K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2023

- Trong nông nghiệp: chính sách “ngụ binh ư nông”. Binh lính thay nhau về làm ruộng, có tác dụng phát triển sản xuất nông nghiệp, sức lao động không bị thiếu. Binh sĩ thay nhau nghỉ 1 tháng 1 lần về cày ruộng tự cấp. 

- Chú trọng việc trị thủy, đắp đê, nhất là vùng châu thổ sông Hồng.

=> Nước Đại Việt có thế đứng và phát triển khá vững chắc, đời sống nhân dân tương đối ổn định. 

- Thủ công nghiệp thời Lý là bộ phận kết hợp với nông nghiệp, được làm trong các hộ gia đình, chủ yếu đáp ứng nhu cầu của sản xuất tiểu nông.

- Hoạt động buôn bán trong nước thuận lợi. 

- Ngoại thương: chỉ cho phép thương nhân nước ngoài buôn bán ở một số điểm nhất định, chịu sự kiểm soát của triều đình.

23 tháng 10 2016

Trong nước, mặc dù các vị Hoàng đế đều sùng bái Phật giáo nhưng ảnh hưởng của Nho giáo cũng rất cao với việc mở các trường đại học đầu tiên là Văn miếu (1070) và Quốc tử giám (1076) và các khoa thi để chọn người hiền tài không có nguồn gốc xuất thân là quý tộc ra giúp nước. Khoa thi đầu tiên được mở vào năm 1075, và Trạng nguyên đầu tiên là Lê Văn Thịnh. Về thể chế chính trị, đã có sự phân cấp quản lý rõ ràng hơn và sự cai trị đã dựa nhiều vào pháp luật hơn là sự chuyên quyền độc đoán của cá nhân. Sự kiện nhà Lý chọn thành Đại La làm kinh đô, đổi tên thành Thăng Long (昇龍) đã đánh dấu sự cai trị dựa vào sức mạnh kinh tế và lòng dân hơn là sức mạnh quân sự để phòng thủ như các triều đại trước. Những danh thần như Lê Văn Thịnh, Bùi Quốc Khái, Doãn Tử Tư, Đoàn Văn Khâm, Lý Đạo Thành, Tô Hiến Thành,...đã góp sức lớn về văn trị và chính trị, tạo nên một nền văn hiến rực rỡ của triều đại nhà Lý.

20 tháng 12 2020

Chính sách kinh tế mới (NEP) do Lê-nin đề xướng, bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp và tiền tệ.

* Trong nông nghiệp: Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực.

* Trong công nghiệp:

- Tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân) có sự kiểm soát của Nhà nước.

- Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.

- Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương.

- Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp, phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động.

* Trong thương nghiệp và tiền tệ:

- Tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn.

- Năm 1924, phát hành đồng rúp mới.

⟹ Bằng việc thực hiện Chính sách kinh tế mới, chỉ sau một thời gian ngắn, nền kinh tế quốc dân của nước Nga Xô viết đã có những chuyển biến rõ rệt.

4 tháng 3 2022

em tham khảo mạng :

- Đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng diện tích sản xuất.

- Đặc biệt quan tâm đến vấn đề trị thủy:

+ Nhà nước cho đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh ngòi.

+ Hạ lệnh cho các lộ đắp đê từ đầu nguồn đến của biển đề phòng nước sông lên to, gọi là đê Đỉnh nhĩ.

Đặt chức quan Hà đê sứ trông coi, đốc thúc việc đắp đê, chỗ nào đắp vào ruộng đất của dân sẽ tính tiền trả lại.

=> Nhờ những chủ trương, biện pháp trên mà nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển. Là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.



Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/nha-tran-da-lam-nhung-gi-de-phuc-hoi-va-phat-trien-kinh-te-c82a13741.html#ixzz7MZP3LIly

4 tháng 3 2022

tham khảo :
 Các triều đại Lý , Trần và Lê Sơ đã thực hiện những chính sách gì về nông nghiệp?
=> 
* Nhà Trần đã thực hiện những chủ trương, biện pháp nhằm phục hồi và phát triển kinh tế như:

* Về nông nghiệp:

- Đẩy mạnh công cuộc khẩn hoang, mở rộng diện tích sản xuất.

- Đặc biệt quan tâm đến vấn đề trị thủy:

+ Nhà nước cho đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh ngòi.

+ Hạ lệnh cho các lộ đắp đê từ đầu nguồn đến của biển đề phòng nước sông lên to, gọi là đê Đỉnh nhĩ.

Đặt chức quan Hà đê sứ trông coi, đốc thúc việc đắp đê, chỗ nào đắp vào ruộng đất của dân sẽ tính tiền trả lại.

=> Nhờ những chủ trương, biện pháp trên mà nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển. Là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.

* Về thủ công nghiệp:

- Những nghề thủ công truyền thống như: làm gốm, dệt, đúc đồng, làm giấy, khắc ván in,… tiếp tục được duy trì và phát triển.

- Các xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm, dệt vải, chế tạo vũ khí. Ở làng xã, nghề thủ công được chú trọng.

* Về thương nghiệp:

- Vua Trần cho lập nhiều chợ làng, chợ xã để nhân dân có nơi tụ họp buôn bán.

- Các hoạt động buôn bán với thương nhân nước ngoài cũng phát triển, nhiều của biển trở thành nơi buôn bán tấp nập: Hội Thống (Hà Tĩnh), Hội Triều (Thanh Hóa), Vân Đồn (Quảng Ninh),…

=> Kết quả: Làm cho kinh tế nhanh chóng được phục hồi và phát triển, tạo điều kiện để củng cố quốc phòng toàn dân. Nhân dân, nhất là nông dân tin tưởng vào nhà nước thời Trần.

 

 

6 tháng 12 2016

2.- Từ cuối thế kỉ 12, nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa doạ. Kinh tế khủng hoảng, mất mùa, nông dân li tán. Một số thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn.
- Tháng 12 năm Ất Dậu (đầu năm 1226), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.

 



 

6 tháng 12 2016

3.-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.

Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.

 

6 tháng 5 2023

-Tích cực :cuộc khai thác của Pháp làm suất hiện nền công nghệ thuộc địa mang yếu tố thực dân thành thị theo hướng hiện đại ra đời.

-tiêu cực :một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác thuộc địa là vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương.

=> Do vậy tài nguyên thiên nhiên bị khai thác phùng phiệt, nông nghiệp dậm chân tại chỗ,  công nghiệp phát triển nhỏ giọt.

=>Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ ,lạc hậu và phụ thuộc.

 

Chính sách kinh tế của Pháp là 1 chính sách thâm độc nhằm chia rẽ dân tộc và khiến kinh tế nước ta què quặt phát triển ko cân xứng và phụ thuộc vào Pháp