Ai kể chuyện ma đi mình cho 1 tick
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.Năm 1885, một người đàn ông nhận được bức thư của anh trai gửi vào hòm thư nhà mình. Tuy nhiên người anh trai này đã chết được 13 năm. Trong thư đề cập đến việc người anh trai đang mắc bệnh tâm thần và sớm ghé thăm người em. Sau khi đọc xong, người em đã đào quan tài người anh và phát hiện chiếc quan tài hoàn toàn trống rỗng.
2.
Tai nạn xảy ra đúng như trong tiểu thuyết kinh dị
Egdar Allan Poe là tiểu thuyết gia kinh dị nổi tiếng thế kỷ 19.
Một trong những tác phẩm của ông được hoàn thành năm 1838 mang tên "The Narrative of Arthur Gordon Pym of Nantucket" (tạm dịch là Chuyện kể của Arthur Gordon Pym về Nantucket) gây chấn động dư luận bởi nội dung giống một cách kỳ lạ với vụ tai nạn xảy ra 1884.
Trong tiểu thuyết của mình Egdar đã viết về chuyến phiêu lưu của thanh niên trẻ Arthur Gordon Pym. Anh đã đi lậu vé và lên một tàu săn cá voi mag tên Grampus. Không may, con tàu bị đắm do bão, chỉ có 4 người sống sót và lênh đênh trên một chiếc thuyền trong tình trạng đói khát đến cùng cực. Cuối cùng Arthur và 2 người nữa quyết định giết cậu bé có tên Richard Parker để ăn thịt.
Chuyện xảy ra y hệt vào hơn 40 năm sau, một chiếc tàu lớn mang tên Mignonette trong hành trình từ Southampton, Anh đến Australia gặp bão và bị chìm nghỉm ở phía nam Đại Tây Dương và cũng chỉ có 4 người sống sót: thủy thủ Dudley, vợ ông Edwin Stephens, Edmund Brooks và một cậu bé cũng tên Richard Parker.
Sau 19 ngày sống trên thuyền, không có thức ăn nước uống, Richard Parker đã uống nước biển và rơi vào hôn mê. Những người còn lại đã giết, ăn thịt cậu bé với lí do đằng nào cậu cũng chết và cậu cũng không có gia đình.
3. Ba lần thoát chết đều do cùng một tu sĩ cứu
Joseph Matthäus Aigner (1818 – 1886) là một danh họa trứ danh người Áo thế kỷ 19, tuy nhiên ông lại là người rất tiêu cực và luôn muốn tìm đến cái chết.
Lần đầu tiên khi ông 18 tuổi, ông tự sát bằng cách treo cổ nhưng được một tu sĩ tại tu viện Capuchin (một tu viện lâu đời ở thủ đô Vienna) không biết xuất hiện từ lúc nào kịp thời cứu sống.
Lần thứ hai khi ông 22 tuổi, ông lại treo cổ và một lần nữa lại cứu thoát bởi chính vị tu sĩ kia.
Chân dung danh họa Joseph Matthäus Aigner.
Tám năm sau, Joseph bị kết án tử hình treo cổ do có các hoạt động chính trị chống lại chính quyền thời đó. Rồi thật kỳ lạ, nhờ có sự can thiệp của vị cứu tinh Capuchin, ông lại được tha bổng.
Tuy nhiên cuối cùng Joseph cũng thành công khi tự kết liễu bằng một khẩu súng lục năm ông 68 tuổi và người đưa ông về cõi vĩnh hằng không phải ai khác chính là vị tu sĩ Capuchin, người mà Joseph cho đến chết cũng chưa biết tên.
4. Tội ác của Jean Marie Dubbarry
Tội ác của Jean Marie Dubbarry
Nếu tên của bạn là Jean Marie Dubbarry và bạn là một người Pháp, bạn dễ có thể… gây tội ác? Ngày 13/2/1746, một người Pháp tên là Jean Marie Dubarry bị xử tử vì tội giết cha của mình. 100 năm sau, một người Pháp khác cũng tên Jean Marie Dubarry, cũng bị xử tử vì thực hiện một tội ác tương tự vào ngày 13/2/1846. Thật là một sự trùng hợp không thể tin nổi.
