Em hãy viết đoạn văn kể về một người có ý chí nghị lực mà em đã nghe, đã đọc qua sách, báo…
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tôi xin kể cho các bạn nghe về bạn Trùng Dương – một học sinh nghèo có tinh thần vượt khó ham học ở trường Ngô Gia Tự - tỉnh Bạc Liêu mà chị tôi đã kể cho tôi nghe.
Dương mồ côi cha từ lúc lên sáu tuổi. Cậu là con trai lớn, sau Dương còn có một em gái. Mẹ cậu tuy chưa già nhưng thường hay ốm đau. Gia đình lầm vào cảnh túng thiếu. Tuổi chưa lớn mà Dương phải lăn lóc giữa bụi đời để kiếm sống. Điều kì lạ là Dương học rất giỏi luôn đứng đầu lớp. Thời gian học ít cuộc sống thì thiếu thốn mọi bề mà cậu không bao giờ than vãn một điều.
Sáng nào cậu cũng đi bán vé số và mang theo cả cặp sách đi học. Nhờ mau mồm mau miệng và thái độ ôn tồn nhã nhặn nên bao giờ cũng bán hết trước mọi người. Những lúc như thế cậu ngồi ở ghế đá công viên học bài và làm bài. Chiều đi học tối cậu tranh thủ đi bán thêm một ít vé số ở các quán cà phê đông khách kiếm thêm ít tiền. Dương cũng là người hết lòng vì bạn. Vào giờ giải lao Dương ngồi lại hướng dẫn thêm những bạn học yếu làm bài tập.
Trùng Dương đúng là một tấm gương sáng để chúng ta học tập và noi theo.
tham khảo:
Vị dũng sĩ mà em muốn nhắc đến chính là người bạn cùng lớp - Nguyễn Tuấn Anh. Đó là một người bạn rất hay giúp đỡ mọi người xung quanh. Cậu đã được chúng em đặt cho biệt danh là “dũng sĩ tí hon”. Lý do của biệt danh đó xuất phát từ câu chuyện xảy ra vào chủ nhật tuần trước. Trên đường đi học về, chúng em tình cờ nhìn thấy một bạn nhỏ bị ba anh học sinh cấp hai bắt nạt. Cả nhóm dù cảm thấy rất bất bình nhưng không ai dám ra ngăn vì họ trông rất cao to, hung dữ. Khi cả nhóm còn đang bàn tán xem nên làm gì, thì Tuấn Anh đã bước đến. Cậu đã yêu cầu các anh học sinh dừng lại hành động của mình. Nhưng các anh ấy đã cười, rồi chửi mắng Tuấn Anh là thật to gan và định ra tay đánh cậu. Nhưng Tuấn Anh đã hạ gục họ chỉ bằng vài động tác võ rất mạnh mẽ. Cuối cùng, cả ba anh đó đã phải xin lỗi, trả lại món đồ cho bạn nhỏ. Sau đó, chúng em chạy đến dành cho người bạn của mình những lời ca ngợi. Biệt danh “dũng sĩ tí hon” bắt đầu từ đó. Nhưng dù vậy, điều khiến em cảm thấy ngưỡng mộ chính là tấm lòng dũng cảm của cậu.
Dàn ý về thần đồng tiếng Anh: Đỗ Nhật Nam
1. Viết về gì?
a) Viết về câu chuyện người có tài mà em đã được học hoặc được nghe kể: Đỗ Nhật Nam.....
b, Nêu lí do em thích câu chuyện đó: Khâm phục tài năng....
2. Tìm ý
a, Câu chuyện nói về ai hoặc sự việc gì?
- Anh Đỗ Nhật Nam, người được gọi với cái tên đầy vinh dự là "thần đồng tiếng Anh".
b, Vì sao em thích câu chuyện đó:
- Vì nhân vật trong câu chuyện tài giỏi, ham học
3. Sắp xếp ý
a, Giới thiệu chủ đề của đoạn văn : Anh Đỗ Nhật Nam, người được gọi với cái tên đầy vinh dự là "thần đồng tiếng Anh".
b, Nêu sự việc hoặc hành động thể hiện tài năng của nhân vật: Anh Nam có nhiều thành tích nổi bật, đáng khâm phục với khả năng giao tiếp bằng tiếng anh thành thạo, từng làm diễn giả tại Mỹ khi tham gia hội nghị "Khoa học về nụ cười"... Anh Nam cũng là một dịch giả nhỏ tuổi và có khả năng sáng tác tự truyện, ngoài ra anh cũng tham gia nhiều hoạt động xã hội, ngoại khoá đầy bổ ích. Năm lớp hai đã đạt thành tích cao về TOEIC, đến lớp 5 đạt điểm IELTS với mức tuyệt đối.
c, Nêu nhận xét về sự vật hoặc hành động của nhân vật qua đó làm rõ lí do em thích nhân vật: Em luôn lấy anh ấy làm tấm gương để nỗ lực học tập và phấn đấu. Em mong rằng sau này mình cũng giỏi như anh, để mang niềm vui về cho gia đình, vinh quang về cho đất nước.
