K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2016

không dùng ma túy

14 tháng 1 2018

1,

Ma túy đá là là tên lóng của Methamphetamine hydrocloride ở dạng tinh thể được viết tắt là (Meth) có gốc từ Amphetamin. Ma túy đá lá là tên gọi chung của ma túy tổng hợp chứa chất Methamphetamine (Meth) và một số loại hóa chất được phối trộn với nhau trong đó thành phần chính là Methamphetamine.

 Amphetamin: được tổng hợp lần đầu năm 1887 tại Đức. Chất kích thích này có nguồn gốc từ thực vật ephedra (cây ma hoàng) chứa 2 ankaloit chính là ephedrin và pseudoephedrin. Ma hoàng là vị thuốc đã được sử dụng phổ biến từ rất lâu trong Y học cổ truyền (YHCT). Amphetamin với liều vừa phải có tác dụng làm tăng khả năng làm việc trí óc, giảm buồn ngủ, tăng sức lực, với liều cao gây choáng, suy sụp, không muốn ăn uống, loạn nhịp tim, đột quỵ và tử vong. Amphetamin là chất gây nghiện nguy hiểm điển hình là MDMA (nhóm thuốc lắc)

 Methamphetamin: được tổng hợp lần đầu năm 1917 tại Nhật Bản bằng cách Methyl hóa Amphetamin
- Tên khoa học: ± - S-N-dimethylphenthylamine
- Công thức: C10H15N
- Dạng bào chế: Bột tinh thể, viên nén, con nhộng hoặc dung dịch

Hình ảnh Ma túy đá - Ma túy tổng hợp

Ở Việt Nam phổ biến ở dạng tinh thể trong như cánh mỳ chính hoặc phèn chua thường được gọi là MA TUÝ ĐÁ. Trong y học Methamphetamin được dùng để điều trị bệnh trầm cảm, hen suyễn và giảm cân, sau đó bị lạm dụng và trở thành chất gây nghiện. Methamphetamin là chất gây nghiện nguy hiểm và mạnh: Lúc đầu gây kích thích thần kinh, sau đó phá hủy hệ thống cơ thể và hậu quả là nhiễm độc thần kinh, suy nhược thần kinh suy kiệt cơ thể gây bệnh cho tim, tổn thương não, mất trí nhớ và rối loạn tâm thần.

14 tháng 1 2018

Nghiện ma túy là khi một người cần phải sử dụng ma túy để sinh hoạt bình thường. Rượu, một số thuốc được kê đơn, các loại bất hợp pháp như cần sa, heroin và amphetamines (như thuốc lắc, ma túy đá, v..v..) đều được xem là chất gây nghiện. Điều quan trọng cần lưu ý rằng sử dụng ma túy có nhiều cấp độ khác nhau, từ dùng thử, dùng có mục đích và dùng nhiều dẫn đến nghiện. Cũng cần lưu ý rằng, khi đã mắc nghiện thì không chỉ là “sử dụng rất nhiều ma túy” mà còn mất khả năng kiểm soát hành vi. Nnghiện ma túy là một tình trạng bệnh mạn tính của não bộ, tương tự như các bệnh mạn tính khác. Nghiện ma túy cần phải được chẩn đoán và có thể kiểm soát được. Nghiện ma túy có thể được mô tả như là người bệnh “buộc tìm kiếm và sử dụng ma túy, bất chấp những hậu quả tiêu cực cho sức khỏe và xã hội liên quan đến việc sử dụng ma túy”.

Có rất nhiều lý do khác nhau khi một người bắt đầu sử dụng ma túy, bao gồm:

  • Giúp giảm đau
  • Giúp tỉnh táo và minh mẫn khi làm việc, học tập
  • Là tập tục và truyền thống mang tính văn hoá
  • Giúp thư giãn, giải trí