5. Cái chết của vua Umberto
Vào ngày 28/6/1890, vua Umberto của Ý đã ăn tối tại một nhà hàng ở Monza, Ý. Tại đây, ông đã bị sốc khi biết rằng chủ nhà hàng trông giống hệt ông và cũng tên là Umberto. Đáng ngạc nhiên hơn, vợ của chủ nhà hàng lại cũng trùng với tên của nữ hoàng là Margherita. Ngoài ra, nhà hàng còn được mở cùng ngày vua Umberto lên ngôi vua của Ý.
Trùng hợp nữa là cả vua Umberto và chủ nhà hàng đều sinh vào ngày 14/4/1844.
Đến ngày 29/7/1890, khi vua Umberto được thông báo rằng ông chủ nhà hàng đó đã qua đời trong một tai nạn bí ẩn thì vài giờ sau, nhà vua cũng bị ám sát bởi một kẻ trà trộn trong đám đông chỗ ông đứng.
6. Ba thế hệ trong một gia đình đều chết vì sét
Năm 1899, cảnh tượng một người đàn ông người Ý bất ngờ bị sét đánh chết ngay tại trung tâm quảng trường Taranto, Ý, khiến nhiều người bị sốc. 30 năm sau, con trai ông cũng bị chết một cách tương tự và ở cùng một vị trí với cha mình. Đến ngày 8/10/1949, cháu trai của người đàn ông đầu tiên và là con trai của người đàn ông thứ 2 cũng qua đời y hệt như thế.
7. Cái tên Claude Volbonne
Năm 1851, một người tên là Claude Volbonne đã giết chết một người Pháp tên là Baron Rodemire de Tarazone. Năm 1872, một người khác cũng có tên là Claude Volbonne đã giết chết đứa con trai của người Pháp đó.
8. Greenberry Hill và 3 kẻ sát nhân
Ngày 26 tháng 11 năm 1911, có 3 kẻ vì giết Ngài Edmund Berry nên phải chịu án treo cổ. Địa điểm hành quyết là một địa danh có tên Greenberry Hill. Điều trùng hợp là tên của 3 người đó lần lượt là "Green", "Berry" và "Hill".
9. Mark Twain và sao chổi Halley
Tiểu thuyết gia nổi tiếng Mark Twain sinh ngày 30/11/1835, cùng ngày sao chổi Halley xuất hiện và vào ngày 21/4/1910, ông qua đời, đây cũng là lần xuất hiện tiếp theo của ngôi sao này. “Cha đẻ của văn học Mỹ” đã nói rằng ông đến cùng với sao chổi Halley thì ông cũng sẽ ra đi cùng với nó. Và quả nhiên, điều đó đã trở thành sự thật.
Samuel Langhorne Clemens là tên thật của Mark Twain.
10. Thảm họa kinh hoàng xảy ra hệt như một cuốn tiểu thuyết
Morgan Roberton
Năm 1898, một cuốn tiểu thuyết vô danh đã được viết bởi Morgan Roberton và nó chỉ được chú ý tới khi con tàu Titanic huyền thoại bị chìm vào năm 1911 vì người ta phát hiện ra những sự trùng hợp ngẫu nhiên đến kinh ngạc. Cuốn tiểu thuyết kể về chuyến đi của một chiếc tàu cao cấp xuyên đại dương tên là Titan và chịu số phận bi thảm hệt như con tàu Titanic. Số lượng hành khách và xuồng cứu sinh trong truyện đều tương tự như các con số ở thực tế.
Sau đó, Morgan Robertson còn viết một cuốn tiểu thuyết mang tên “Beyond the Spectrum” để mô tả cuộc chiến tranh trong tương lai với máy bay lớn và các vụ đánh bom. Về sau, quân đội Nhật Bản đã tuyên bố chiến tranh và tiến hành đánh bom trên đảo Hawaii với diễn biến hệt như vậy.
