Vì sao hiện nay động vật có nguy cơ suy giảm nghiêm trọng, cần phải có những biện pháp nào để bảo vệ động vật ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Khí hậu trên Trái Đất thay đổi nhanh chóng, động vật bị tiêu diệt vì không kịp thích nghi.
- Thay đổi trong việc sử dụng đất làm mất đi môi trường sống tự nhiên của động vật.
- Buôn bán động vật trái phép do con người gây ảnh hưởng đến số lượng các loài động vật quý hiếm.
- Dịch bệnh, thiên tai liên tiếp xảy ra làm mất đi lượng lớn các động vật trên thế giới, đặc biệt là những động vật quý hiếm. Thậm chí trong số đó có cả những động vật chưa được các nhà khoa học phát hiện.
- Biện pháp:
+ Mỗi người có ý thức bảo vệ môi trường sống và tích cực cải thiện thiên thiên.
+ Lên án, bài trừ những hành vi mua bán, sử dụng động vật trái phép vì lợi ích và nhu cầu cá nhân.
+ Sử dụng tài nguyên sinh vật một cách hợp lý và đúng pháp luật quy định.
Nguyên nhân chính của hiện tượng suy giảm động vật là do sự tăng trưởng dân số và nhu cầu ngày càng tăng của con người. Sự gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu cũng là những nguyên nhân gián tiếp khiến cho động vật hoang dã bị suy giảm
biện pháp
Một số biện pháp bảo vệ động vật :-Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của các loài động vật.-Hạn chế khai thác bừa bãi các loài động vật.-Xây dựng vườn Quốc Gia, khu bảo tồn để bảo vệ động vật.-Cấm buôn bán, xuất khẩu các loài động vật.-Tuyên truyền, giáo dục nhân dân cùng bảo vệ các loài động vật
Đa dạng sinh học có tác dụng:
- cung cấp thực phẩm
- cung cấp sức kéo, phân bón, tiêu diệt sâu bọ
- làm dược phẩm, dược liệu
- có giá tri xuất khẩu
- làm cảnh, đồ mĩ nghệ......
Nguy cơ suy giảm đa dạng sinh học:
- Do ý thức người dân: đốt rừng làm rẫy, săn bắn bừa bãi, khai thác gỗ..
- Nhu cầu phát triển của xã hội: xây dựng khu đô thị, khu công nghiệp...
Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
-Nghiêm cấm săn bắn khai thác rừng bừa bãi.
-Thuần hóa để lai tạo giống để tăng cường đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài.
-Giáo dục, tuyên truyền bảo vệ động vật và môi trường.
Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh nằm trên địa bàn 2 huyện Nam Giang và Phước Sơn, giáp biên giới nước Lào với diện tích vùng lõi trên 93.000ha và hơn 108.000ha vùng đệm. Nơi đây ngoài hệ thực vật phong phú còn có nhiều loài động vật đa dạng, quý hiếm với danh mục gồm 53 loài thú, hàng trăm loài chim, bò sát, loài lưỡng cư... Vì vậy, vấn đề nâng cao ý thức của người dân địa phương trong việc bảo vệ các loài động vật hoang dã cũng như công tác bảo vệ rừng nói chung là nhiệm vụ cấp bách.
Để tuyên truyền về bảo vệ động vật hoang dã, nhân viên của Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh thường xuyên lồng ghép vào các buổi sinh hoạt cộng đồng làng. Đối với nhiều người dân tại xã Ta Bhing (Nam Giang), điều kiện sống, tập quán canh tác của người dân luôn gắn liền với rừng, vì vậy việc tuyên truyền bảo vệ động vật hoang dã có ý nghĩa đặc biệt trong bảo vệ sự đa dạng sinh học của khu bảo tồn. Cách truyền tải thông tin đơn giản, dễ hiểu; tuyên truyền trực quan bằng các pa nô, tranh ảnh giúp người dân dễ phân biệt và hiểu rõ hơn về hành vi xâm hại rừng, nhất là việc săn bắn các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao. Anh Bling Thạch (thôn Pà Xua, xã Ta Bhing) cho hay: “Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh thường xuyên gửi công văn và cắt cử cán bộ kiểm lâm xuống tận thôn, bản để tuyên truyền nâng cao nhận thức về Luật Quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ các động vật hoang dã quý hiếm trong rừng cũng như công tác phòng cháy chữa cháy. Nhờ đó bà con trong bản được nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ rừng tự nhiên, bảo vệ động vật hoang dã sống trong rừng”.
