Khai thác tư liệu 2, 3, em hãy rút ra điểm chung về tinh thần chiến đầu của vua tôi nhà Trần.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tình yêu nước: Vua nhà Trần luôn coi việc bảo vệ đất nước là trên hết, tình yêu nước đã trở thành động lực để ông và quân đội chiến đấu.
Kiên cường, quyết tâm: Trong suốt cuộc kháng chiến, vua nhà Trần luôn giữ vững tinh thần kiên cường, quyết tâm không sợ khó khăn và cam kết đánh bại quân Mông-Nguyên.
Sáng tạo, linh hoạt: Vua nhà Trần luôn tìm cách sáng tạo, linh hoạt trong chiến thuật và tổ chức quân đội để đối phó với quân Mông-Nguyên.
Tôn trọng quân đội: Vua nhà Trần luôn tôn trọng và quan tâm đến quân đội, đặc biệt là tinh thần và sức khỏe của các chiến sĩ.
Tinh thần đoàn kết: Vua nhà Trần luôn khuyến khích tinh thần đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng miền để đoàn kết chống lại quân Mông-Nguyên.
Khi quân Mông - Nguyên tràn vào nước ta , lo nghĩ trước sức mạnh của quân xâm lược , vua Trần đã hỏi Trần Thủ Độ nên đánh hay nên hòa . Trần Thủ Độ khảng khái trả lời : " Đầu thần còn chưa rơi xuống đất , xin bệ hạ đừng lo ".
Với ý chí quyến chiến đánh giặc đã đc toàn dân hưởng ứng . Trần Hưng Đạo người đã chỉ huy của cuộc kháng chiến và các chiến sĩ đã tự khắc vào cánh tay hai chữ : " Sát Thát " giết giặc Mông Cổ .
Điểm chung về tinh thần chống giặc ngoại xâm của vua quan và nhân dân nhà Trần đó là: tất cả vua quan, cùng toàn bộ nhân dân nhà Trần đều chung một lòng quyết tâm chống giặc ngoại xâm, quyết không đầu hàng địch.
Tham khảo:
- Biểu hiện của tinh thần đoàn kết toàn dân trong các cuộc kháng chiến:
+ Đoàn kết trong nội bộ triều đình. Ví dụ: để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1285, nhà Trần đã tổ chức Hội nghị Bình Than (năm 1282), triệu tập các vương hầu, quý tộc, tướng lĩnh để bàn kế sách đánh giặc,...
+ Đoàn kết giữa triều đình với nhân dân. Ví dụ: trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược năm 1285, nhà Trần đã triệu tập hội nghị Diên Hồng để củng cố quyết tâm và tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa triều đình với nhân dân cả nước.
+ Đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân, giữa nhân dân các vùng, miền trong cả nước. Ví dụ: cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý có sự tham gia tích cực của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng biên giới phía Bắc Đại Việt, với các anh hùng tiêu biểu như: Tôn Đản (người dân tộc Nùng), Thân Cảnh Phúc (người dân tộc Tày),...
Tham khảo:
- Câu nói của Hồ Nguyên Trừng cho thấy: sự ủng hộ của nhân dân và tinh thần đoàn kết trong toàn dân là nhân tố quan trọng, quyết định sự thành công của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ hoặc giành lại độc lập dân tộc.
=> Bài học lịch sử rút ra là: trong quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, chúng ta phải luôn chú trọng đến việc tăng cường và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Cách kết thúc cuộc kháng chiến của Lý Thường Kiệt:
- Đuổi được quân Tống về nước. Bảo vệ được nền độc lập dân tộc.
- Đảm bảo được mối quan hệ bang giao hòa hiếu của hai nước sau chiến tranh. Không làm tổn hại đến danh dự của nhà Tống. Đảm bảo hòa bình lâu dài.
- Lý Thường Kiệt đề nghị giảng hòa qua đó ta thấy được Lý Thường Kiệt là một bậc thầy ngoại giao, có cách ngoại giao rất khôn khéo và mềm dẻo.
- Thể hiện sức mạnh của đất nước vừa tránh gây mất danh dự của nước lớn và quan trọng nhất là giữ quan hệ và hòa bình giữa hai nước
Cách kết thúc rất nhân văn, mang đậm tình người của Lý Thường Kiệt. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho cuộc chiến mau chóng kết thúc để không còn thêm những sinh mạng đổ xuống nữa
Cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ thất bại nhanh chóng vì:
- Nhà Hồ lên ngôi bằng con đường thoán đoạt (cướp ngôi) nhà Trần do đó gây lên những bất bình rất lớn trong quần chúng nhân dân.
- Không dựa vào nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, chỉ biết dựa vào các thành lũy để chống giặc.
- Nhà Hồ còn sử dụng những biện pháp hà khắc, cưỡng chế nhân dân.
Tham khảo:
Cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ thất bại nhanh chóng vì:
- Nhà Hồ lên ngôi bằng con đường thoán đoạt (cướp ngôi) nhà Trần do đó gây lên những bất bình rất lớn trong quần chúng nhân dân.
- Không dựa vào nhân dân để chống giặc mà chỉ chiến đấu đơn độc, chỉ biết dựa vào các thành lũy để chống giặc.
- Nhà Hồ còn sử dụng những biện pháp hà khắc, cưỡng chế nhân dân.
- Ý chí quyết tâm tiêu diệt xâm lược Mông – Nguyên của quân dân nhà Trần đã thể hiện tinh thần đoàn kết cao độ, trên dưới đồng lòng đánh giặc:
+ Khi vua Trần hỏi Trần Thủ Độ nên đánh hay hòa, Trần Thủ Độ đã khẳng khái trả lời: “ Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
+ Tại hội nghị Điện Diên Hồng, khi vua Trần hỏi nên đánh hay hòa, cả điện đồng thanh hô “ Đánh”.
+ Trần Hưng Đạo viết Hịch tướng sĩ , có câu: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng…”.
+ Các chiến sĩ tự mình thích vào cánh tay hai chữ “Sát thát”. (giết giặc Mông Cổ).