Tam đại của Trung Quốc, rồi qua đó phê phán hai triều Đinh, Lê khinh thường mệnh trời, theo ý riêng mình mà cứ đóng đô ở Hoa Lư.
- Đưa ra những tác hại của việc không chịu dời đô của hai nhà Đinh, Lê và tỏ lòng đau xót: "Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi".
- Đưa ra những thuận lợi của Đại La: "Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rồng mà bằng; đất cao mà thoáng".
- Chỉ ra những lợi ích cho người dân: "Dân chúng khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi".
- Kết thúc bài văn bằng một câu hỏi thân tình "Các khanh nghĩ thế nào?", nhà vua đã khiến bài chiếu này trở thành một văn bản bàn luận, hỏi ý kiến của quần thần chứ không còn là một mệnh lệnh nữa, điều đó phần nào đã xích nhà vua lại gần quần thần, khiến cho văn bản lại càng tăng tính thuyết phục hơn.
=> Từ đó, nhà vua chứng minh việc dời đô đã là một việc làm đúng đắn, không chỉ là trong lịch sử, mà sau này, Thăng Long Hà Nội vẫn còn là thủ đô của Việt Nam.

28 tháng 3 2019

Chọn đáp án: A

8 tháng 5 2022

tham khảo:

Chiếu dời đô là một trong những tác phẩm tiêu biểu của vua Lí Công Uẩn. Bài chiếu không chỉ là thánh chỉ công bố việc dời kinh đô Hoa Lư về Đại La mà còn nêu lên những địa thế để chứng minh Đại La xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời. Đại La ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Từ những yếu tố “thiên thời - địa lợi - nhân hòa” này, việc dời đô là điều tất yếu. Không chỉ mỗi thời Lí mà các triều đại sau này như: nhà Trần, nhà Lê,… cũng đều chọn nơi đây là kinh đô của mình và cho đến bây giờ, khi đất nước phát triển phồn thịnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, dân chủ thì Hà Nội vẫn được chọn là thủ đô, là cơ quan đầu não của cả nước. Vì vậy, chúng ta có thể khẳng định vua Lí Thái Tổ có một tầm nhìn vô cùng tinh tế và chính xác. Việc dời đô này không chỉ giúp cho đất nước phát triển hơn mà còn viết nên những trang lịch sử vẻ vang cho dân tộc. Đại La xưa hay Hà Nội ngày nay luôn xứng đáng là kinh đô của đế vương muôn đời, là thủ đô đáng tự hào của đất nước Việt Nam ta. Mỗi công dân chúng ta khi sống trong thời kì hòa bình hiện nay cần ra sức góp sức để xây dựng đất nước giàu đẹp cũng như xây dựng một thủ đô lịch sử.

25 tháng 3 2023

Trong văn bản "Chiếu dời đô", Lí Công Uẩn đã cho thấy sự sáng suốt và kinh nghiệm chính trị của mình khi quyết định dời đô từ Hoa Lư sang Thăng Long. Ông đã thấy được những tiềm năng và lợi thế của vị trí mới, cũng như vấn đề về an ninh và phát triển kinh tế của vùng đất này. Về mặt chiến lược, ông đã nhìn ra rằng việc dời đô sẽ giúp mở rộng phạm vi chính trị và kinh tế của đế quốc, củng cố địa vị và tầm ảnh hưởng của triều đình đối với các vùng lãnh thổ trong quốc gia và khu vực châu Á. Đồng thời, ông cũng hiểu rằng việc dời đô sẽ gặp phải nhiều khó khăn và thách thức trong việc thiết kế, xây dựng và thiết lập cơ sở hạ tầng nhưng với sự quyết tâm và trí tuệ của những quan chức và công chức tài ba, ông tin rằng khó khăn này sẽ được vượt qua. Từ đó, Lí Công Uẩn đã ra quyết định đúng đắn về việc dời đô, không chỉ thể hiện sự sáng suốt và kiên quyết trong lãnh đạo mà còn là một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của Việt Nam.

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:    Xưa nhà Thương nhà thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

    Xưa nhà Thương nhà thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Phải đâu các vua thời Tam đại theo ý riêng mình mà tự tiện chuyển dời? Chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi. Cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Thế mà hai nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng mình, khinh thường mệnh trời, không noi theo dấu cũ của Thương, Chu, cứ đóng yên đô thành ở đây, khiến cho triều đại không được lâu bền, số phận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi. Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi.

                                                              ( Chiếu dời đô, Ngữ văn 8, tập 2)

1. Văn bản chứa đoạn trích trên được viết vào năm nào? Lí Công Uẩn viết “ Thiên đô chiếu” nhằm mục đích gì?

2. Xác định phương thức biểu đạt và trình tự lập luân của văn bản “ Chiếu dời đô”

3. Mở đầu bài chiếu, Lí công Uẩn đã dẫn ra mấy lần dời đô trong lịch sử Trung Hoa? Các lần dời đô đó có đặc điểm gì chung? Sự viện dẫn đó nhằm mục đích gì?

4. Có ý kiến cho rằng: Chiếu dời đô có sức thuyết phục lớn bởi có sự kết hợp  giữa lí và tình. Bằng một đoạn văn lập luận theo cách diễn dịch khoảng 10 câu, em hãy làm rõ nội dung nhận xét trên, trong đoạn có sử dụng một câu phủ định( gạch chân, chú thích rõ)

------------------Hết-------------------

0