Dựa vào hình 19.1 và thông tin trong bài, em hãy nhận xét sự thay đổi dân số thế giới theo không gian và thời gian.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Thời gian bắt đầu và kết thúc bốn mùa ở bán cầu Bắc theo dương lịch
+ Mùa xuân: từ 21/3 (xuân phân) đến 22/6 (hạ chí).
+ Mùa hạ: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).
+ Mùa thu: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí)
+ Mùa đông: từ 22/12 (đông chí) đến 21/3 (xuân phân).
- Sự thay đổi thời tiết trong bốn mùa ở bán cầu Bắc và ngược lại ở bán cầu Nam
+ Mùa xuân: đêm càng ngắn lại, ngày càng dài ra.
+ Mùa hạ: đêm ngắn, ngày dài.
+ Mùa thu: đêm càng dài ra, ngày càng ngắn lại.
+ Mùa đông: đêm dài, ngày ngắn.
- Nguyên nhân do trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời. Nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời và có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều này làm cho thời gian chiếu sáng và lượng bức xạ mặt trời nhận được ở mỗi bán cầu đều thay đổi quanh năm.
- Dân số thế giới tăng liên tục trong giai đoạn 1804 – 2020, đặc biệt giai đoạn 1927 – 2020 dân số tăng lên rất nhanh dẫn đến hiện tượng bùng nổ dân số.
+ Giai đoạn 1804 – 1927, dân số tăng từ 1 tỉ lên 2 tỉ người mất 123 năm.
+ Giai đoạn 1927 – 2020, thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người ngày càng rút ngắn.
- Dân số thế giới giai đoạn 2020 – 2037 sẽ tiếp tục tăng, dự báo sẽ đạt 9 tỉ người vào năm 2037.
Tham khảo
- Nhận xét sự thay đổi về số dân, tỷ lệ gia tăng dân số và cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Nhật Bản giai đoạn 2000 - 2020.
+ Nhật Bản có dân số đông, trong những năm gần đây, dân số của Nhật Bản đang có xu hướng giảm. Từ năm 2000 - 2020, dân số Nhật Bản giảm 0.7 triệu người (từ 126,9 triệu người năm 2000, xuống còn 126,2 triệu người năm 2020).
+ Tỷ lệ gia tăng dân số rất thấp và cũng có xu hướng giảm. Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2020, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Nhật Bản đã giảm 0,48% (từ 0,18% năm 2000, xuống còn -0,3% năm 2020).
- Tỉ lệ một số chất gây ô nhiễm không khí ở châu Âu năm 2019 giảm rất nhiều so với năm 2005, cụ thể:
+ NH3 năm 2019 giảm 8% so với năm 2005.
+ NO2 năm 2019 giảm 42% so với năm 2005.
+ PM2.5 năm 2019 giảm 29% so với năm 2005.
+ SO2 năm 2019 giảm 76% so với năm 2005.
=> Giải thích: do châu Âu đã triển khai các biện pháp nhằm làm giảm lượng phát thải chất gây ô nhiễm không khí.
- Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí ở châu Âu:
+ Giảm sử dụng than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên,… trong sản xuất điện.
+ Làm sạch khí thải nhà máy điện và các nhà máy công nghiệp.
+ Xây dựng các khu phát thải thấp ở các thành phố, sử dụng tiêu chuẩn xe ô tô của châu Âu để hạn chế nguồn khí phát thải.
+ Phát triển nông nghiệp sinh thái giúp giảm thiểu ô nhiếm chất thải của sản xuất nông nghiệp.
+ Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để kiểm soát lượng không khí.
* Nhận xét:
- Sản lượng thuỷ sản khai thác trên thế giới ngày càng tăng, ngư trường khai thác ngày càng được mở rộng. Các nước có sản lượng khai thác thuỷ sản hàng đầu thế giới là Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Pê-ru, Hoa Kỳ, Ấn Độ,...
- Nhiều quốc gia đã chú trọng việc đẩy mạnh nuôi trồng thuỷ sản (nước ngọt, nước lợ, nước mặn). Các nước có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng hàng đầu thế giới là Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Việt Nam, Phi-líp-pin,...
* Giải thích:
- Sản lượng thuỷ sản khai thác trên thế giới ngày càng tăng vì công nghệ khai thác được cải tiến để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
- Nuôi trồng thủy sản được đẩy mạnh vì cần đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hình thức và công nghệ nuôi trồng thuỷ sản ngày càng cải tiến và hiện đại.
* Tình hình phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông trên thế giới
- Tình hình phát triển:
Ngành bưu chính
+ Ngày càng phát triển với nhiều dịch vụ và cách thức chuyển phát mới xuất hiện.
+ Mạng lưới bưu cục và các dịch vụ bưu chính phát triển rộng khắp trên thế giới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Ngành viễn thông
Đang phát triển nhanh chóng dưới tác động của khoa học - công nghệ, trong đó nổi bật nhất là điện thoại và internet.
