Viết bài văn trình bày ý kiến của em về ý nghĩa của việc khôi phục những trò chơi dân gian trong trường học .
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xã hội càng ngày càng phát triển , các trò chơi điện tử , truyện tranh, Ti-Vi, mạng xã hội, ... đã lấy đi các niềm vui , gần gũi ,... của các trò chơi dân gian chính vì thế mà nhiều trò chơi dân gian đang dần biến mất trong đời sống. Những ngày gần đây , việc phục hồi một số trò chơi dân gian đang được mạng xã hội và mọi người quan tâm , khôi phục . Các trò chơi dân gian đã góp phần hình thành nên một phương pháp giáo dục thông minh hơn, nó giúp cho học sinh không những tiếp thu bài học nhanh hơn mà còn giúp trẻ tránh xa được các trò chơi điện tử như: game, trò chơi bạo lực, trò chơi kinh dị…Các trò chơi dân gian như bịt mắt bắt di, mèo đuổi chuột, cướp cờ.. đã được tổ chức cho thanh thiếu niên trong các dịp tết trung thu, cắm trại... và thu hút nhiều người chơi đặc biệt là trẻ em . Tuy nhiên những trò chơi này đang dần phổ biến khôi phục lại những trò chơi dân gian, tạo sức hút cho giới trẻ để mang lại những sân chơi hữu ích . Việc khôi phục lại những trò chơi dân gian nhằm giúp trẻ thời nay tránh những thiết bị điện tử để tránh ảnh hưởng đến sau này. Trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi cho trẻ mà nó còn chứa đựng văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo. Trò chơi dân gian không những nâng cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả tư duy, sáng tạo, khéo léo mà còn giúp trẻ hiểu tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước…Những trò chơi đơn giản, âm điệu vui tươi, sống động nhí nhảnh gần gũi với cuộc sống giúp trẻ thêm hào hứng học tập và sống hồn nhiên hơn. Mặt khác các trò chơi dân gian thường diễn ra ngoài trời sẽ đưa trẻ gần với thiên nhiên hơn, trẻ có nhiều cơ hội tìm hiểu, quan sát về môi trường tự nhiên hơn. Chơi điện tử tuy giải tỏa căng thẳng nhưng phần lớn chơi điện tử mang lại cho trẻ em bị nghiện , áp lực , ám ảnh và có các hành động lặp lại như trong game hoặc mạng xã hội . Để làm cho trẻ thực sự yêu thích các trò chơi dân gian, phải lựa chọn trò chơi hợp lý, phù hợp với lứa tuổi và đặc điểm riêng của học sinh trường mình. Không nên chỉ phổ biến suông mà cần khéo léo biến trò chơi thành các cuộc thi nhỏ mang tính chất vô tư, hồn nhiên, không căng thẳng và có sự động viên, khích lệ kịp thời.Trò chơi dân gian đã từng là trang ký ức đậm nét về quê hương làng xóm trong mỗi tâm hồn con người Việt Nam. Những tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ, tiếng cót két, cọt kẹt của chiếc võng đưa nôi trong những trưa hè râm ran tiếng ve có lẽ trẻ con thời nay không có cơ hội được cảm nhận, thay vào đó là những hình ảnh siêu nhân, trò chơi game, trò chơi điện tử thông qua ti vi, iPad, điện thoại…
Từ thực tế ấy việc phục hồi, bảo tồn và phát huy các giá trị của trò chơi dân gian đã được không ít người quan tâm đến nó .thông qua các hoạt động học, hoạt động vui chơi và đặc biệt đã xây dựng trò chơi dân gian thành 1 chuyên đề không những giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc của con người Việt nam.