Người mới bắt đầu sử dụng ma túy thì chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng, nhưng do bản chất gây nghiện của một số loại ma túy (như heroin hay các chất kích thích khác), họ thường bắt đầu sử dụng thường xuyên hơn và ở liều cao hơn. Quá trình nghiện bắt đầu khi người đó có sự thôi thúc mạnh mẽ để sử dụng ma túy (được gọi là “thèm nhớ”). Người nghiện có thể cảm thấy không khỏe (có các triệu chứng như buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt và khó ngủ) nếu họ cố gắng dừng sử dụng ma túy. Những triệu chứng này gọi là “hội chứng cai”. Người nghiện cũng có thể bị tăng mức độ dung nạp thuốc, nghĩa là sau một thời gian sử dụng họ cần phải dùng một lượng ma túy lớn hơn để có cảm giác “phê” như lúc ban đầu. Khi mắc nghiện, người nghiện không thể thực hiện những sinh hoạt hằng ngày (như làm việc, học tập hoặc chăm sóc gia đình) một cách bình thường nếu không có ma túy. Sử dụng ma túy gây ra những thay đổi tức thì trong não bộ, khiến cho người nghiện cảm thấy “phê”. Khi sử dụng trong một thời gian dài, ma túy sẽ làm thay đổi chức năng của não bộ, nghĩa là người nghiện không còn cảm thấy họ có quyền lựa chọn sử dụng ma túy nữa – mà não bộ của họ tin rằng họ cần ma túy để sinh hoạt bình thường.

Lý do chính xác để giải thích việc một số người dễ nghiện ma túy và một số người khác không nghiện chưa được biết rõ. Tuy nhiên, người ta tin rằng những người bị trầm cảm, lo lắng và tự ti có nguy cơ mắc nghiện cao hơn so với những người không gặp các vấn đề này. Những yếu tố khác có thể kể đến bao gồm có tiền sử bị sang chấn về tâm lý (như lạm dụng hoặc chiến tranh), bị căng thẳng và tiền sử nghiện ma tuý của gia đình. Nhiều người cũng có thể bị nghiện khi dùng các loại thuốc giảm đau mạnh trong điều trị như moocphin. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy rằng tình trạng nghiện chất dạng thuốc phiện, giống như nghiện rượu, có một số yếu tố di truyền quan trọng dẫn đến khả năng “dễ mắc nghiện” ở một số người. Nói cách khác, một vài người được sinh ra với những bộ não có xu hướng “ưa thích” hoặc cần đến các chất dạng thuốc phiện ở mức độ cao hơn so với những người khác. Về lý thuyết, bất cứ ai đều có thể bị nghiện khi sử dụng ma tuý nhưng không phải ai cũng nghiện ma túy.

Điều quan trọng là cần phải hiểu nghiện ma tuý là một bệnh mạn tính cần điều trị lâu dài. Bước đầu tiên để điều trị nghiện ma tuý là biết được bản thân mình bị bệnh và mong muốn được điều trị.

Câu 1: Các loại tệ nạn xã hội là?A. Tham nhũng, nghiện game không lành mạnhB. Xâm hại tình dục trẻ em, trộm cắp, lừa đảoC. Ma túy, mại dâm D. Cả A,B,CCâu 2: Tên gọi một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người là? A. HIV          B. AIDS           C.  Cúm gà        D. Ebola      Câu 3. Theo em, trong những hậu quả dưới đây, hậu quả nặng nề nhất đối với người nghiện ma túy là gì: A. Tiêu tốn nhiều tiền bạc,...
Đọc tiếp

Câu 1: Các loại tệ nạn xã hội là?

A. Tham nhũng, nghiện game không lành mạnh

B. Xâm hại tình dục trẻ em, trộm cắp, lừa đảo

C. Ma túy, mại dâm

 D. Cả A,B,C

Câu 2: Tên gọi một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người là?

 A. HIV          

B. AIDS           

C.  Cúm gà        

D. Ebola      

Câu 3. Theo em, trong những hậu quả dưới đây, hậu quả nặng nề nhất đối với người nghiện ma túy là gì:

 A. Tiêu tốn nhiều tiền bạc, sinh ra túng quẫn, gia đình khánh kiệt.

 B. Trở nên lười nhác, chán đời, mất khả năng lao động.

 C. Làm cho bạn bè, người thân xa lánh.

 D. Có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và dẫn đến cái chết.

Câu 4: Hành vi nào dưới đây có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS?

A. Bắt tay người đã bị nhiễm HIV.  

B. Dùng chung bơm, kim tiêm.

C. Dùng chung cốc, bát đĩa.    

D. Nói chuyện với người bị nhiễm HIV.

Câu 5: Thời gian điều trị thuốc kháng vi rút HIV/AIDS là bao lâu?