Tôi rất khâm phục Hùng ở lớp tôi. Hùng mồ côi cha từ nhỏ. Lên bốn tuổi Hùng lên cơn sốt bại liệt, đi đứng rất khó khăn. Mỗi lần tôi sang chơi bao giờ cũng thấy Hùng tập đi. Lúc đầu cậu vịn vào thành giường để di chuyển từ đầu giường xuống cuối giường, mồ hôi đổ ra như tắm. Hùng bào : “đau lắm Thành ạ! Nhưng mình sẽ cố!” Rồi từ từ Hùng dùng nạng để đi. Những năm học lớp một lớp hai Hùng còng dùng nạng. Sang năm lớp ba Hùng không dùng nạng nữa. Nhiều lần bị ngã sóng soài, quần áo sách vở bẩn hét nhưng Hùng không nản. Và bây giờ năm lớp bón Hùng đã đi lại gần như người bình thường. Còn việc học của Hùng thì khỏi phải nói. Bao giờ cậu cũng đứng đầu lớp. Hùng là tấm gương sáng về ý chí nghị lực vượt khó cho toàn trường noi theo.
Cô Anna Aderson, 26 tuổi người Mỹ mắc hội chứng down dẫn đến tình trạng không thể đọc hay viết. Nhưng thay vì đầu hàng số phận, cô tìm cách thể hiện suy nghĩ của bản thân qua những bức tranh cô vẽ. Anderson dùng màu nước để tạo nên những bức tranh bộc lộ cảm xúc, tư tưởng của bản thân. Những tác phẩm của cô đã được trưng bày tại triển lãm ở Atlanta và nhiều bang khác. Sở trường của cô là những bức vẽ phong cảnh mang tính trừu tượng, sử dụng các khối màu sắc đối lập để miêu tả thế giới dưới góc nhìn họa sĩ. Trong suốt hai năm qua, Dana đã vẽ được hơn 200 bức tranh. Tài năng đặc biệt này đã đưa cô trở thành người họa sĩ khuyết tật đầu tiên của tiểu bang Alabama triển lãm tranh tại nhiều bang khác ở Mỹ.
Trong cuộc sống, ắt hẳn mỗi người đều phải đối mặt với bao nhiêu khó khăn và thử thách. Nhưng nếu có ý chí thì chúng ta sẽ vượt qua. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký là một tấm gương sáng về nghị lực phấn đấu vươn lên trong học tập cho chúng em noi theo. Ngay từ nhỏ, cậu bé Nguyễn Ngọc Ký đã bị liệt hai tay. Nhưng không vì tàn tật cậu bé Ngọc Ký đã quyết tâm học tập. Đã bao lần đôi bàn chân của Ký bị vọp bẻ co quắp lại. Đã bao lần mấy ngón chân của Ký mỏi nhừ mực gây bê bết trên trang giấy, Ký vẫn quắp bút vào ngón chân và hì hục tập viết mỗi ngày một chút như lời cô dạy. Ký bền bỉ vượt mọi khó khăn. Và cậu bé ấy bây giờ đã trở thành một người thầy đáng kính và đã được Bác Hồ hai lần gửi tặng huy hiệu của Người. Đúng là "có công mài sắt có ngày nên kim".
Thế này đúng không bạn.
Tham khảo
Nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nghèo khổ, nhờ giàu nghị lực và ý chí nên đã thành công lừng lẫy. Trải đủ mọi nghề, có lúc trắng tay, ông vẫn không chút nản lòng. Chỉ trong mười năm kiên trì, ông đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế” như đánh giá của người đương thời.
TK:Nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nghèo khổ, nhờ giàu nghị lực và ý chí nên đã thành công lừng lẫy. Trải đủ mọi nghề, có lúc trắng tay, ông vẫn không chút nản lòng. Chỉ trong mười năm kiên trì, ông đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế” như đánh giá của người đương thời.
THAM KHẢO:
1/ Cô Anna Aderson, 26 tuổi người Mỹ mắc hội chứng down dẫn đến tình trạng không thể đọc hay viết. Nhưng thay vì đầu hàng số phận, cô tìm cách thể hiện suy nghĩ của bản thân qua những bức tranh cô vẽ. Anderson dùng màu nước để tạo nên những bức tranh bộc lộ cảm xúc, tư tưởng của bản thân. Những tác phẩm của cô đã được trưng bày tại triển lãm ở Atlanta và nhiều bang khác. Sở trường của cô là những bức vẽ phong cảnh mang tính trừu tượng, sử dụng các khối màu sắc đối lập để miêu tả thế giới dưới góc nhìn họa sĩ. Trong suốt hai năm qua, Dana đã vẽ được hơn 200 bức tranh. Tài năng đặc biệt này đã đưa cô trở thành người họa sĩ khuyết tật đầu tiên của tiểu bang Alabama triển lãm tranh tại nhiều bang khác ở Mỹ.