11. Sinh ra và qua đời cùng với một… tờ tạp chí
Sinh ra và qua đời cùng với một... tờ tạp chí
Năm 1936, ấn bản đầu tiên của tờ tạp chí Life ra mắt bạn đọc với nhan đề “Một cuộc sống mới bắt đầu”. Tờ báo đưa tin về sự ra đời của cậu bé có tên là Geogre Story, Nhiều năm sau đó, tờ báo vẫn theo sát và ghi lại những thành tựu trong cuộc đời của Geogre.
Vào tháng 3-2000, tạp chí Life tuyên bố đang tiến hành in ấn để phát hành ấn bản cuối cùng. Geogre Story tình cờ cũng qua đời một tháng sau tuyên bố đó. Ấn bản cuối cùng vì thế cũng được đặt tên là “Một cuộc đời đã kết thúc”.
6 vụ mất tích bí ẩn nhất thế giới vĩnh viễn không có lời giải đáp
Trên thế giới từng xảy ra nhất nhiều những vụ án kỳ lạ, có những vụ dù khó khăn nhưng cuối cùng vẫn tìm ra lời giải đáp. Nhưng cũng có những vụ vĩnh viễn không có câu trả lời.
Bệnh viện Fujikyu - Ngôi nhà “ma ám” đáng sợ nhất thế giới
Nhắc đến Nhật Bản, nhiều người thường nghĩ ngay tới sự phát triển hiện đại của Tokyo cùng những phong cảnh tuyệt đẹp như núi Phú Sĩ, hoa Anh Đào... Tuy nhiên, ...
Bloody Marry hoặc Mary Worth
Câu chuyện kể rằng Mary Worth là một cô gái vô cùng xinh đẹp. Nhưng số phận nghiệt ngã đã khiến cô phải chịu một tai nạn khủng khiếp. Cô đã bị một chiếc xe đâm vào dẫn đến khuôn mặt hoàn toàn bị biến dạng trông rất đang sợ. Điều này làm mọi người xa lánh Mary. Và cũng từ đó, sự hận thù đã biến Mary thành một phù thuỷ chuyên đi ám ảnh mọi người (cũng có chuyện nói rằng Mary chết và trở thành hồn ma lang thang).
Vào buổi tối, nếu bạn bước vào phòng, soi mình trong gương và gọi tên Mary Worth 100 lần thì cô ta sẽ hiện ra. Mary sẽ… cào xé khuôn mặt của bạn, làm bạn phát điên hoặc thậm chí giết chết bạn. Đó là những lời kể trong những câu chuyện về Mary. Nó đáng sợ đến nỗi người ta còn chả dám thử để xem thực hư thế nào.
Mk kể cũng được ! Ước gì mk và bạn quen nhau chúng ta sẽ kể với nhau !
Phần I : Cái Giếng
Lần đầu đăng truyện mong mọi người ủng hộ.
1.1 Cái giếng.
Nhà ông T có một cái giếng nước ở bên phía trái cái vườn. Cái giếng này có từ lâu lắm rồi nhưng ko ai dùng nước ở đó vì nó luôn bốc mùi hôi thúi.
Bình thường có đứng ở thành giếng ngửi xuống cũng chẳng có mùi gì, nhưng chỉ cần cầm viên đá ném xuống thì mùi nó bốc lên thôi rồi. Trước đây khi ông T sửa nhà, ông tính lấp đi, ông đổ rất nhiều những đất đá dỡ ra từ nhà cũ xuống nhưng có đổ bao nhiêu cũng chẳng thấy đủ. Người ta lại bảo kiêng kị ko nên lấp giếng, nếu ko dùng nữa thì đậy lại ko thì để đó chứ đừng lấp. Với tính ông cũng chả quan tâm, nhưng đổ đất đá xuống mãi mà chẳng thấy nó đầy nên ông cũng ậm ờ rồi bỏ đó.
