các bani ơi , văn nghị luận thường nói về cái gì zậy
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Trong cuộc sống có rất nhiều người” công thành doanh toại” nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều người long đong lận đận và chẳng làm được việc gì đáng kể. Tại sao lại như vậy? đó là mục đích sống mỗi người khác nhau. Về điều này nhà văn Pháp Đi- đơ-rô đã từng nói ” Nếu không có mục đích sống anh sẽ không làm được việc gì cả, anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường”.
Trước hết câu nói của nhà văn đề cập đến vấn đề đó là trong công việc, mọi hoạt động của con người, con người phải có mục đích sống và mục đích sống cao đẹp sẽ là nguồn động viên để con người phấn đấu, đạt được kết quả tốt, sống hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Chính vì vậy câu nói của nhà văn Đi – đơ – rô là hoàn toàn đúng.
Muốn hiểu rõ được ý nghĩa của câu nói thì trước hết ta phải hiểu được mục đích sống là gì? ” mục đích” là cái đích mỗi con người đặt ra cho bản thân và luôn quyết tâm đạt được nó. Trong cuộc sống của mỗi người tùy vào con đường lựa chọn để đi đến đích và mục đích đạt được lớn hay nhỏ.
Tại sao chúng ta cần có mục đích sống? Vì: ” mục đích sống” như một động lực giúp ta đạt được cái đích mà mình đã đặt ra, buộc ta phải xác định được cái ta cần và tìm ra một con đường thích hợp nhất để đi đến đích. Như chúng ta đã biết, mục đích tốt luôn luôn có con đường khó đi, nhưng khi ta có mục đích tốt thì sẽ trở thành một người có ích cho gia đình, cho xã hội, và tự tạo cho mình thành người giàu ý chí, nghị lực vươn lên để đạt được ước mơ.
Trong thực tế đã có rất nhiều tấm gương với mục đích sống cao đẹp, trong văn học ta từng bắt gặp những người có mục đích sống cao đẹp như hình ảnh anh thanh niên trong “lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, và nhà thơ Thanh Hải với mục đích sống để cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho mình cho đời, cho dân tộc dù là nhỏ bé nhất, và không thể không kể đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã hi sinh cả cuộc đời mình để giải phóng dân tộc với một câu nói mà ta không thể nào quên: ” Tôi có một ham muốn, một ham muốn tột cùng là làm sao cho đất nước ta lại được tự do nhân dân ta được ấm lo hạnh phúc”.
Là chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần phải làm gì? điều đầu tiên là mỗi chúng ta cần phải biết tìm cho mình lý tưởng sống cao đẹp, phải có mục đích sống rõ ràng, chúng ta đang là học sinh cần cố gắng học tập thật tốt, tham gia các phong trào của trường lớp, của tập thể.
Trái với lý tưởng sống cao đẹp là những người không có mục đích sống hoặ mục đích sống tầm thường. Như một số người chỉ vì mục đích của bản thân chỉ cốt ăn no, ăn ngon, mặc đẹp, sống một cuộc sống an nhàn mà đi theo con đường phạm pháp hoặc dựa vào gia đình mình có tiền. Còn học sinh có những người không có mục đích học tập mà bỏ đi chơi điện tử, khi làm bài kiểm tra thi tìm mọi cách đạt điểm cao như quay cóp, dở vở, dở sách để xem bài… Nếu sống như vậy ta sẽ không làm được việc gì cả và không làm được việc gì cao cả có ích cho mọi người, cho đất nước. Vì vậy, chúng ta hãy phát huy những điểm mạnh và loại bỏ những yếu điểm để có mục đích sống cao đẹp.
Như vậy, sống có mục đích nghĩa là ta đang tự hoàn thiện bản thân và đạt được những thành công trong cuộc sống, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, vì vậy hãy nhớ đến câu nói của nhà văn Đi – đơ – rô : ” Nếu không có mục đích sống anh sẽ không làm được việc gì cả, anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường” là hoàn toàn đúng. Chúng ta hãy tạo cho mình mục đích sống cao đẹp ngay từ hôm nay.
Trong cuộc sống có rất nhiều người” công thành doanh toại” nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều người long đong lận đận và chẳng làm được việc gì đáng kể. Tại sao lại như vậy? đó là mục đích sống mỗi người khác nhau. Về điều này nhà văn Pháp Đi- đơ-rô đã từng nói ” Nếu không có mục đích sống anh sẽ không làm được việc gì cả, anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường”.