#chucbanhoctot.cho mình 1 tick nha
tham khảo
Trong các ngày hội, ngày Tết, ông cha ta đã sáng tạo ra rất nhiều trò chơi như: Ðánh đu, kéo co, bịt mắt bắt dê, vật, đánh cờ tướng, hô bài chòi... Ðồng bào các dân tộc thiểu số cũng có các trò chơi khá phong phú như: Ném còn, đẩy gậy, đi cà kheo... Trò chơi dân gian mang tính giải trí lành mạnh, rèn luyện thể lực, kích thích trí thông minh, tài khéo léo của con người, mang tính cộng đồng rất cao, lôi cuốn mọi người cùng vui chơi và ai cũng có thể tham gia.Có những trò chơi đạt tới trình độ nghệ thuật, mang tính thẩm mỹ cao. Trò chơi đánh đu đã có một thời thu hút rất đông nam thanh, nữ tú. Trên chiếu đu, đôi trai gái cùng nhún rất nhịp nhàng và chiếc đu được đẩy lên cao dần cùng tà áo dài của cô gái tung bay trước gió tạo thành hình ảnh đẹp và thơ mộng. Trò chơi ném còn với quả còn nhiều mầu sắc được tung lên không trung qua bàn tay khỏe khoắn, khéo léo của các chàng trai, cô gái tìm cách lọt qua chiếc vòng trên ngọn cây nêu gây hồi hộp, hấp dẫn. Những bộ môn nghệ thuật dân tộc độc đáo như múa rối nước, bài chòi cũng khởi đầu từ trò chơi dân gian.Trong cuộc sống hôm nay, với sự phát triển của công nghệ giải trí, nhiều khi trò chơi dân gian bị lãng quên. Trẻ em không còn say mê với các trò kéo co, nhảy dây, ô ăn quan, rồng rắn lên mây nữa mà hướng đến các trò chơi hiện đại. Phải nói, các trò chơi hiện đại rất hấp dẫn bởi tính mới lạ, muôn màu vẻ, do công nghệ máy móc đem lại. Nhưng rồi dần dần nó cũng bộc lộ những hạn chế và tác hại. Nhiều trẻ em nghiện trò chơi điện tử vừa tổn hại sức khỏe, vừa ảnh hưởng xấu tới học tập và tư cách đạo đức. Những trò chơi mang tính bạo lực đang "đầu độc" lớp trẻ, mang đến hậu quả khôn lường. Cho nên bên cạnh việc tổ chức quản lý tốt các trò chơi hiện đại, công nghệ giải trí phát triển lành mạnh thì việc phục hồi các trò chơi dân gian có ý nghĩa sâu sắc. Khi cùng hướng tới mục tiêu giải trí lành mạnh thì trò chơi hiện đại và trò chơi dân gian không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau làm cho sân chơi giải trí càng phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu vui chơi của mọi tầng lớp nhân dân. Trò chơi dân gian cứ lùi khuất dần về quá khứ không phải vì nó cổ và kém hấp dẫn mà cái chính là do chưa được quan tâm phục hồi và phát huy trong cuộc sống hiện đại. Thế hệ trước được vui chơi các trò chơi dân gian nay đã cao tuổi, còn lớp trẻ, nhất là trẻ em rất ít khi được tiếp xúc với trò chơi dân gian, có nhiều em không hình dung nổi trò chơi đó diễn ra như thế nào. Nếu trò chơi dân gian được thường xuyên tổ chức thì đâu đến nỗi xảy ra tình trạng như vậy. Thực tế cho thấy một số nơi khi khôi phục lại các trò chơi dân gian được rất đông người, nhất là trẻ em hưởng ứng, thích thú.
Muốn phục hồi trò chơi dân gian, trước hết cần sự quan tâm của chính quyền các địa phương với nhận thức công việc này góp phần chấn hưng văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở cần đưa nó vào chương trình hoạt động của nhà văn hóa, trung tâm văn hóa một cách bài bản, thường xuyên. Ðầu tư cho trò chơi dân gian không cần nhiều chi phí tốn kém. Chỉ cần vài cây tre là có thể trồng được một cây đu, chỉ cần một khoảng đất trống là có thể tạo ra một sới vật hoặc trồng một cây nêu để ném còn... Ở vùng nông thôn, miền núi, khi kinh tế chưa dồi dào, khi trò chơi hiện đại chưa xuất hiện nhiều thì việc phục hồi trò chơi dân gian là rất cần thiết để sinh hoạt văn hóa cộng đồng phát triển. Tết cổ truyền là dịp tốt để phục hồi các trò chơi dân gian không những làm cho không khí ngày Tết sôi nổi, vui tươi mà còn tạo ra những nét đẹp văn hóa của dân tộc.
