K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 3 2023

Hormone insulin và glucagon (do tế bào tuyến tụy tiết ra) có thể kích thích các tế bào gan và cơ thực hiện quá trình chuyển hóa đường, qua đó, điều hòa hàm lượng glucose trong máu là nhờ quá trình truyền thông tin giữa các tế bào. Trong đó, tế bào tuyến tụy tiết ra các phân tử tín hiệu là hormone insulin và glucagon, các phân tử tín hiệu này liên kết với thụ thể của tế bào gan dẫn đến đáp ứng đặc hiệu của tế bào gan.

Insulin là hormone nội tiết từ tuyến tuỵ tác động đến các tế bào như gan, cơ, mỡ khi nồng độ glucose trong máu tăng lên do tiêu hoá thức ăn. Một quá trình truyền thông tin từ insulin ở tế bào được thể hiện ở hình 12.7. Insulin kích thích sự huy động các protein vận chuyển glucose ở trên màng sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm lượng glucose trong máu. Bệnh tiểu...
Đọc tiếp

Insulin là hormone nội tiết từ tuyến tuỵ tác động đến các tế bào như gan, cơ, mỡ khi nồng độ glucose trong máu tăng lên do tiêu hoá thức ăn. Một quá trình truyền thông tin từ insulin ở tế bào được thể hiện ở hình 12.7. Insulin kích thích sự huy động các protein vận chuyển glucose ở trên màng sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm lượng glucose trong máu. Bệnh tiểu đường type 2 do thiếu insulin và kháng insulin (các phân tử truyền tin nội bào bị tác động) dẫn đến triệu chứng điển hình là tăng lượng glucose trong máu và trong nước tiểu. Dựa vào các thông tin ở trên và hình 12.7, hãy :

- Nêu vai trò của insulin trong điều hòa lượng đường trong máu.

- Nêu các giai đoạn của quá trình truyền thông tin từ tín hiệu insulin.

- Nêu những thay đổi trong quá trình truyền thông tin từ insulin dẫn đến triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2.

2
4 tháng 9 2023

Câu 1: Vai trò của insulin trong điều hòa lượng đường trong máu : Insulin giúp kích thích các protein vận chuyển glucose ở trên màng sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm lượng glucose trong máu.

Câu 2: Các giai đoạn của quá trình truyền thông tin từ tín hiệu insulin:

- Giai đoạn 1: Insulin từ tuyến tụy tiết ra gắn với thụ thể màng và hoạt hóa thụ thể insulin.

- Giai đoạn 2: Insulin kích thích các túi mang protein vận chuyển glucose trong tế bào chất.

- Giai đoạn 3: Các túi vận chuyển đến màng tế bào để vận chuyển glucose ra khỏi tế bào

Câu 3: Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2 bị thiếu insulin và kháng insulin, nên thụ thể insulin được hoạt hóa thấp hoặc không có, dẫn đến ít/ không kích thích được các túi protein vận chuyển glucose ra ngoài tế bào, do đó, lượng glucose trong máu nhiều và được thải thông qua đường nước tiểu.

16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Vai trò của insulin: Khi nồng độ glucose trong máu tăng lên do tiêu hóa thức ăn, insulin kích thích sự huy động các glucose vận chuyển glucose ở trên màng sinh chất, từ đó làm tăng sự vận chuyển glucose từ máu vào trong tế bào và giảm lượng glucose trong máu. 

- Các giai đoạn của quá trình truyền thông tin từ tín hiệu insulin:

+ Giai đoạn 1 - Tiếp nhận: Hormone insulin từ tuyến tụy tiết ra gắn với thụ thể màng ở bên ngoài tế bào dẫn đến sự hoạt hóa thụ thể.

+ Giai đoạn 2 – Truyền tin nội bào: Khi thụ thể màng được hoạt hóa, sẽ hoạt hóa các phân tử truyền tin nội bào thành các chuỗi tương tác liên tiếp tới các phân tử đích trong tế bào là túi mang protein vận chuyển glucose.

+ Giai đoạn 3 – Đáp ứng: Các túi mang protein vận chuyển glucose đến màng tế bào để vận chuyển glucose vào trong tế bào, làm giảm lượng glucose trong máu.

- Những thay đổi trong quá trình truyền thông tin từ insulin dẫn đến triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2: Bệnh nhân tiểu đường type 2 do thiếu insulin và kháng insulin (các phân tử truyền tin nội bào bị tác động) nên thụ thể insulin được hoạt hóa thấp hoặc các phân tử truyền tin nội bào không hoạt động dẫn đến ít hoặc không kích thích được các túi mang protein vận chuyển glucose ra ngoài tế bào. Do đó, glucose trong máu không được vận chuyển vào trong tế bào khiến làm tăng lượng glucose trong máu và trong nước tiểu.

