K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 1 2023

- Các cách tiếp xúc của mảng kiến tạo: tách rời nhau, xô vào nhau, hút chìm, trượt bằng

+ Hai mảng kiến tạo tách rời nhau xảy ra hiện tượng phun trào măc ma tạo nên các dãy núi ngầm như sống núi giữa Đại Tây Dương được hình thành do sự tách rời giữa mảng Âu - Á và mảng Bắc Mỹ.

 

+ Hai mảng kiến tạo xô vào nhau, làm uốn nếp các lớp đá lên khỏi mặt đất, tạo ra các dãy núi cao (dãy Hi-ma-lay-a được tạo ra do tiếp xúc xô vào nhau giữa mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a và mảng Âu - Á).

+ Khi mảng đại dương chuyển động tiến sát vào mảng lục địa, nó bị hút chìm xuống dưới mảng lục địa, nâng rìa lục địa lên và uốn nếp các lớp đá trầm tích ở đáy đại dương thành các dãy núi ví dụ như dãy Coóc-đi-e (Cordillera) ở Bắc Mỹ.

+ Khi hai mảng gặp nhau rồi dịch chuyển ngang gọi là trượt bằng sẽ tạo nên vết nứt lớn của vỏ Trái Đất dọc theo đường tiếp xúc. Ví dụ như vết nứt tạo nên vịnh Ca-li-phoóc-ni-a (California) giữa mảng Bắc Mỹ và mảng Thái Bình Dương.

10 tháng 1 2023

* Nội dung thuyết kiến tạo mảng

- Thuyết kiến tạo mảng ra đời vào những năm 60 của thế kỉ XX trên cơ sở thuyết “Lục địa trôi” của nhà bác học người Đức A.Về-ghe-ne (Alfred Wegener).

- Dựa vào sự ăn khớp về hình thái bờ biển, địa chất và di tích hóa thạch ở bờ các lục địa, ông cho rằng đại Cổ sinh, trên Trái Đất chỉ có một lục địa thống nhất, sau đó bị tách thành nhiều bộ phận rồi trôi dạt tạo nên các lục địa và đại dương ngày nay.

- Theo thuyết kiến tạo mảng, vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành đã bị gãy vỡ, tách ra thành những mảng cũng gọi là mảng kiến tạo.

* Các mảng kiến tạo lớn của thạch quyển: Mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Âu - Á, châu Phi, Nam Cực, Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a và Thái Bình Dương.

* Giải thích các mảng kiến tạo có thể di chuyển: Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp man-ti và dịch chuyển trên lớp này do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng man-ti trên. Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến tạo có thể tách rời nhau hoặc xô vào nhau.

7 tháng 11 2023

- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa: khí áp, frông, gió, dòng biển và địa hình.

- Khí áp

+ Vùng khí áp thấp thường có lượng mưa lớn, do đây là khu vực hút gió, có không khí ẩm liên tục bốc lên cao, ngưng tụ và tạo thành mây, sinh ra mưa.

+ Vùng khí áp cao có gió thổi đi, không khí không bốc hơi lên được nên mưa rất ít hoặc không mưa.

- Frông

+ Dọc các frông nóng và frông lạnh luôn có tranh chấp giữa các khối không khí đã gây nên các nhiễu loạn không khí, tạo mây và sinh ra mưa.

+ Frông nóng thường có sương mù xuất hiện, gió mạnh và giật từng đợt. Frông lạnh thường có mưa rào, đôi khi có mưa đá, phạm vi mưa hẹp hơn frông nóng.

+ Miền có frông hoặc dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường có mưa nhiều, gọi là mưa frông hoặc mưa dải hội tụ.

- Gió

+ Gió mang hơi nước từ đại dương vào trong lục địa, càng vào sâu trong lục địa thì mưa càng ít. Ở đây, mưa chủ yếu do ngưng kết hơi nước từ sông, hồ, ao hoặc thảm thực vật.

+ Miền nằm trong đới gió Tín phong có mưa ít do gió khô. Miền khí hậu gió mùa thường có mưa nhiều do vào mùa hè có gió thổi từ đại dương vào lục địa.

- Dòng biển

+ Cùng nằm ven bờ đại dương nhưng có nơi mưa ít, có nơi mưa nhiều.

