Mẹ bảo em:dạo này ngoan thế
không mẹ ơi/con đã ngoan đâu
áo mẹ mưa bạc màu
đầu mẹ nắng cháy tóc
mẹ ngày đêm khó nhọc
con chưa ngoan chưa ngoan.
các bạn giúp mình cảm thụ bài này với
đừng ai ghi cái LƯU Ý nhá
hay vào nhá
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Qua đoạn thơ trên em thấy câu trả lời của tác giả đối với mẹ thể hiện một tình yêu thương, trân trọng và lòng hiếu thảo sâu sắc của người con dành cho mẹ. Mẹ khen ngợi "Dạo này ngoan thế!", thể hiện sự hài lòng của mẹ trước những việc làm của con khi mẹ vắng nhà. Tuy nhiên, tác giả lại trả lời "Không, mẹ ơi! Con đã ngoan đâu!", thể hiện sự khiêm tốn, không tự mãn với những gì mình đã làm bởi vì sự cố gắng chăm ngoan của tác giả không thể sánh với công sức khó nhọc của mẹ dành cho con. Tác giả miêu tả hình ảnh "Áo mẹ mưa bạc màu/ Đầu mẹ nắng cháy tóc" để lí giải cho câu trả lời của mình. Hình ảnh này cho thấy sự vất vả, tảo tần của mẹ, qua đó thể hiện lòng thương cảm, xót xa của tác giả dành cho mẹ. Cuối cùng, tác giả khẳng định "Mẹ ngày đêm khó nhọc/ Con chưa ngoan, chưa ngoan!".
Lời khẳng định này thể hiện lòng biết ơn của tác giả đối với những hy sinh thầm lặng của mẹ, đồng thời thể hiện ý thức trách nhiệm của bản thân cần phải cố gắng hơn nữa để xứng đáng với sự yêu thương, chăm sóc của mẹ. Câu trả lời của tác giả không chỉ thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng mà còn thể hiện lòng hiếu thảo sâu sắc của người con dành cho mẹ. Qua đó, tác giả cũng muốn nhắn nhủ đến mỗi người con cần phải biết yêu thương, trân trọng và hiếu thảo với cha mẹ của mình.
Chúc bạn học tốt !!!!!!
Câu trả lời của tác giả đối với mẹ trong đoạn thơ cho ta thấy: người con chưa thể yên lòng nhận lời khen của mẹ, bởi vì sự cố gắng chăm sóc của con dù to lớn đến đâu cũng không thể sánh bằng công sức khó nhọc của mẹ dành cho con. Một khi mẹ vẫn còn ngày đêm vất vả, khó nhọc: Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Tác giả luôn cảm thấy mình “chưa ngoan” vì chưa đến đáp được công ơn trời biển của mẹ. Qua câu trả lời, qua những suy nghĩ của tác giả, đã cho ta thấy tình cảm yêu thương và lòng hiếu thảo của người con đối với mẹ kính yêu của mình
hok tốt
mẹ bạn nhỏ rất vui khi con mk làm nhg điều tốt và bạn nhỏ thì nghĩ mk chưa ngoan vì
Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
" Mẹ bảo em dạo này ngoan thế
- Không mẹ ơi con đã ngoan đâu
Áo mẹ mưa bạc màu
Đầu mẹ nắng cháy tóc
Mẹ ngày đêm khó nhọc
Con chưa ngoan chưa ngoan!"
Cho thấy đây là một người con hiếu thảo, yêu thương mẹ rất nhiều, vẫn chưa cảm thấy mình thật xứng đáng với lời khen của mẹ: Dạo này ngoan thế. Qua câu trả lời của tác giả trong đoạn thơ cho thấy người con cảm thấy rằng mẹ đã " ngày đêm khó nhọc" nên dù sự cố gắng và chăm sóc có nhiều đến đâu thì vẫn không thể nào đền đáp được hết công ơn lớn lao mà mẹ đã dành cho con. Người con thấy mình vẫn chưa ngoan vì không thể làm vơi đi phần nào những khó khăn, vất vả của người mẹ : "Áo mẹ mưa bạc màu/ đầu mẹ nắng cháy tóc/ Mẹ ngày đêm khó nhọc"
Đây là đóng góp của mk, có j chưa được mong các bạn giúp đỡ và góp ý cho mk!!!