A. 10 năm        

B. 15 năm           

C. 20 năm          

D. Suốt đời

Câu 6: Cơ quan, tổ chức nào được nghiên, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí

A. Cá nhân.                  

B. Công ty tư nhân.

C. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an.

D. Tổ chức phản động.          

Câu 7: Theo em, hành vi, việc làm nào dưới đây không vi phạm về quy định phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?

A. Cưa bom, đạn pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ.          

B. Sử dụng hóa chất để bảo quản hoa quả.

 C. Đốt rửng làm nương rẫy.

 D. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm           

Câu 8: Quyền sở hữu không bao gồm những quyền nào?

A. Quyền chiếm hữu.                 

B. Quyền sử dụng                   

C. Quyền định đoạt.                  

D. Quyền tranh chấp

6
15 tháng 3 2022

Câu 1: Các loại tệ nạn xã hội là?

A. Tham nhũng, nghiện game không lành mạnh

B. Xâm hại tình dục trẻ em, trộm cắp, lừa đảo

C. Ma túy, mại dâm

 D. Cả A,B,C

Câu 2: Tên gọi một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người là?

 A. HIV          

B. AIDS           

C.  Cúm gà        

D. Ebola      

Câu 3. Theo em, trong những hậu quả dưới đây, hậu quả nặng nề nhất đối với người nghiện ma túy là gì:

 A. Tiêu tốn nhiều tiền bạc, sinh ra túng quẫn, gia đình khánh kiệt.

 B. Trở nên lười nhác, chán đời, mất khả năng lao động.

 C. Làm cho bạn bè, người thân xa lánh.

 D. Có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và dẫn đến cái chết.

Câu 4Hành vi nào dưới đây có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS?

A. Bắt tay người đã bị nhiễm HIV.  

B. Dùng chung bơm, kim tiêm.

C. Dùng chung cốc, bát đĩa.    

D. Nói chuyện với người bị nhiễm HIV.

Câu 5Thời gian điều trị thuốc kháng vi rút HIV/AIDS là bao lâu?

A. 10 năm        

B. 15 năm           

C. 20 năm          

D. Suốt đời

Câu 6: Cơ quan, tổ chức nào được nghiên, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí

A. Cá nhân.                  

B. Công ty tư nhân.

C. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an.

D. Tổ chức phản động.          

Câu 7: Theo em, hành vi, việc làm nào dưới đây không vi phạm về quy định phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?

A. Cưa bom, đạn pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ.          

B. Sử dụng hóa chất để bảo quản hoa quả.

 C. Đốt rửng làm nương rẫy.

 D. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm           

Câu 8Quyền sở hữu không bao gồm những quyền nào?

A. Quyền chiếm hữu.                 

B. Quyền sử dụng                   

C. Quyền định đoạt.                  

D. Quyền tranh chấp

15 tháng 3 2022

Câu 1: Các loại tệ nạn xã hội là?

A. Tham nhũng, nghiện game không lành mạnh

B. Xâm hại tình dục trẻ em, trộm cắp, lừa đảo

C. Ma túy, mại dâm

 D. Cả A,B,C

Câu 2: Tên gọi một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người là?

 A. HIV          

B. AIDS           

C.  Cúm gà        

D. Ebola      

Câu 3. Theo em, trong những hậu quả dưới đây, hậu quả nặng nề nhất đối với người nghiện ma túy là gì:

 A. Tiêu tốn nhiều tiền bạc, sinh ra túng quẫn, gia đình khánh kiệt.

 B. Trở nên lười nhác, chán đời, mất khả năng lao động.

 C. Làm cho bạn bè, người thân xa lánh.

 D. Có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và dẫn đến cái chết.

Câu 4Hành vi nào dưới đây có nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS?

A. Bắt tay người đã bị nhiễm HIV.  

B. Dùng chung bơm, kim tiêm.

C. Dùng chung cốc, bát đĩa.    

D. Nói chuyện với người bị nhiễm HIV.

Câu 5Thời gian điều trị thuốc kháng vi rút HIV/AIDS là bao lâu?