* Đoạn văn mẫu tham khảo:
Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những trách nhiệm của mỗi công dân. Và thế hệ trẻ - “mùa xuân của đất nước”, là những người tiên phong trong công cuộc ấy hiện nay. Giữ gìn bản sắc văn hóa chính là bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của quốc gia, dân tộc. Điều đó thể hiện tình yêu quê hương, tinh thần tự tôn dân tộc, ý thức rõ ràng về độc lập chủ quyền của đất nước. Trong thời đại công nghệ phát triển, xu thế toàn cầu hóa ngày một mạnh mẽ thì việc bảo vệ truyền thống của dân tộc trên nhiều bình diện càng cần được quan tâm. Là những con người giàu sức trẻ, nhiệt huyết và tinh thần sáng tạo, các bạn trẻ có rất nhiều cách để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Những sản phẩm nghệ thuật của âm nhạc, hội họa, điện ảnh,…được những nghệ sĩ trẻ kết hợp hài hòa giữa hiện đại và truyền thống. Thị hiếu công chúng cũng ngày càng mặn mà với những sản phẩm lấy cảm hứng từ chất liệu văn hóa dân gian. Không chỉ vậy, các bạn trẻ còn biết tận dụng thế mạnh về ngoại ngữ của mình để giới thiệu cho bạn bè quốc tế những nét đẹp về con người, cảnh quan, ẩm thực Việt. Ta có thể kể đến Vàng Thị Dế - cô gái người Mông đã lan tỏa vẻ đẹp của vải lanh đến với đồng bào cả nước và bạn bè thế giới. Vải lanh vốn được dệt thủ công từ cây lanh, là sản vật của đồng bào người Mông ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Khi xuống Thủ đô học Đại học, Dế đã chăm chỉ tìm tòi, tự lập website và fanpage về vải lanh của riêng mình. Tấm vải quý giá nay không chỉ xuất hiện trên trang phục của người phông mà còn được thiết kế thành túi, khăn, áo,… rất dễ ứng dụng trong đời sống hằng ngày. Sự sáng tạo hài hòa giữa truyền thống và hiện đại này đã thu hút người mua. Từ đó, Dế đã giúp nhiều gia đình Mông tăng thêm thu nhập. Nét đẹp núi rừng Việt Nam cũng được đi xa hơn, được nhiều du khách yêu thích. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận những người trẻ có tư tưởng sính ngoại, coi thường văn hóa truyền thống. Hoặc, có những người lại có quan điểm sai lệch về bảo tồn văn hóa, cố thủ sự lạc hậu. Đây đều là những hiện tượng cần loại trừ. Hai tiếng “Bản sắc” chính là chìa khóa để phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, là dấu “vân tay” nhận diện mỗi chúng ta. Chính vì vậy, hãy sử dụng tài năng, sức trẻ và mọi cơ hội để bảo tồn và phát huy truyền thống văn hiến ngàn đời.
Tham khảo:
Tập trung là khả năng để hướng trực tiếp sự chú ý đến một tư tưởng duy nhất hay một đối tượng hoặc một việc đang làm như là đọc sách, nghe nhạc, rửa bát, chuyện trò hay giải quyết vấn đề chuyên môn, nghề nghiệp. Song song với sự tập trung là sự loại bỏ hoàn toàn những đối tượng khác ra khỏi nhận thức. Có thể coi tập trung là một sự lựa chọn, ta chọn điều này đồng nghĩa với việc ta loại bỏ những thứ còn lại. Và việc hoàn toàn tập trung giống như là bạn hoàn toàn lựa chọn một thứ và không vấn vương đến lựa chọn khác nữa. Chắc hẳn các bạn đều đã từng làm thí nghiệm này, đó là lấy một kính hội tụ (gương lồi) đốt cháy một mảnh giấy khi ánh sáng của mặt trời được tập trung trên nó. Lửa chỉ có thể bùng lên khi tia nắng được hội tụ trên một điểm nhỏ. Khi kính hội tụ bị dời đi xa quá hay gần quá mảnh giấy, tia sáng không thể tập trung đủ và không có điều gì xảy ra. Kinh nghiệm này diễn tả một cách rõ ràng năng lực của tập trung. Sự tập trung đầu óc là thành phần quan trọng cấu thành trí tuệ của chúng ta, bởi nếu không có nó thì sự phát triển bản thân mỗi con người rất khó có thể được thực hiện. Có thể coi năng lực tập trung là năng lực cơ bản nhất của não bộ, là nền tảng để ta thực hiện các năng lực khác như ghi nhớ, quan sát, tư duy, giải quyết vấn đề, phán đoán nhanh nhạy… Nó hỗ trợ trong việc nghiên cứu và thấu hiểu nhanh hơn, cải thiện trí nhớ, và giúp cho việc chú tâm trên bất cứ nhiệm vụ, công việc, hành vi hay mục tiêu nào, và đạt đến những điều ấy một cách dễ dàng hơn và hiệu quả hơn.