Trước hết câu nói của nhà văn đề cập đến vấn đề đó là trong công việc, mọi hoạt động của con người, con người phải có mục đích sống và mục đích sống cao đẹp sẽ là nguồn động viên để con người phấn đấu, đạt được kết quả tốt, sống hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Chính vì vậy câu nói của nhà văn Đi – đơ – rô là hoàn toàn đúng.
Muốn hiểu rõ được ý nghĩa của câu nói thì trước hết ta phải hiểu được mục đích sống là gì? ” mục đích” là cái đích mỗi con người đặt ra cho bản thân và luôn quyết tâm đạt được nó. Trong cuộc sống của mỗi người tùy vào con đường lựa chọn để đi đến đích và mục đích đạt được lớn hay nhỏ.
Tại sao chúng ta cần có mục đích sống? Vì: ” mục đích sống” như một động lực giúp ta đạt được cái đích mà mình đã đặt ra, buộc ta phải xác định được cái ta cần và tìm ra một con đường thích hợp nhất để đi đến đích. Như chúng ta đã biết, mục đích tốt luôn luôn có con đường khó đi, nhưng khi ta có mục đích tốt thì sẽ trở thành một người có ích cho gia đình, cho xã hội, và tự tạo cho mình thành người giàu ý chí, nghị lực vươn lên để đạt được ước mơ.
Trong thực tế đã có rất nhiều tấm gương với mục đích sống cao đẹp, trong văn học ta từng bắt gặp những người có mục đích sống cao đẹp như hình ảnh anh thanh niên trong “lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, và nhà thơ Thanh Hải với mục đích sống để cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho mình cho đời, cho dân tộc dù là nhỏ bé nhất, và không thể không kể đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã hi sinh cả cuộc đời mình để giải phóng dân tộc với một câu nói mà ta không thể nào quên: ” Tôi có một ham muốn, một ham muốn tột cùng là làm sao cho đất nước ta lại được tự do nhân dân ta được ấm lo hạnh phúc”.
Là chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần phải làm gì? điều đầu tiên là mỗi chúng ta cần phải biết tìm cho mình lý tưởng sống cao đẹp, phải có mục đích sống rõ ràng, chúng ta đang là học sinh cần cố gắng học tập thật tốt, tham gia các phong trào của trường lớp, của tập thể.
Trái với lý tưởng sống cao đẹp là những người không có mục đích sống hoặ mục đích sống tầm thường. Như một số người chỉ vì mục đích của bản thân chỉ cốt ăn no, ăn ngon, mặc đẹp, sống một cuộc sống an nhàn mà đi theo con đường phạm pháp hoặc dựa vào gia đình mình có tiền. Còn học sinh có những người không có mục đích học tập mà bỏ đi chơi điện tử, khi làm bài kiểm tra thi tìm mọi cách đạt điểm cao như quay cóp, dở vở, dở sách để xem bài… Nếu sống như vậy ta sẽ không làm được việc gì cả và không làm được việc gì cao cả có ích cho mọi người, cho đất nước. Vì vậy, chúng ta hãy phát huy những điểm mạnh và loại bỏ những yếu điểm để có mục đích sống cao đẹp.
Như vậy, sống có mục đích nghĩa là ta đang tự hoàn thiện bản thân và đạt được những thành công trong cuộc sống, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, vì vậy hãy nhớ đến câu nói của nhà văn Đi – đơ – rô : ” Nếu không có mục đích sống anh sẽ không làm được việc gì cả, anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường” là hoàn toàn đúng. Chúng ta hãy tạo cho mình mục đích sống cao đẹp ngay từ hôm nay.
Bạn tham khảo.
Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích…
Đáp án cần chọn là: D
Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.
- Văn bản nghị luận thường bàn về những hiện tượng (vấn đề) bức thiết của cuộc sống: chính trị, xã hội, văn học, nghệ thuật, triết học, đạo đức,… 1 tư tưởng đạo lí, 1 hiện tượng đời sống.
- Hai hiện tượng (vấn đề) đời sống được bàn trong hai văn bản nghị luận mà em biết:
+ “Xem người ta kìa!”: Cái riêng biệt của mỗi người cần được hòa nhập với cái chung của mọi người.