A. 10 năm        

B. 15 năm           

C. 20 năm          

D. Suốt đời

Câu 6: Cơ quan, tổ chức nào được nghiên, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, sửa chữa vũ khí

A. Cá nhân.                  

B. Công ty tư nhân.

C. Tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an.

D. Tổ chức phản động.          

Câu 7: Theo em, hành vi, việc làm nào dưới đây không vi phạm về quy định phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại?

A. Cưa bom, đạn pháo chưa nổ để lấy thuốc nổ.          

B. Sử dụng hóa chất để bảo quản hoa quả.

 C. Đốt rửng làm nương rẫy.

 D. Công an sử dụng vũ khí để trấn áp tội phạm           

Câu 8Quyền sở hữu không bao gồm những quyền nào?

A. Quyền chiếm hữu.                 

B. Quyền sử dụng                   

C. Quyền định đoạt.                  

D. Quyền tranh chấp

1 tháng 3 2022

mọi người giúp mình trả lời câu hỏi với ạ!

 

12 tháng 5 2022

refer

 

Tệ nạn xã hội đã và đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân, bộ mặt xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước. Trong đó tệ nạn ma túy được xem là một trong những tệ nạn nguy hiểm hàng đầu cần được sớm loại bỏ và ngăn chặn sự lây lan trong cộng đồng. Thực trạng đáng buồn là trong những năm gần đây, tội phạm ma túy ngày càng trở nên tinh vi, manh động, với những tổ chức đường dây xuyên quốc gia, xuyên lục địa. Đồng thời đặc biệt nguy hiểm khi mà các đối tượng dính vào tệ nạn ma túy ngày càng trẻ hóa, số lượng ngày càng tăng cao ở mức báo động, đem đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến nhiều cá nhân, gia đình.

Trước hết chúng ta hiểu thế nào là ma túy và tệ nạn ma túy. Ma túy theo định nghĩa của Tổ chức Liên Hợp Quốc là “Các chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm thay đổi trạng thái tâm sinh lý của người sử dụng”. Theo nguồn gốc, mức độ gây nghiện và sự tác động lên thần kinh trung ương người ta phân ma túy thành ba loại: Ma túy tự nhiên là chất có trong các loài cây Anh túc, Cần sa, Coca; ma túy bán tổng hợp là chất được tổng hợp từ các hợp chất có sẵn trong tự nhiên để tạo được dược tính mạnh hơn chất ban đầu ví dụ như morphine, heroin; cuối cùng là ma túy tổng hợp, được tổng hợp từ các tiền chất bằng phương pháp hóa học như ma túy đá, amphetamin, MDMA,… 

Đặc điểm chung của các chất ma túy là gây nghiện khi sử dụng nhiều lần, đồng thời tùy vào từng hoạt chất mà có thể mang đến cho con người cảm giác hưng phấn, gây ảo giác mạnh hay ức chế thần kinh trung ương, ức chế hô hấp, an thần, gây ngủ,… Một khi đã dính vào ma túy, thường rất khó cai, con nghiện sẽ bị phụ thuộc vào thứ thuốc này, nếu lên cơn nghiện mà không có thuốc sẽ vô cùng khó chịu, bứt rứt và đau khổ. Chính điều ấy đã khiến các con nghiện dùng mọi cách để có được ma túy, dù nó có đắt đỏ đến mức nào, việc này đã dẫn tới các hệ lụy vô cùng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội.

Hiện nay số lượng người nghiện ma túy lên đến hàng triệu người và có xu hướng ngày càng tăng, đồng thời có xu hướng trẻ hóa và lan đến cả các vùng nông thôn- những nơi vốn yên bình và ít tệ nạn. Điều đó đã dấy lên trong lòng người dân nhiều hoang mang, lo lắng khi loại tệ nạn nguy hiểm này đang dần trở thành một vấn nạn phổ biến, lây lan nhanh và ngày càng khó triệt tiêu. 