+ Điện thoại: Phương tiện sử dụng phổ biến nhất thế giới. Hiện nay có hơn 5 tỉ người đang sử dụng điện thoại cá nhân.
Internet: sự ra đời của internet đã tạo ra cuộc cách mạng vĩ đại trong ngành viễn thông thế giới (thúc đẩy quá trình trao đổi thông tin trên toàn cầu, tạo ra thời kì vạn vật kết nối).
- Phân bố:
+ Ngành bưu chính: các nước EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,... có ngành bưu chính phát triển nhất thế giới.
+ Ngành viễn thông: các nước có số lượng thuê bao điện thoại nhiều nhất là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bra-xin, LB Nga,...
* Tỉ lệ dân số sử dụng internet so với tổng dân số ở các quốc gia trên thế giới năm 2020 được chia thành các tỉ lệ sau
- Từ 90% trở lên: tập trung ở Ca-na-đa và một số nước châu Âu như Na Uy, Ai-xơ-len, Đức,…
- Từ 70 - dưới 90%: tập trung ở các nước Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Thổ Nhĩ Kỳ,…
- Từ 50 - dưới 70%: tập trung ở một ít các nước như Cô-lôm-bi-a, An-giê-ri, Ai Cập.
- Đa số các nước Châu Phi và hai quốc gia ở Châu Á là Pa-ki-xtan, Ap-ga-ni-xtan có dưới 20% dân số sử dụng internet.
- Khái niệm: Cơ cấu dân số theo giới trên thế giới có hai cách tính. Một là phân chia tổng dân số thành tỉ lệ giới nam và nữ; hai là tương quan tỉ số giới tính nam so với 100 nữ.
- Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian khác nhau ở từng nước, từng khu vực, châu lục.
+ Các châu lục có nam nhiều hơn nữ năm 2020: châu Á, châu Đại Dương.
+ Các châu lục có nam ít hơn nữ năm 2020: châu Phi, châu Âu và châu Mĩ.
- Vai trò
+ Có vị trí then chốt trong nền kinh tế, tác động mạnh mẽ đến các ngành CN khác.
+ Sản phẩm của công nghiệp điện tử - tin học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
+ Thúc đẩy sự xuất hiện của nhiều ngành có hàm lượng khoa học - kĩ thuật cao.
+ Làm thay đổi cơ bản cơ cấu lao động và trình độ lao động trên thế giới.
- Đặc điểm
+ Là ngành công nghiệp trẻ, phát triển bùng nổ từ năm 1990 trở lại đây.
+ Sản phẩm của công nghiệp điện tử - tin học khá đa dạng (các linh kiện điện tử; máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính, thiết bị truyền thông,…).
+ Yêu cầu nguồn lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, hoạt động sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường.
- Phân bố
+ Phân bố ở hầu hết các nước phát triển và ở nhiều nước đang phát triển.
+ Một số nước phát triển mạnh như Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ,…
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là tổng giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng mà một nền kinh tế tạo ra bên trong một quốc gia, không phân biệt do người trong nước hay người nước ngoài làm ra ở một thời kì nhất định, thường là một năm. GDP thể hiện số lượng nguồn của cải tạo ra bên trong quốc gia và là tiêu chí quan trọng để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế.
- Tổng thu nhập quốc gia (GNI) là tổng thu nhập từ sản phẩm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cuối cùng do công dân một quốc gia tạo ra (bao gồm công dân cư trú trong nước và ở nước ngoài) trong một thời kì nhất định, thường là một năm. Chỉ số GNI thường được sử dụng để đánh giá thực lực kinh tế ở mỗi quốc gia.
- GDP và GNI bình quân đầu người được xác định bằng GDP hoặc GNI chia cho tổng số dân của quốc gia đó ở một thời điểm nhất định.
- GNI bình quân đầu người khác nhau giữa các nước và khu vực.
+ GNI bình quân đầu người cao nhất ở: Bắc Mĩ, đa số châu Âu, Ô-xtrây-li-a, LB Nga,…
+ GNI bình quân đầu người thấp ở một số nước Trung và Nam Phi, Tây Á, Đông Nam Á,…
- Dân số thế giới tăng lên theo thời gian: Năm 2020, dân số thế giới khoảng 7,79 tỉ người, gấp khoảng 3 lần so với năm 1950.
- Dân số giữa các châu lục, các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau:
+ Dân số châu Á luôn đông nhất (năm 2020, chiếm 59,5% dân số thế giới), dân số châu Âu thấp nhất (năm 2002, chỉ chiếm 9,6% dân số thế giới).
+ Năm 2020, có 14 nước đông dân nhất với số dân mỗi nước trên 100 triệu người (chiếm 63,59% dân số thế giới), 33 quốc gia và vùng lãnh thổ với số dân mỗi nước dưới 0,1 triệu người (chỉ chiếm 0, 017% dân số thế giới).
+ Trung Quốc và Ấn Độ là 2 quốc gia đông dân nhất trên thế giới (chiếm 36,17% dân số thế giới).