+ “Hai loại khác biệt”: Phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.
Hai hiện tượng (vấn đề) đời sống được bàn trong hai văn bản nghị luận mà em biết:
- Xem người ta kìa!: Cái riêng biệt của mỗi người cần được hòa nhập với cái chung của mọi người.
- Tiếng cười không muốn nghe: Nhạo báng, chê bai người khác là một thói hư, tật xấu cần được sửa chữa trong xã hội.
Mỗi chúng ta không phải đều được tạo nên từ những phần tươi đẹp, có những góc tối u ám mà mỗi người luôn cố gắng khắc phục. Và có lẽ, hai chữ “đố kỵ” là điều mà không ai mong muốn nhưng nó lại luôn hiện hữu mạnh mẽ trong ta. Trong bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học, ông đã viết “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ”. Dù bức thư đã được viết hơn 200 năm trước nhưng dường như lời nhắn gửi của ông vẫn còn vẹn nguyên giá trị. “Đố kỵ” là một thói xấu phổ biến trong xã hội. Đó là cảm giác ghen ghét, hậm hực, uất ức trước sự thành công, trước sự uy việt hoặc trước uy tín của người khác. Nhà văn Tạ Duy Anh đã nói “thói ghen tị là một thuộc tính của con người – luôn luôn ẩn náu trong chúng ta và luôn luôn chờ thời cơ để nhảy bổ vào chi phối những suy nghĩ, ứng xử, hành động của ta…cái con rắn ghen tức, đố kị sẽ tìm cách khuất phục lý trí để ngóc đầu dậy tác oai tác quái”. Như vậy, tổng thống Lincoln không chỉ muốn nhắn gửi đến sự giáo dục – hãy dạy trẻ em tránh xa góc tối đố kỵ đó mà còn hướng đến tất cả mọi người, chúng ta cần chung tay để loại bỏ nó. Sự đố kỵ bắt nguồn từ đâu. Nó sẽ xuất hiện khi ta thấy xấu hổ bởi không thành công hay có được điều gì đó như những người khác. Nó cũng len lỏi khi ta muốn sở hữu thành công, danh vọng,…nhưng lại không chịu cố gắng, không học tập. Đã biết bao câu chuyện về sự đố kỵ. Trong truyện cổ tích “Sọ Dừa”, hai cô chị vì ghen ghét, đố kỵ với em lấy được Sọ Dừa – khi chàng đã trở nên khôi ngô mà hãm hại chính em gái ruột của mình. Nhưng rồi chính họ lại phải gánh chịu hậu quả. Hay như sự việc, một loạt những “anh hùng bàn phím” đã ra sức để chỉ trích, bôi nhọ MC Phan Anh khi anh có được sự tin cậy của đông đảo người dân để đóng góp vào quỹ từ thiện của mình. Đố kỵ gây ra vô vàn những hậu quả. Đối với cá nhân, nó làm thui chột những tình cảm tốt đẹp, nhiều mối quan hệ thiêng liêng, làm cho con người trở nên nhạt nhẽo, tầm thường, thậm chí độc ác, ích kỉ. Đối với xã hội, nó kìm hãm tài năng, cản trở phát triển hay kéo lùi sự phát triển của lịch sử. Trong quá trình học tập và rèn luyện để hoàn thiện nhân cách của mình, chúng ta phải dũng cảm, phải kiên quyết loại bỏ thói ghen tị “Đừng để cho con rắn ghen tị luồn vào trong tim. Đó là một con rắn độc, nó gặm mòn khối óc và làm đồi bại trái tim” (Ét-môn-đô A-mi-xi). Thay vì ghen ghét, hãy coi thành công của người khác là tấm gương để chúng ta học tập, noi theo, phấn đấu. Cuộc sống sẽ rạng rỡ, tươi đẹp hơn nếu không còn sự hiện hữu của “đố kỵ”.
nói về cái vấn đè cần đuyọc cứng minh hoặc giải thích hoặc bình luân ,v.v....
chúng ta sẽ thường thấy các văn bản nghị luận trong đời sống như : bài bình luận bóng đá, bài giải thích về hiện tượng thời tiết , bài chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ hay giải thích về việc mình về nhà muộn cho mẹ nghe cũng được coi là văn nghĩ luận v.v...