Sở dĩ nói ma túy là loại tệ nạn gây nhức nhối trong xã hội là bởi vì những hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra cho con người, cũng như với xã hội. Trước tiên đối với con người, nó gây nguy hại đến sức khỏe một cách nghiêm trọng khi người nghiện sử dụng ma túy nhiều lần dẫn tới việc thần kinh trung ương bị ức chế, não bộ bị phá hủy, tinh thần mất tỉnh táo, thường xuyên gặp các loại ảo giác, các cảnh tưởng không có thật. Con người mất đi sức khỏe, ảnh hưởng đến công việc, học tập, cuộc sống bị phụ thuộc vào chất cấm, cuộc đời của hàng triệu người trẻ lâm vào bế tắc, tối tăm, trở thành gánh nặng của cả gia đình và xã hội. Bên cạnh đó việc sử dụng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích ma túy cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lây nhiễm căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, sau đó người nghiện lại lây nhiễm cho gia đình, gieo cái chết cho chính người thân của mình, đó là một điều vô cùng đáng tiếc. Sử dụng ma túy quá liều lượng còn dẫn đến sốc thuốc và gây tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời. 

Không chỉ ảnh hưởng sức khỏe, ma túy còn là tác nhân gây ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế của các cá nhân và gia đình khi làm kiệt quệ của cải, tài sản tích cóp cho những lần hút chích. Nghiêm trọng hơn khi không có tiền, các đối tượng lên cơn nghiện sẽ có những hành động liều lĩnh như cướp giật, thậm chí là giết người để cướp tài sản. Cũng từng có những vụ án mạng thương tâm xảy ra khi kẻ nghiện gặp các ảo giác, tưởng người thân là kẻ thù nên đã ra tay giết hại trong vô thức, đến khi tỉnh táo thì sự việc đã quá muộn màng. 

Đối với sự phát triển của đất nước, ma túy được xem là kẻ thù nguy hiểm cần phải kiên quyết đấu tranh loại bỏ, bài trừ để đảm bảo sự yên bình cho cuộc sống của nhân dân. Số lượng người nghiện ma túy ngày càng gia tăng, kéo theo sự xuất hiện ngày càng nhiều của các tội phạm buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy. Trong đó có nhiều tội phạm nguy hiểm, có vũ khí, sẵn sàng chống lại lực lượng chức năng, khiến công cuộc đấu tranh ngày càng trở nên nguy hiểm và cam go cho những con người ở tuyến đầu.

Nguyên nhân chính của việc tệ nạn ma túy ngày càng diễn ra nghiêm trọng là do nhận thức về tác hại của ma túy ở một số bạn trẻ còn hạn chế. Cùng với đó lối sống buông thả bản thân, thích ăn chơi, hưởng thụ, dễ dàng nghe những lời dụ dỗ của kẻ xấu để lâm vào con đường hút chích. Một số khác lại điềm nhiên coi ma túy là loại thuốc giảm tải căng thẳng, stress, muốn tận hưởng cảm giác thăng hoa, muốn thể hiện bản thân mình khác biệt, mà không hề ý thức được những hậu họa khôn lường phía sau.

 Ngoài nguyên nhân chủ quan, tệ nạn ma túy xâm nhập vào đời sống của giới trẻ còn là do sự giáo dục chưa chặt chẽ của gia đình và nhà trường, chưa có sự quan tâm đúng mức, cũng như sự tuyên truyền hợp lý về ma túy và tác hại của ma túy. Điều đó dẫn tới một bộ phận giới trẻ thiếu hiểu biết, lệch lạc trong suy nghĩ và dễ dàng bị dụ dỗ rơi vào con đường nghiện ngập không lối thoát, một số khác thậm chí còn trở thành kẻ tiếp tay, dẫn dụ những con mồi khác vào đường dây nghiện ngập,còn bản thân trở thành một tội phạm buôn bán, tàng trữ ma túy.

Nhận thức được tác hại của ma túy đối với đời sống cá nhân và xã hội, mỗi chúng ta cần phải nâng cao ý thức của bản thân về ma túy, luôn tránh xa, cảnh giác với tất cả các chiêu trò dụ dỗ, tuyệt đối không đụng vào chất cấm. Đồng thời tuyên truyền cho cả người thân và những người xung quanh về tác hại của ma túy, khuyên mọi người cần phải tránh xa. Trong công tác quản lý và giáo dục học sinh, sinh viên nhà trường cần có những động thái tích cực hơn trong việc tuyên truyền giáo dục các em học sinh về ma túy và tác hại của chúng, đảm bảo 100% học sinh, sinh viên có ý thức về loại chất kích thích nguy hiểm này, đảm bảo sự phát triển lành mạnh của các mầm non của đất nước.