Em nhỏ trong đoạn thơ trên thật hiếu thảo.Khi mẹ đi làm,hầu như tất cả công việc nhà đều do em làm hết.Tối mẹ về,thấy nhà của tươm tất gọn gàng,mẹ keh em:Dạo này ngoan thế.Đây quả là một lời khen xứng đáng cho những việc làm của em.Người đọc chắc chắn sẽ cười và nghĩ,em bé trong đoạn thơ sẽ thẹn thùng không nói lên lời.Nhưng không.Em không những không vậy.Em đã biết nghĩ đến những nỗi gian lao vất vả của mẹ,những ngày mẹ đi lảmtong mưa đến bạc cả áo,những ngày mẹ đi làm trưa nắng cháy cả tóc.Em cảm nhận được những việc làm của mình chỉ là một phần thật nhỏ,thật nhỏ so với những việc mẹ làm,những tình cảm thương yêu mà mẹ dành cho em.Người đọc một phen cảm động trước câu đáp giản dị mà đầy tình thương yêu trong đó:"Không mẹ ơi/Con đã ngoan đâu/Áo mẹ mưa bạc màu/Đầu mẹ nắng cháy tóc/Mẹ ngày đêm khó nhọc/Con chưa ngoan,chưa ngoan..."
Tác giả thấy mình chưa ngoan vì vẫn chưa giúp được nhiều cho mẹ . Mẹ của tác giả ngày đêm khó nhọc . Vì thương mẹ , tác giả giúp mẹ làm một số công việc nho nhỏ để đỡ đần mẹ . Thấy mẹ vẫn phải khó nhọc tác giả nghĩ như thế mình vẫn chưa ngoan.
Meo~meo~meo
Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói
Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
Mai sau con lớn phát mười Ka-lưi.
Ước mơ của mẹ dần lớn hơn. Càng thương con thì mẹ càng “thương làng đói”. Tình thương con mở rộng ra tình thương dân làng. Vì thế mẹ mong trong giấc mơ của con “hạt bắp lên đều”. Mẹ mong cho các anh bộ đội có đủ cơm ăn, mong cho dân làng có lương thực để sống và mong cho con của mẹ có một tương lai tốt đẹp hơn.Từ việc mong cho con mình khỏe mạnh, giờ đây mẹ mong cho con trở thành người lao động giỏi, làm ra lương thực để nuôi làng.
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ có nhiều những đóng góp đáng kể trong nền văn học Việt Nam, những bài thơ của ông để lại nhiều giá trị sâu sắc và đặc biệt nổi bật đó là bài khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
Những khúc hát ru của người mẹ đã là nguồn cảm hứng vô tận để tác giả sáng tác lên những tác phẩm hay và đặc biệt có ý nghĩa, nó mang những khúc hát ru thu hút những làn điệu nhẹ nhàng trong tâm hồn của tác giả, những hình ảnh đó đã tác động mạnh mẽ trong lòng người đọc, những lời ru những em bé ngủ trên lưng những người mẹ khi địu con lên núi, ngủ trên lưng mẹ những em bé này lớn lên từng này, những giấc ngủ ngon đã trở thành một động lực để người mẹ có thể lao động để nuôi dưỡng những người con của mình, mẹ lao động đó là giã gạo, và một nhiệm vụ quan trọng đó là nuôi những chú bộ đội đi chiến đấu, những điều cao cả đó đã được tác giả thể hiện thật sâu sắc, những điều đó mang những đặc trưng riêng và mang những nỗi nhớ riêng biệt, đối với những người mẹ niềm núi này:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội,
Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng.
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi,
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối,
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời:
Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,
Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần,
Mai sau con lớn vung chày lún sân…
Những khúc hát ru của những người mẹ này đã mang những khoảnh khắc đặc biệt trong tâm trí của những người chiến sĩ cách mạng, những lời hát đó đã khắc khoải sâu sắc trong lòng người, nó mang những dấu ấn riêng và đặc biệt sâu sắc, trong những hình ảnh đó những sự vất vả của những người mẹ đã thể hiện sâu sắc và nó nổi bật trong những trang thơ của tác giả, những nỗi vất vả đó được diễn tả bằng những từ như đổ mồ hôi, nhưng vai gầy nhấp nhô… những lời đó đã thể hiện được những nỗi vất vả của những bà mẹ. Sự tận tụy đó thể hiện những nỗi niềm sâu sắc, nó mang những nỗi nhớ thương và tác giả đã thể hiện những nỗi nhớ thương và tình cảm sâu sắc của tình yêu đối với những người mẹ này, sự biết ơn sâu sắc, những khoảnh khắc đó mang những âm điệu nhẹ nhàng và âm vang:
Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Mẹ đang trỉa bắp trên núi Ka–lưi
Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ,
Em ngủ ngoan em, đừng làm mẹ mỏi.
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi,
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
lên học 24 giờ í
ujuj bài này mình làm nhiều lắm nhưng bây giờ thì mình quên rồi!!!