Thế rồi năm tháng trôi qua, chẳng hiểu sao cái giếng cứ cạn dần rồi cuối cùng khô không khốc, để lại chỉ là cái hố sâu hoẵm, chắc cũng phải cỡ 5m. Rồi một hôm, thằng Q con trai ông T, lúc đó tầm 13, 14 tuổi, hôm đó cậu ngồi chém gió với đám bạn trong làng. Thằng thì khoe nhà có cái kiếm Nhật cổ được bố mua về để ở nhà làm cảnh. Thằng thì khoe có thứ này thứ nọ. Còn Q ngồi nghĩ mãi chẳng nhớ nhà mình có thứ gì cổ nên bỏ về. Cậu về nhà tìm kiếm xung quanh nhà xem có gì để khoe với bạn ko thì tìm mãi chẳng có, bỗng cậu nhớ ra rằng trên bàn thờ nhà cậu có một cái lư hương cũ bằng đồng, từ nhỏ cậu đã thấy rồi nhưng cứ để trên bàn thờ và bố mẹ cậu cũng chưa bao giờ đụng vào. Chỉ thấy mẹ bảo là cái này có từ thời ông cố, ông chỉ dặn mọi người trong gia đình là đặt trên bàn thờ và ko ai được đụng vào.
Nhưng Q giờ đây đang rất tò mò và muốn kiểm tra xem nó như thế nào để còn khoe với bạn bè. Thế rồi bản tính sửu nhi trong cậu bộc lên, Q lấy chiếc lư hương xuống, dù đã được đặt trên bàn thờ khá lâu nhưng chiếc lư hương ko hề bám bẩn, chỉ là có những vết ố vàng do để lâu theo thời gian. Chiếc lư làm bằng đồng, cao tầm 30cm. Trên chiếc lư còn có một miếng giấy màu vàng nhỏ có vài nét ngoằn ngèo dán vào cái nắp giống như người ta dán tem bảo đảm chưa ai bóc bây giờ. Chiếc lư khá nặng, cậu phải khúm núm mới nâng nó lên được. Cậu quan sát xong xuôi thì nâng lên đặt vào chỗ cũ. Nhưng ko may lúc đặt xuống rồi, cái tay cậu vướng vào cái nắp khiến nó quay ngược một phát làm tờ giấy được dán ở trên đó rách đôi ra.
Sợ bố mẹ biết, cậu xoay nhẹ cái nắp cho 2 mảnh giấy khớp vào chỗ cũ. Khi cậu vừa thả tay ra thì bỗng cái lư lắc rất mạnh, nó lắc mạnh đến nỗi khiến mọi thứ trên bàn thờ rung theo. Có lúc nó nghiêng hẳn sang bên trái, có lúc nó nghiêng hẳn sang bên phải nhưng tuyệt nhiên ko đổ xuống. Q sợ quá nhảy vào nhà trong nấp và nhìn theo, đến khi nó đứng im thì cậu mới dám bước ra, nhưng xung quanh cậu là mùi thối, thối kinh khủng, khiến Q phải chạy ra vườn để nôn khan. Khi cậu bước vào thì mùi thối đó ko còn nữa. Mọi thứ lại trở lại bình thường.
Cậu sợ nhưng ko dám nói với bố mẹ vì sợ bị đánh, cậu cũng từ bỏ luôn cái ý định khoe cái lư hương của nhà mình.
Nhưng cậu ko biết rằng những việc cậu làm và chứng kiến hôm nay đã bắt đầu cho một chuỗi tai họa liên tiếp đến với cậu, gia đình cậu, thậm chí là bạn bè của cậu.
Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày.
Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:
- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!
Chim lạ liền nói:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.
Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.
Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.
Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.
Gia đình tôi có hai anh em trai, tôi là út. Bố mẹ tôi đã theo về với tổ tiên hơn mười năm nay. Tôi ở với anh được một thời gian thì anh tôi lấy vợ. Không muốn cho tôi ở chung, họ bèn chia gia tài. Lợi dụng quyền thế của mình, hai vợ chồng chiếm hết tài sản quý giá, chỉ đế lại cho tôi một mảnh nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Là phận em, tôi không đòi hỏi gì cả, và cũng chẳng phàn nàn, chỉ lo làm thuê cuốc mướn kiếm sống qua ngày.
