Câu 21: Đặc điểm địa hình không phải của vùng núi Trường Sơn Bắc là:
A. Có hai sườn không đối xứng
B. Có nhiều nhánh núi nằm ngang.
C. Vùng núi thấp.
D. Hướng Đông Bắc – Tây Nam.
Câu 22: Đặc điểm nổi bật không phải của vùng núi Đông Bắc là:
A. Vùng đồi (trung du) phát triển rộng
B. Đồng bằng rộng lớn ở hạ lưu sông.
C. Phổ biến là địa hình cácxtơ.
D. Có những cánh cung núi lớn.
Câu 23: Hạn chế lớn nhất của vùng núi đá vôi của nước ta là:
A. Dễ xảy ra lũ nguồn, lũ quét.
B. Nhiều nguy cơ phát sinh động đất.
C. Dễ xảy ra tình trạng thiếu nước.
D. Nạn cháy rừng dễ diễn ra nhất.
Câu 24: Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là:
A. có nhiều khối núi cao đồ sộ.
B. đồi núi thấp chiếm ưu thế.
C. nghiêng theo hướng tây bắc - đông nam.
D. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên.
Câu 25: Khí hậu nước ta chia thành:
A. Bốn mùa rõ rệt trong năm.
B. Ba mùa rõ rệt trong năm.
C. Hai mùa rõ rệt trong năm.
D. Khô, nóng quanh năm không phân mùa.
Câu 26: Miền khí hậu phía Bắc có đặc điểm:
A. Nhiệt độ cao quanh năm với một mùa mưa và khô sâu sắc.
B. Nhiệt độ cao nhưng có một mùa đông lạnh giá.
C. Có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng, mưa nhiều.
D. Mùa hạ nóng, mưa nhiều và mùa đông hanh khô.
Câu 27: Mưa lớn do bão và áp thấp nhiệt đới gây nên thường tập trung ở:
A. Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Trung Bộ.
B. Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ.
C. Bắc Trung Bộ và Trung Bộ.
D. Duyên hải Bắc Bộ và Trung Bộ.
Câu 6
Đặc điểm của vùng núi Trường Sơn Bắc:
A. Vùng đồi núi trung bình và thấp, hướng núi Tây Bắc – Đông Nam, nhiều nhánh núi ăn sát ra biển, chia cắt đồng bằng duyên hải miền trung nhỏ hẹp.
B. Vùng núi thấp có hai sườn không đối xứng, hướng Tây – Đông.
C. Vùng núi cao và những cao nguyên đá vôi nằm song song và kéo dài theo hướng tây bắc-đông nam.
D. Vùng đồi núi thấp nổi bật là các cánh cung lớn.
Câu 7
Tính chất nhiệt đới gió mùa của địa hình làm cho tốc độ phá hủy của địa hình diễn ra nhanh chóng do quá trình:
A. Quá trình phong hóa.
B. Quá trình xâm thực.
C. Quá trình xói mòn cắt xẻ địa hình.
D. Tất cả các quá trình trên.