+ Nơi có dòng biển nóng chảy qua thường mưa nhiều vì không khí bốc lên mang nhiều hơi nước, tạo mây gây mưa.

+ Nơi có dòng biển lạnh chảy qua có lượng mưa ít do không khí không bốc lên được nên rất khô hạn.

- Địa hình

+ Địa hình ảnh hưởng nhiều đến phân bố mưa.

+ Sườn đón gió thường mưa nhiều, sườn khuất gió thường mưa ít.

+ Cùng một sườn núi đón gió, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, mưa càng nhiều.

19 tháng 10 2018

- Tiếp xúc tách giãn: Tạo ra các sóng núi ngầm ở đại dương.

- Tiếp xúc dồn ép: Tạo ra các đảo núi lửa, các vực biển sâu

7 tháng 11 2023

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư:

* Các nhân tố kinh tế - xã hội:

- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất nền kinh tế: vai trò quyết định trong sự phân bố dân cư.

Ví dụ: Thành phố Tô-ky-ô (Nhật Bản) là nơi tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp, dịch vụ => thu hút nhiều lao động (dân cư đông đúc).

- Lịch sử khai thác lãnh thổ và chuyển cư:

+ Những khu vực khai thác lâu đời có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác.

Ví dụ: Ở Việt Nam, vùng ĐBSH có lịch sử khai thác lâu đời hơn so với vùng ĐBSCL => dân cư ở vùng ĐBSH đông đúc hơn.

+ Việc chuyển cư với quy mô lớn có tác động nhiều đến sự phân bố dân cư trên thế giới.

Ví dụ: Càng luồng di dân lớn trong lịch sử từ châu Á, châu Âu và châu Phi sang châu Mỹ (sau khi C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ) đã làm thay đổi tỉ trọng dân số của cả châu lục này.

* Các nhân tố tự nhiên

Vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn đến đời sống con người => tác động đến sự phân bố dân cư.

Ví dụ: Khu vực Nam Á có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giàu có, phong phú và đa dạng => dân cư đông bậc nhất thế giới. Ngược lại, khu vực phía bắc Liên bang Nga dân cư thưa thớt do khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt.

14 tháng 12 2022

Kết quả:

- Khi 2 mảng kiến tạo xô vào nhau:

+ Khi 2 mảng lục địa xô vào nhau: hình thành các dãy núi lục địa cao, đồ sộ.

Ví dụ: Dãy Hi-ma-lay-a hình thành do 2 mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-lia và Âu - Á xô vào nhau.

+ Khi 1 mảng đại dương xô húc 1 mảng lục địa: tạo thành các vực biển sâu và dãy núi cao.

Ví dụ: Mảng Na-xca xô húc với mảng Nam Mỹ tạo thành vực biển Pê-ru - Chi-lê và dãy An-đét.

- Khi 2 mảng kiến tạo tách xa nhau: tạo ra vết nứt lớn, macma trào lên tạo thành các dãy núi nằm dọc vết nứt, kèm theo động đất hoặc núi lửa.

Ví dụ: Sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương.

10 tháng 1 2023

* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành tài chính - ngân hàng

- Vị trí địa lí ảnh hưởng đến sự lựa chọn địa điểm hoạt động của các cơ sở giao dịch tài chính - ngân hàng.

- Trình độ phát triển kinh tế và mức sống của người dân ảnh hưởng đến mức độ thực hiện các hoạt động giao dịch tài chính - ngân hàng.

- Sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, đặc điểm về dân số và quần cư góp phần ảnh hưởng đến sự phân bố và quy mô các cơ sở giao dịch tài chính, ngân hàng.

- Các thành tựu khoa học - công nghệ ảnh hưởng đến sự nhanh chóng, chính xác của các dịch vụ tài chính, sự liên kết giữa tài chính - ngân hàng với các ngành kinh tế khác.

- Các chính sách tiền tệ, sự bất ổn về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, dịch bệnh,... có ảnh hưởng đến tình hình phát triển chung của ngành tài chính - ngân hàng.

* Ví dụ

- Chính sách cơ chế covid hỗ trợ vắc-xin, nguồn lực cho các quốc gia nghèo,… từ nguồn ngân sách của ngân hàng thế giới và các nước.