Đến mùa khế ra qua, bỗng nhiên có một con chim lạ đến ăn hết trái này đến trái khác. Tôi xót ruột lắm bèn than thở cùng chim:
- Chim ơi! Cơ nghiệp nhà tôi chỉ có mỗi cây khế, chim ăn hết, tôi biết trông cậy vào đâu!
Chim lạ liền nói:
- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.
Thế rồi hôm sau chim lạ đưa tôi đi ra một hòn đảo ở tít ngoài khơi đầy vàng châu báu. Y theo lời dặn của chim, tôi chỉ lấy vừa đủ một túi ba gang rồi chim trở về nhà. Từ đó, cuộc sống của tôi trở nên khá giá, giàu có.
Biết chuyện, vợ chồng anh tôi ngày nào cũng sang nhà tôi năn nỉ xin đổi bộ gia tài để lấy cây khế. Thương anh, tôi đồng ý đổi. Đến mùa khế, vợ chồng anh tôi thay nhau chờ chực ở gốc cây chờ chim lạ đến. Rồi chim lạ cũng đến ăn. Sự việc giống như trước đây chim lạ đã nói với tôi. Chim lạ đi rồi, hai vợ chồng anh tôi hí hửng về nhà may một cái túi nhưng không phải ba gang như chim lạ bảo mà rộng đến mười hai gang.
Sáng hôm sau chim lạ đến chở anh tôi ra đảo. Vốn là người có tính tham anh tôi chất đầy vàng bạc châu báu ngọc ngà vào túi. Không những thế, anh tôi còn tìm kiếm chỗ nào trên người có thể nhét được, đều nhét vào rồi ì ạch lôi cái túi vàng khổng lồ và thân mình nặng trịch leo lên lưng chim. Nặng quá, chim phải vỗ cánh đến ba lần mới nhấc nổi mình lên được. Lúc bay qua biển, gặp một luồng gió mạnh, chim lảo đảo nghiêng cánh hất anh tôi cùng vàng rơi xuống biển sâu.
Tôi rất buồn vì cái chết của anh tôi nhưng nghĩ cho cùng đó cũng chính là học cho những kẻ tham lam, ích kỉ như lời ông cha đã dạy "tham thì thâm”.
B
ài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" của nhà thơ Minh Huệ đã khắc họa tấm lòng vì nước vì dân của Người. Em hãy kể lại bài "Đêm nay Bác không ngủ" để thấy tấm lòng bao la rộng lớn của Người.
Sau những ngày hành quân vất vả, đơn vị dừng chân ở một cánh rừng và nghỉ lại trong túp lều tranh trống trải, đơn sơ.
Hôm đấy trời mưa lâm thâm, những hạt mưa dày phủ lên trên mái lều. Gió lùa qua khe cửa, rút từng hồi, hú từng cơn. Không gian lạnh tái tê, thỉnh thoảng có những làn gió thôi vào lạnh buốt như cứt da cắt thịt, Đêm tối sâu thăm thẳm, đêm đã khuya, các anh chiến sĩ đều đã ngủ sau.
Bên bếp lửa, Bác vẫn thao thức chưa ngủ. Ánh lửa bập bùng, ngọn lửa hồng cháy rực sưởi ấm, xua tan đi cái lạnh giá của mùa đông. Dáng Bác ngồi trầm ngâm, vẻ mặt suy tư nghĩ ngợi. Bác mặc bộ quần áo xanh đã sờn, bạc màu theo thời gian.
Người đã già đi nhiều, đôi mắt sáng như sao đã có nhiều nếp nhăm, thâm quầng trũng sâu của những đêm thao thức không ngủ.