Ngoài việc tổ chức các buổi tuyên truyền định kỳ đến các thôn, xã nằm sát khu bảo tồn, cán bộ, nhân viên của Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh còn thường xuyên phân công lực lượng tham gia cùng người dân tuần tra, kiểm soát những diện tích rừng tự nhiên mà bà con nhận giao khoán bảo vệ. Trong đó, ngoài việc phát hiện, tháo dỡ bẫy động vật rừng, lực lượng kiểm lâm còn lồng ghép trang bị thêm cho người dân kỹ năng phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi săn bắt, vận chuyển động vật hoang dã. Ông Lê Đức Tuấn - Phó Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh nói: “Bên cạnh công tác phối hợp với các lực lượng chức năng tuần tra bảo vệ rừng, đơn vị chúng tôi đã tăng cường công tác tuyên truyền lưu động với khẩu hiệu “Hãy nói không với động vật hoang dã” ở tất cả thôn, bản trong lâm phận đơn vị quản lý. Những lần họp thôn, họp xã đơn vị thường lồng ghép đưa nội dung bảo vệ động vật hoang dã nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân. Từ đó, người dân cùng phối hợp chặt chẽ với khu bảo tồn bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã”.
nguyên nhân
-môi trường sống bị hủy hoại
-săn bắt khai thác quá mức
-ô nhiễm môi trường
biện pháp
-bảo vệ môi trường sống của chúng
-bảo vệ môi trường
-săn bắn có tổ chức
-tổ chức bảo vệ các loài
Nguyên nhân là do con người săn bắn trái phép chỉ để chuộc lợi, các tác hại do thiên tai gây ra, ...
Biện pháp bảo vệ : có ý thức bảo vệ động vật, xây dựng khu bảo tồn động vật, tổ chức chăn nuôi động vật, ....
Điều này làm giảm số lượng cá, cũng như sự đa dạng di truyền của các loài, khiến chúng dễ bị bệnh hơn và ít có khả năng thích nghi với các tác nhân gây căng thẳng của chúng và môi trường.[18] Ngoài ra, việc đánh bắt những con cá nhỏ hơn dẫn đến việc sinh sản những con nhỏ hơn, điều này có thể gây khó khăn cho cá. Ở nhiều loài, cá cái càng nhỏ thì khả năng sinh sản càng ít, ảnh hưởng đến quần thể cá.[19]
Đánh bắt cá có thể gây ra một số tác động tiêu cực về tâm sinh lý đối với quần thể cá bao gồm: tăng mức độ căng thẳng và tổn thương cơ thể do mắc phải lưỡi câu.[21] Thông thường, khi vượt qua ngưỡng này, hiện tượng trễ có thể xảy ra trong môi trường. Cụ thể hơn, một số xáo trộn sinh thái được quan sát thấy trong hệ sinh thái biển Biển Đen là do sự kết hợp của việc đánh bắt quá mức và các hoạt động khác có liên quan của con người gây ảnh hưởng xấu đến môi trường biển và hệ sinh thái.[22] Sự gián đoạn sinh thái cũng có thể xảy ra do việc đánh bắt quá mức các loài cá quan trọng như cá ngói và cá mú, những loài động vật được coi là kỹ sư hệ sinh thái.[23]
vì sao
Môi trường biển có thể bị hủy hoại bởi một số kĩ thuật đánh bắt cá nguy hiêm.Trong đó[5] Đánh bắt bằng thuốc nổ và đánh cá bằng xyanua, là bất hợp pháp ở nhiều nước,gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Đánh cá bằng thuốc nổ làhoạt động sử dụng chất nổ để đánh bắt cá. Đánh bắt bằng xyanua làhoạt động sử dụng xyanua để gây choáng cho cá để đánh bắt. Hai hoạt động này phổ biến trong việc buôn bán cá cảnh và buôn bán cá sống. Những hoạt động này mang tính nguy hiểm bởi chúng ảnh hưởng đến sinh cảnh biển mà các san hô đang sống sau khi những con cá bị chết đi bởi hóa chất. Hoạt động kéo lưới đáy,một hoạt động kéo lưới đánh cá dọc theo đáy biển phía sau tàu lưới kéo,đã giết chết khoảng 5 đến 25% các sự sống dưới biển chỉ trong một lần chạy.[6] Hầu hết các tác động là do hoạt động đánh bắt cá thương mại.[7] Một báo cáo năm 2005 của Dự án Thiên niên kỷ Liên hợp quốc do Tổng thư ký Liên hợp quốc Kofi Annan ủy quyền đã khuyến nghị loại bỏ nghề đánh bắt kéo lưới đáy trên biển vào năm 2016 để bảo vệ các núi dưới đáy biển và các môi trường sinh thái nhạy cảm khác. Nhưng điều này đã không được thực hiện.
Theo em ,hiện nay các loại thú và nhất là các loại thú quý hiếm bị giảm sút vì : do con người khai thác tự nhiên nhất là rừng không có kế hoạch dẫn đến các loại thú mất đi môi trường sống, thứ 2: do con người ta săn bắn động quý hiếm quá nhiều mà không nghĩ đến môi trường sinh thái mà chỉ nghĩ đến lợi nhuộn. Để góp phần chăm sóc và bảo vệ đv mới chung và đi lớp thú nói chung em sẽ : lên án các hành vi săn bắt thú trái phép , thành lập các hoạt động bảo vệ đv lớp thú như : tuyên truyền mọi người về tầm quan trọng của đv , cho mọi người thấy số liệu của đv giảm sút qua từng năm. Mình chỉ bị tới đây thui bn thông cảm
Biện pháp bảo vệ động vật là:
-Tuyên truyền về việc bảo vệ động vật hoang dã / động vật quý hiếm
-Bảo vệ môi trường sống của chúng
-Không buôn bán , săn bắt động vật hoang dã hay động vật quý hiếm