Trong cuộc sống, học tập chính là việc làm quan trọng không thể thiếu và chính là động lực để cho con người phát triển bản thân và bắt kịp xu thế xã hội. Thật vậy, việc học mang đến nhiều lợi ích cho con người vì chúng ta học thêm thứ gì thì chúng ta lại càng vững vàng hơn trong cuộc sống của chính bản thân mình. Đầu tiên, việc học thêm tri thức sẽ trang bị cho chúng ta những kiến thức về một lĩnh vực nào đó. Ngoài việc học trên trường, con người có thể học ở nhiều nguồn. Học ở sách vở, học ở bạn bè, học từ internet,. . . Những kiến thức ấy áp dụng được vào đời sống hàng ngày sẽ trở thành vốn tri thức của chính chúng ta, đặc biệt là trong thời đại công nghệ phát triển nhanh như hiện nay thì việc tiếp cận với tri thức tiến bộ của nhân loại lại càng cần thiết hơn nữa. Thứ hai, việc học những kỹ năng làm việc chính là yếu tố then chốt giúp chúng ta trở thành những người thành công và công dân toàn cầu trong tương lai. Thành công của một người chỉ dựa vào 25% là kiến thức chuyên môn, còn lại là kỹ năng mềm. Ngày nay, chúng ta cần những kĩ năng như: làm việc nhóm, quản lí thời gian, thuyết trình,. . . để bứt phá trong công việc. Cuối cùng, việc học những đạo đức và lối ứng xử trong cuộc sống chính là việc mà chúng ta cần học. Học những phép ứng xử văn minh để có được phép ứng xử, cách giao tiếp lôi cuốn, dễ mến. Tóm lại, việc học mang đến rất nhiều lợi ích cho con người và là việc làm mà con người bắt buộc phải làm trong đời.
Bạn tham khảo nha:
Trong các ngày hội, ngày Tết, ông cha ta đã sáng tạo ra rất nhiều trò chơi như: Ðánh đu, kéo co, bịt mắt bắt dê, vật, đánh cờ tướng, hô bài chòi... Ðồng bào các dân tộc thiểu số cũng có các trò chơi khá phong phú như: Ném còn, đẩy gậy, đi cà kheo... Trò chơi dân gian mang tính giải trí lành mạnh, rèn luyện thể lực, kích thích trí thông minh, tài khéo léo của con người, mang tính cộng đồng rất cao, lôi cuốn mọi người cùng vui chơi và ai cũng có thể tham gia.Có những trò chơi đạt tới trình độ nghệ thuật, mang tính thẩm mỹ cao. Trò chơi đánh đu đã có một thời thu hút rất đông nam thanh, nữ tú. Trên chiếu đu, đôi trai gái cùng nhún rất nhịp nhàng và chiếc đu được đẩy lên cao dần cùng tà áo dài của cô gái tung bay trước gió tạo thành hình ảnh đẹp và thơ mộng. Trò chơi ném còn với quả còn nhiều mầu sắc được tung lên không trung qua bàn tay khỏe khoắn, khéo léo của các chàng trai, cô gái tìm cách lọt qua chiếc vòng trên ngọn cây nêu gây hồi hộp, hấp dẫn. Những bộ môn nghệ thuật dân tộc độc đáo như múa rối nước, bài chòi cũng khởi đầu từ trò chơi dân gian.