Bác cho thêm củi vào lửa, tiếng nổ lách tách, , bếp lử hồng rực lên. Rồi Bác đứng lên đến chố các anh ân cần, nhẹ nhàng đặp lại chăn cho từng người. Bác nhón chân nhẹ nhàng sợ các anh thức giấc. Bác yêu thương, lo lắng cho các anh bộ đội như tình cảm của người Cha đối với các con. Chợt, một anh đội viên thức dậy, thấy Bác vẫn chưa ngủ thổn thức cả nỗi lòng anh hỏi nhorL "Bác ơi, sao bây giờ Bác vẫn chưa ngủ, ngoài trời vẫn mưa, Bác có lạnh không?"
Giọng Bác ấm áp, hiền từ nói: "Chú cứ việc ngủ ngon, ngày mai còn đi đánh giặc, chú không phải lo đâu!".
Anh nhỏ nhẻ: "Vâng ạ, nhưng trong lòng vẫn bồn chồn.
Được ở bên Bác anh bộ đội cảm nhận tình yêu thương bao lao vô bở bến còn ấm hơn mọi ngọn lửa.
Chiến dịch vốn còn dài, còn nhiều gian khổ, khó khăn, đường đi thì hiểm trở, lắm dốc, lắm ụ. Bác không ngủ lấy sức đâu mà đi? Cuộc kháng chiến còn trường kì, vì vậy Bác không thể ngủ được.
Gà đã gáy canh ba, rừng khuya sâu thăm thẳm, vắng lặng, vậy mà Bác vẫn chưa ngủ. Thức dây sau lần thứ ba, anh bội viên hốt hoảng giật mình vì Bác vẫn chưa ngủ. Bác vẫn ngồi đó, vẻ mặt đinh ninh, chòm sâu im phăng phắc. Anh đội viên quá lo lắng, nằng nặc mời Bác ngủ: "Mời Bác ngủ Bác ơi, trời sắp sáng rồi"
Lần này, Bác mới thổ lộ rõ tâm tình của mình: " Chú cứ việc ngủ ngon đi, Bác thức thì mặc Bác, Bác mà ngủ thì thấy không anh lòng, Bác lo cho dân, cho nước, lo cho các anh đối mặt với nhiều khó khăn" "Bác lo cho đoàn dân công phải ngủ ngoài rừng không đủ chăn chiếu, trời thì mưa rét làm sao cho khỏi ướt" Bác chỉ mong trời mau sáng để các anh đỡ lạnh. Giọng nói của Người xót xa đầy yêu thương.
Anh đội viên cảm động, thức luôn cúng Bác. Bên ngoài, trời sắp sáng, bếp lửa cũng sắp tàn. Vậy là trọn cả một đêm Bác không ngủ.
Tấm lòng của Bác bao la, rộng lơn như biển cả mệnh mông. Suốt một đời Bác vì dân vì nước, hi sinh hết thảy chỉ quên mình. Em rất yêu quý và kính trọng Bác - vị cho già kính yêu của dân tộc.
Đêm nay chỉ là một trong vô số đêm Bác không ngủ nên đối với Bác chỉ là lẽ thường tình.
Trong cuộc đời tôi, những ngày tháng đẹp nhất là những ngày tôi được sống và chiến đấu bên cạnh Bác. Những ngày ấy thực sự đã để lại trong tôi những kỷ niệm không thể nào quên.
Lúc ấy, tôi là một anh lính mới (người chiến sĩ khi đó thường được gọi là đội viên). Đơn vị tôi vừa mới hành quân ra mặt trận thì cũng vừa lúc Bác trực tiếp ra chiến trường để chỉ đạo tiến quân. Đêm đó Bác ngủ lại cùng anh em ở đơn vị. Và cũng trong đêm đó, Bác đã để lại trong niềm yêu kính của tôi một ấn tượng khó phai.
Khoảng quá nửa đêm khi tất cả anh em chiến sĩ đã say sưa trong giấc ngủ thì không hiểu sao tôi lại bỗng nhiên chợt thức. Tôi chưa kịp nhổm dậy nhưng đã nhìn thấy khuôn mặt Bác. Bác còn thức và hình như Bác chưa hề ngủ. Bác ngồi trầm ngâm lặng yên bên bếp lửa. Ngoài trời mưa đã lác đác rơi. Tôi nhìn dáng Bác, càng nhìn tôi lại càng thương. Bác đang khơi ngọn lửa. Người cha già tóc bạc đang đốt lửa sưởi ấm cho tôi.