Sau vụ tai nạn giao thông trên đường đi công tác, anh Nam con bác Tư hàng xóm đã nằm một chỗ do bị gãy đôi chân. Thời gian trôi qua thật chậm đối với anh. Mỗi sáng, anh đều tập vật lí trị liệu, ăn uống đúng chế độ theo sự chỉ định của bác sĩ. Nhìn anh đau đớn, nhăn nhó trong gương mặt đẫm mồ hôi, em cảm tưởng anh sẽ bỏ cuộc. Thế mà chỉ sáu tháng trôi qua, bằng chính nghị lực của bản thân cùng sự động viên của gia đình và bạn bè, anh đã đi được trên đôi nạng. Một tháng lại trôi qua, anh đã bỏ đôi nạng và tập đi vững vàng trên đôi chân nhiều vết sẹo do phải giải phẫu nhiều lần. Tháng vừa qua, anh đã đạt giải Ba trong cuộc thi điền kinh trong khu phố. Thật là một gương sáng về ý chí kiên nhẫn và khả năng vượt khó đáng để em học tập.
Tham khảo
Nhà kinh doanh Bạch Thái Bưởi từ một cậu bé mồ côi cha, nghèo khổ, nhờ giàu nghị lực và ý chí nên đã thành công lừng lẫy. Trải đủ mọi nghề, có lúc trắng tay, ông vẫn không chút nản lòng. Chỉ trong mười năm kiên trì, ông đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế” như đánh giá của người đương thời.
Bà Tư năm nay đã ngoài bảy mươi, sức khỏe yếu đi nhiều so với mây năm trước. Chị Hương bảo:
– Bà có năm người con đều hi sinh trong kháng chiến chống Mĩ. Vừa qua, bà được chính phủ phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.Bà không có cháu chắt gì cả, sống thui thủi một mình nên chị Hương thương bà lắm. Thường ngày, chị sang giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, đấm lưng, bóp chân… cho bà những lúc trời trở gió. Không ruột rà máu mủ, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu quý bà Tự như bà ruột của mình.
Hôm hai chị em đến, thấy nhà cửa im lìm, tưởng bà đi đâu đó. Đứng ngoài sân chị gọi hai, ba tiếng, không thây bà trả lời. Chị bảo em: “Mình đẩy cửa vào đi!”. Vừa bước vào nhà, chị Hương đã la to: “Bà làm sao thế hở bà? Bà bị bệnh ư? Chị vội giở chiếc chăn bông lên, lay gọi bà. Mãi sau mới thấy bà mở mắt, trở mình nhìn chị Hương và em rồi thều thào nói trong hơi thở: “Hai cháu đến với bà đó à! Bà thấy chóng mặt từ tối hôm qua, sáng nay muốn dậy mà không dậy được”.
– Suốt mấy ngày nay, bà chưa ăn gì, hở bà! Cháu tệ quá, không biết sang giúp bà! Chị quay sang em, nói vội: “Em ngồi đây bóp chan bóp tay và xoa dầu cho bà, chị ra tìm mua cái gì cho bà ăn rồi chị vào ngay. Nhìn theo bóng chị vội vã khuất sau hàng rào râm bụt, em cảm thấy lòng mình dâng lên một tình thương và một sự cảm phục. Đời chị cũng quá ư vất vả và bất hạnh. Mồ côi mẹ từ tấm bé, chị thiếu đi tình thương bao la của một người mẹ. Ba chị ở vậy nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sông trong hoàn cảnh ấy chị mới thấm thía cảnh cô đơn, bóng chiếc của người đời mà chị đem tình thương của mình sưởi ấm cho bà Tư và cho bao nhiêu người khác cùng cảnh ngộ. Cả xóm em, ai cũng khen chị, quý chị. Giờ đây nghĩ lại những lời ca tụng của mọi người về đức hạnh của chị, em lại càng hiểu chị hơn. Đang miên man suy nghĩ thì đã thấy chị trên tay cầm tô cháo đang bốc hơi nghi ngút, nhanh nhẹn bước vào. Đặt tô cháo lên bàn, chị đến bên giường nhỏ nhẹ: – Để cháu đỡ bà dậy, bà ăn cháo cho khỏe, bà nhé! Nhìn chị đút từng muỗng cháo cho bà, em nhớ lại hình ảnh trước đây, mẹ em cũng chăm sóc ngoại em như chị Hương bây giờ. Chao ôi! Chị Hương thật là tuyệt! Chị là tấm gương, là biểu tượng đẹp về lòng nhân ái, về tình yêu thương và đức hạnh cho em và các bạn noi theo. Trên đường trở về nhà cùng em, chị dặn: – Những lúc học bài xong, rỗi rãi, cưng ráng qua lại thăm bà, động viên bà nghe cưng. Tội nghiệp bà lắm Trúc Ly ạ. – Vâng! Em sẽ làm như lời chị dặn.