- Sự phát triển của khoa học - công nghệ -> Sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng số, các giao dịch online ngày càng phổ biến,…

3 tháng 2 2023

Biểu hiện của quy luật địa đới:

- Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất: Từ cực Bắc đến cực Nam có 7 vòng đai nhiệt (vòng đai nóng, 2 vòng đai ôn hòa, 2 vòng đai lạnh và 2 vòng đai băng giá vĩnh cửu).

- Các đai khí áp và các đới gió chính:

+ Từ Xích đạo về cực có 7 đai khí áp (đai áp thấp xích đạo, hai đai áp cao cận nhiệt, 2 đai áp thấp ôn đới và 2 đai áp cao địa cực).

+ Mỗi bán cầu, từ Xích đạo về cực đều có 3 đới gió chính (gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới và gió Đông cực).

- Các đới khí hậu: Từ Xích đạo về 2 cực lần lượt có các đới khí hậu xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, cận cực và cực.

- Các kiểu thảm thực vật và các nhóm đất chính:

+ Từ Xích đạo về 2 cực có các kiểu thảm thực vật chính như: rừng nhiệt đới, xích đạo; xavan, cây bụi; thảo nguyên, cây bụi chịu hạn và đồng cỏ núi cao; hoang mạc, bán hoang mạc; rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt; rừng cận nhiệt ẩm; rừng lá rộng và rừng hỗn hợp ôn đới; rừng lá kim; đài nguyên; hoang mạc lạnh.

+ Tương ứng sự phân bố các kiểu thảm thực vật là các nhóm đất chính như: đất đỏ vàng (feralit) và đen nhiệt đới; đất đỏ, nâu đỏ xavan; đất xám hoang mạc, bán hoang mạc; đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm; đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng; đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao; đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới; đất pốtdôn; đất đài nguyên; băng tuyết,…

- Một số thành phần khác cũng thay đổi theo vĩ độ: sự phân bố mưa, sự thay đổi biên độ nhiệt năm trên Trái Đất,…

7 tháng 11 2023

* Tác động của ngành công nghiệp đến môi trường thể hiện rõ ở hai mặt

- Tích cực: tạo ra các máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. 

=> Ví dụ: Tạo ra các loại máy ép bùn trong xử lý nước thải công nghiệp như máy ép bùn khung bản, máy ép bùn băng tải,… Các loại máy lọc không khí của một số hãng như Sharp, Hitachi, Daikin…

- Tiêu cực: 

+ Ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí.

+ Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.

+ Ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng.

+ Tình trạng cạn kiệt một số nguồn tài nguyên thiên nhiên.

=> Ví dụ: Việc phát triển ngành công nghiệp khai khoáng nếu như không được xử lí chất thải đúng quy trình và khai thác có kế hoạch sẽ dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm môi trường: nước, không khí… và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. 

* Cần phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo vì

- Trong quá trình khai thác, vận chuyển và sử dụng các nguồn tài nguyên như dầu mỏ, than, khí đốt sẽ gây ô nhiễm đến môi trường đặc biệt là môi trường nước, không khí… và khai thác với mức độ quá lớn, không có kế hoạch dẫn đến sự cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.

- Ngược lại, các nguồn năng lượng tái tạo như gió, mặt trời và địa nhiệt,… sẽ không cạn kiệt trong quá trình sử dụng, hầu hết các địa phương có sẵn rộng rãi và không gây ô nhiễm môi trường. Việc tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo dẫn đến ít phụ thuộc hơn vào nguồn năng lượng không thể tái tạo như dầu mỏ, than, khí đốt. 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
20 tháng 9 2023

* Tác động của các cuộc phát kiến địa lí đến hoạt động kinh tế và sự tiếp xúc, trao đổi giữa các châu lục:

* Hệ quả của phát kiến địa lí tới châu Phi và châu Mỹ:

+ Nạn buôn bán nô lệ da đen diễn ra.

+ Người bản địa và văn hóa bản địa châu Mỹ bị hủy diệt.

* Việc Magenlan và thủy thủ đoàn đặt chân lên vùng đất Phi lippin nói riêng và châu Á nói chung đã báo trước một thời đại mới của sự chinh phục, của Kitô giáo hóa và chủ nghĩa thực dân. Sau cuộc thám hiểm của Magenlan, nhiều nước phương Tây đã đến châu Á, và biến nơi đây thành thuộc địa trong suốt hai thế kỉ.