Tôi vẫn lặng yên và quan sát. Tôi thấy Bác đứng dậy. Bác đi dém lại những mảnh chăn một cách nhẹ nhàng. Nhìn Bác, tôi mơ màng như đang nằm trong giấc mộng. Bác mênh mông quá! Ấm nóng và cao quý quá! Tôi thổn thức và thì thầm hỏi nhỏ:
- Bác ơi! Bác chưa ngủ! Bác có lạnh lắm không?
Bác quay lại nhìn tôi trìu mến:
- Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.
Tôi vâng lời Bác nhắm mắt nhưng không sao ngủ được. Tôi bồn chồn, nằm và lo Bác ốm. Chiến dịch vẫn còn dài và bao khó khăn vẫn đợi chờ phía trước.
Lần thứ ba tôi tỉnh giấc. Tôi hốt hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. Tôi vội vàng luống cuống:
- Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi, Bác nghỉ đi một lát.
Bác vẫn nhẹ nhàng như lần trước:
- Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc.
Bác ngủ không ngon vì Bác không thấy an lòng. Trời mưa như vậy không biết các cô chú dân công ăn ngủ làm sao. Ở trong rừng mà có mỗi manh áo mồng thì chắc là ướt mất. Bác thấy nóng ruột quá. Bác mong sao trời sáng thật mau.
Tôi nhìn Bác, lòng tôi ấm áp và vui sướng mênh mông. Đêm ấy, tôi thức luôn cùng Bác. Tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng bởi tôi đã nhận ra một điều dường như đã trở thành chân lý: Bác của chúng ta vĩ đại bởi Bác đã dành trọn cuộc đời cho những lo lắng và yêu thương.
Tham khảo:
- Nước nóng ; nước nguội:
Buổi đầu kháng chiến chống Pháp, có một đồng chí cán bộ Trung đoàn thường hay quát mắng chiến sĩ. Đồng chí này đã từng làm giao thông, bảo vệ Bác đi ra nước ngoài trước Cách mạng Tháng Tám.
Được tin nhân dân phản ánh về đồng chí này, một hôm, Bác cho gọi lên Việt Bắc. Bác dặn trạm đón tiếp, dù đồng chí này có đến sớm, cũng giữa trưa mới cho đồng chí ấy vào gặp Bác.
Trời mùa hè, nắng chang chang, đi bộ đúng ngọ nên đồng chí trung đoàn vã cả mồ hôi, người như bốc lửa. Đến nơi, Bác đã chờ sẵn. Trên bàn đặt hai cốc nước, một cốc nước sôi có ý chừng vừa như mới rót, bốc hơi nghi ngút, còn cốc kia là nước lạnh.
Sau khi chào hỏi xong, Bác chỉ vào cốc nước nóng nói:
- Chú uống đi.
Đồng chí cán bộ kêu lên:
- Trời! Nắng thế này mà Bác lại cho nước nóng làm sao cháu uống được.
Bác mỉm cười:
- À ra thế. Thế chú thích uống nước nguội, mát không?
- Dạ có ạ.
Bác nghiêm nét mặt nói:
- Nước nóng, cả chú và tôi đều không uống được. Khi chú nóng, cả chiến sĩ của chú và cả tôi cũng không tiếp thu được. Vậy nên hòa nhã, điềm đạm cũng như cốc nước nguội dễ uống, dễ tiếp thu hơn.
Hiểu ý Bác giáo dục, đồng chí cán bộ nhận lỗi và hứa sẽ sửa chữa.
Năm 1945, mở đầu bài nói chuyện tại lễ tốt nghiệp khóa V Trường huấn luyện cán bộ Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh thẳng thắn góp ý: “Trong giấy mời tới đây nói 8 giờ bắt đầu, bây giờ là 8 giờ 10 phút rồi mà nhiều người vẫn chưa đến. Tôi khuyên anh em phải làm việc cho đúng giờ, vì thời gian quý báu lắm”.Cũng về giờ giấc, trong kháng chiến chống Pháp, một đồng chí sĩ quan cấp tướng đến làm việc với Bác chậm 15 phút, tất nhiên là có lý do: Mưa to, suối lũ, ngựa không qua được.