Trong cuộc sống hôm nay, với sự phát triển của công nghệ giải trí, nhiều khi trò chơi dân gian bị lãng quên. Trẻ em không còn say mê với các trò kéo co, nhảy dây, ô ăn quan, rồng rắn lên mây nữa mà hướng đến các trò chơi hiện đại. Phải nói, các trò chơi hiện đại rất hấp dẫn bởi tính mới lạ, muôn màu vẻ, do công nghệ máy móc đem lại. Nhưng rồi dần dần nó cũng bộc lộ những hạn chế và tác hại. Nhiều trẻ em nghiện trò chơi điện tử vừa tổn hại sức khỏe, vừa ảnh hưởng xấu tới học tập và tư cách đạo đức. Những trò chơi mang tính bạo lực đang "đầu độc" lớp trẻ, mang đến hậu quả khôn lường. Cho nên bên cạnh việc tổ chức quản lý tốt các trò chơi hiện đại, công nghệ giải trí phát triển lành mạnh thì việc phục hồi các trò chơi dân gian có ý nghĩa sâu sắc. Khi cùng hướng tới mục tiêu giải trí lành mạnh thì trò chơi hiện đại và trò chơi dân gian không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau làm cho sân chơi giải trí càng phong phú và đa dạng, đáp ứng nhu cầu vui chơi của mọi tầng lớp nhân dân. Trò chơi dân gian cứ lùi khuất dần về quá khứ không phải vì nó cổ và kém hấp dẫn mà cái chính là do chưa được quan tâm phục hồi và phát huy trong cuộc sống hiện đại. Thế hệ trước được vui chơi các trò chơi dân gian nay đã cao tuổi, còn lớp trẻ, nhất là trẻ em rất ít khi được tiếp xúc với trò chơi dân gian, có nhiều em không hình dung nổi trò chơi đó diễn ra như thế nào. Nếu trò chơi dân gian được thường xuyên tổ chức thì đâu đến nỗi xảy ra tình trạng như vậy. Thực tế cho thấy một số nơi khi khôi phục lại các trò chơi dân gian được rất đông người, nhất là trẻ em hưởng ứng, thích thú.
Muốn phục hồi trò chơi dân gian, trước hết cần sự quan tâm của chính quyền các địa phương với nhận thức công việc này góp phần chấn hưng văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở cần đưa nó vào chương trình hoạt động của nhà văn hóa, trung tâm văn hóa một cách bài bản, thường xuyên. Ðầu tư cho trò chơi dân gian không cần nhiều chi phí tốn kém. Chỉ cần vài cây tre là có thể trồng được một cây đu, chỉ cần một khoảng đất trống là có thể tạo ra một sới vật hoặc trồng một cây nêu để ném còn... Ở vùng nông thôn, miền núi, khi kinh tế chưa dồi dào, khi trò chơi hiện đại chưa xuất hiện nhiều thì việc phục hồi trò chơi dân gian là rất cần thiết để sinh hoạt văn hóa cộng đồng phát triển. Tết cổ truyền là dịp tốt để phục hồi các trò chơi dân gian không những làm cho không khí ngày Tết sôi nổi, vui tươi mà còn tạo ra những nét đẹp văn hóa của dân tộc.
Hiện nay với xã hội ngày càng tiên tiến, phát triển. Con người này càng phụ thuộc vào internet. Có thể nói internrt luông song song với ta. Giới trẻ hiện nay chỉ mê mẩn các trò chơi trên mạng, game online.Cả ngày chỉ ôm máy tính, điện thoại.Các trò chơi dân gian dần đi vào quên lạng, chỉ còn là kí ức. Hiện nay để các trò chơi dân gian đến gần với giới trẻ, trò chơi dân gian đã được lồng ghép trong nhà trường. Việc trò chơi dân gian xuất hiện trong nhà trường sẽ giúp cho học sinh rè luyện được nhiều đức tính, kĩ năng xã hội, cũng là cách giải trí lành mạnh. Tăng tính đoàn kết, là cơ hội hết giao thêm nhiều bạn bè mới mà không nhờ mạng xã hội. Từ đó tạo nên một môi trường lành mạnh.
bạn học chương trình gì trong trương trình của mình văn không có bài này nên chỉ biết thế này thôi. thông cảm THANK