Ma túy là kẻ thù, không phải là thứ để thử, để hưởng thụ, hay khoe khoang, mỗi chúng cần tránh xa và chung tay góp phần đấu tranh, đẩy lùi loại tệ nạn nguy hiểm này ra khỏi xã hội. Trả lại cuộc sống bình yên cho chính chúng ta, gia đình và cả xã hội, cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước.

Trong những năm tháng thực dân Pháp xâm chiếm nước ta chúng đã mang đến cho nhân dân ta biết bao nhiêu điều xấu xa làm suy đồi đạo đức cũng như giống nòi để giờ đây trở thành tệ nạn xã hội, và đặc biệt thành một căn bệnh thế kỉ vẫn chưa có thuốc cứu chữa. Đó chính là thuốc phiện hay chính là ma túy. Vậy mà túy có tác hại như thế nào mà thực dân Pháp đã sử dụng nó để làm suy nòi giống của ta? Trước hết chúng ta cần định nghĩa được ma túy là gì? Ma túy là là tên gọi chung chỉ những chất kích thích khi dùng một lần có thể gây nghiện có nguồn gốc tự nhiên hay nhân tạo. Những chất này khi đưa vào cơ thể sống sẽ làm thay đổi trạng thái nhận thức và sinh lý. Theo khoa học thì Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên bán tổng hợp (heroin được bán tổng hợp từ morphin) hay tổng hợp có tác dụng lên thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu... mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu. Ma túy có rất nhiều loại và mỗi loại có những tác dụng khác nhau đến người bệnh. Nào là ma túy cần sa, thuốc phiện, heroin, ma túy đá. Mỗi loại có tác hại khác nhau nhưng tựu chung lại thì đều có tác hại gây nghiện, khó chịu khi không có nó, gây ảo giác và khó có thể cai được. Đó là tác hại đầu tiên mà ta thấy được qua quan sát. Chúng ta có thể thấy rất rõ những người nghiện ma túy thường có những dấu hiệu bất thường so với người khác, họ nghiện rồi thì sẽ làm mọi cách để có thuốc nữa. Chính vì thế cho nên nó mới dẫn đến suy đồi đạo đức: ăn cắp, ăn trộm, đánh nhau, giết người…có nhiều người còn trở thành nguồn để đầu độc những người khác theo mình nữa. Có biết bao nhiêu vụ án mạng của những bậc sinh thành bị chính bàn tay của con mình sinh ra giết chết. Một trong những nguyên nhân có nguyên nhân do ma túy mà ra. Tóm lại ma túy không chỉ có hại cho chính bản thân người bệnh mà còn có hại cho gia đình và toàn xã hội. Thử tưởng tượng nếu như thế hệ trẻ ai cũng thế thì biết làm thế nào? Đó là tác hại trước mắt dễ thấy còn tác hại lâu dài chính là bệnh thế kỉ HIV. Căn bệnh ấy hiện nay vẫn không tìm ra phương thuốc để cứu chữa cho nên những người nghiện nặng hút nhiều thì sẽ mắc bệnh mà chết. Không những thế những người này còn có thể lây bệnh cho người khác qua đường tình dục đường máu hay truyền từ mẹ sang con. Khi hút thuốc những chất có trong thuốc sẽ có tác dụng kích thích dây thần kinh để làm cho ta có cảm giác sảng khoái thỏa mãn hơn. Dây thần kinh tiết ra nhiều chất để cho ta có cảm giác đó. Thế rồi một hai lần thì không gây nghiện nhưng khi bạn dùng quá nhiều nó sẽ làm mất khả năng tiết chất của dây thần kinh khiến cho phải có thuốc thì bạn mới thấy thoải mái. Vì thế cho nên bạn sẽ nghiện một cách nhanh chóng thôi. Về lâu về dài sẽ dẫn đến suy nhược cơ thể với căn bệnh thế kỉ mà qua đời. Như vậy qua đây ta đã thấy được tác hại của ma túy, chúng không những có hại cho chính những người nghiện mà nó còn ảnh hưởng đến cuộc sống tâm tư tình cảm của những người đó. Gia đình họ và toàn xã hội cũng sẽ bị ảnh hưởng thêm. Chính vì thế mà mỗi chúng ta nên xây dựng một xã hội không có ma túy.

chép văn mẫu

13 tháng 12 2021

D dễ mà