Bác bảo:
- Chú làm tướng mà chậm đi mất 15 phút thì bộ đội của chú sẽ hiệp đồng sai bao nhiêu? Hôm nay chú đã chủ quan không chuẩn bị đủ phương án, nên chú không giành được chủ động”.
Một lần khác, Bác và đồng bào phải đợi một đồng chí cán bộ đến để bắt đầu cuộc họp.
Bác hỏi:
- Chú đến muộn mấy phút?
- Thưa Bác, chậm mất 10 phút ạ!
- Chú tính thế không đúng, 10 phút của chú phải nhân với 500 người đợi ở đây.
Năm 1953, Bác quyết định đến thăm lớp chỉnh huấn của anh em trí thức, lúc đó đang bước vào cuộc đấu tranh tư tưởng gay go. Sắp đến giờ lên đường bỗng trời đổ mưa xối xả. Các đồng chí làm việc bên cạnh Bác đề nghị cho hoãn đến một buổi khác. Có đồng chí còn đề nghị tập trung lớp học ở một địa điểm gần nơi ở của Bác… Nhưng bác không đồng ý:
- Đã hẹn thì phải đến, đến cho đúng giờ, đợi trời tạnh thì đến bao giờ? Thà chỉ mình bác và vài chú nữa chịu ướt còn hơn để cả lớp phải chờ uổng công!.
Thế là Bác lên đường đến thăm lớp chỉnh huấn đúng lịch trình trong tiếng reo hò sung sướng của các học viên…Bác Hồ của chúng ta quý thời gian của mình bao nhiêu thì cũng quý thời gian của người khác bấy nhiêu. Chính vì vậy, trong suốt cuộc đời Bác không để bất cứ ai đợi mình. Sự quý trọng thời gian của Bác thực sự là tấm gương sáng để chúng ta học tập.
ngày xửa ngày xưa có một con ma trong hình dáng con người rất đáng sợ
cứ đến 12 giờ đêm là nó lại ....đang nằm trên giường ngủ
thế là trên trái đất mỗi ngày có rất nhiều người chết
Truyền thuyết kể rằng, đằng sau ngôi nhà ma trơi, quỷ ám này là cả một câu chuyện rùng rợn chẳng kém…
Fujikyu đã từng là một bệnh viện lớn và hiện đại nhất tại thời đó. Fujikyu nằm dưới chân núiPhú Sĩ, là nơi làm việc và nghiên cứu của những bác sĩ tài năng hàng đầu Nhật Bản, nơi đây được trang bị đầy đủ các thiết bị y tế, nên có rất nhiều bệnh nhân đến đây thăm khám và chữa bệnh.
Tuy nhiên, một vụ việc kinh hoàng đã xảy ra, giám đốc bệnh viện và hàng loạt bác sĩ đã tham gia buôn bán nội tạng của bệnh nhân một cách trái phép. Những nạn nhân xấu số sau khi bị lấy nội tạng ra khỏi cơ thể, xác của họ bị kẹp cứng trong các hộp gỗ lớn. Hàng loạt thi thể bị lấy đi nội tạng bị các bác sĩ đem giấu tại một nơi bí ẩn để tránh bị phát hiện…
Theo nhiều lời đồn đại, hồn ma không thể siêu thoát của các nạn nhân thoát ra và giết chết các bác sĩ đầy bí ẩn và đáng ngờ… Lời đồn truyền đi khắp nơi, không còn ai dám đến khám tại bệnh viện. Từ đó, bệnh viện đóng cửa và người ta đã thực sự tìm thấy những thùng gỗ chứa hàng loạt xác chết được giấu ở một căn phòng bí mật… Sau đó, bệnh viện bị bỏ hoang.
Len mang ma tra
tk nha