17 tháng 6 2019

Đáp án đúng : B

29 tháng 10 2018

Đáp án B

Các hoạt động (1),(3),(5) giúp lượng đường trong máu giảm xuống

23 tháng 3 2023

Thí nghiệm 1 có xuất hiện glycogen do có insulin hoạt hóa các thụ thể màng ở tế bào gan để vận chuyển các phân tử glucose vào trong tế bào, còn thí nghiệm 2 không xuất hiện glycogen do insulin không tiếp xúc với thụ thể màng, dẫn đến không có các phân tử tín hiệu và các tế bào gan không vận chuyển glucose vào trong tế bào, quá trình chuyển hóa glucose không diễn ra.

23 tháng 3 2023

Những người bị ức chế quá trình tổng hợp insulin của tuyến tụy sẽ không có khả năng chuyển hóa đường thành glycogen khi lượng đường trong máu tăng, do đó những người này có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Khi tỉ lệ đường trong máu thấp hơn so với bình thường thì.

A, tế bào....... sẽ tiết ra insulin để chuyển glycogen thành glucozơ

B, tế bào ...... sẽ tiết ra insulin để chuyển thành glucozơ thành glucogen

C, tế bào...... sẽ tiết ra glucagon để chuyển glucogen thành glucozơ

D, tế bào....... sẽ tiết ra glucagon để chuyển glucozơ thành glucogen

4 tháng 5 2023

Tui cảm ơn 

Một tài xế taxi cân nặng 55kg nếu uống 100g rượu thì hàm lượng rượu trong máu anh ta là 2‰. Có khoảng 1,5g rượu được bài tiết ra khỏi cơ thể trong 1 giờ cho 10kg khối lượng cơ thể. Ngay sau khi uống rượu, người đó lái xe và gây ra tai nạn giao thông rồi bỏ chạy. Cảnh sát đã bắt được anh ta sau đó 3 giờ và khi thử mẫu máu của anh ta lúc đó có hàm lượng rượu là 1‰ Có bao nhiêu...
Đọc tiếp

Một tài xế taxi cân nặng 55kg nếu uống 100g rượu thì hàm lượng rượu trong máu anh ta là 2‰. Có khoảng 1,5g rượu được bài tiết ra khỏi cơ thể trong 1 giờ cho 10kg khối lượng cơ thể. Ngay sau khi uống rượu, người đó lái xe và gây ra tai nạn giao thông rồi bỏ chạy. Cảnh sát đã bắt được anh ta sau đó 3 giờ và khi thử mẫu máu của anh ta lúc đó có hàm lượng rượu là 1‰

Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?

(1) Lúc người tài xế này gây tai nạn thì hàm lượng rượu trong máu anh ta là 1,49‰

(2) Khi một người uống quá nhiều rượu thì tế bào gan hoạt động để cơ thể không bị đầu độc.

(3) Trong tế bào gan, Lizoxom và bộ máy Golgi tạo những túi tiết để bài xuất chất độc ra khỏi tế bào.

(4) Gan nhiễm mỡ là hiện tượng tích mỡ trong tế bào gan, xảy ra ở những người uống rượu nhiều.

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
1 tháng 7 2018

Đáp án B

(1) sai

Trong 1 giờ: 10 kg khối lượng cơ thể →  bài tiết 1,5 g rượu

                     55 kg                              → bài tiết 8,25 g rượu.

Trong 3 giờ: Người tài xế bài tiết 8,25 × 3 = 24,75 g rượu.

Hàm lượng rượu trong máu: 2‰→ 100 g rượu

                                                            1‰→ 50 g rượu

→ Ngay khi xảy ra tai nạn, người tài xế chứa 24,75 + 50= 74,75 gam rượu.

→ Hàm lượng rượu trong máu của người tài xế lúc gây tai nạn:

(74,75 : 100) × 2 = 1,495

(2) Đúng

(3) Sai. Lưới nội chất trơn tham gia đào thải chất độc.

(4) Đúng.

Một tài xế taxi cân nặng 55kg nếu uống 100g rượu thì hàm lượng rượu trong máu anh ta là 2‰. Có khoảng 1,5g rượu được bài tiết ra khỏi cơ thể trong 1 giờ cho 10kg khối lượng cơ thể. Ngay sau khi uống rượu, người đó lái xe và gây ra tai nạn giao thông rồi bỏ chạy. Cảnh sát đã bắt được anh ta sau đó 3 giờ và khi thử mẫu máu của anh ta lúc đó có hàm lượng rượu là 1‰ Có bao nhiêu...
Đọc tiếp

Một tài xế taxi cân nặng 55kg nếu uống 100g rượu thì hàm lượng rượu trong máu anh ta là 2‰. Có khoảng 1,5g rượu được bài tiết ra khỏi cơ thể trong 1 giờ cho 10kg khối lượng cơ thể. Ngay sau khi uống rượu, người đó lái xe và gây ra tai nạn giao thông rồi bỏ chạy. Cảnh sát đã bắt được anh ta sau đó 3 giờ và khi thử mẫu máu của anh ta lúc đó có hàm lượng rượu là 1‰

Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?

(1) Lúc người tài xế này gây tai nạn thì hàm lượng rượu trong máu anh ta là 1,49‰

(2) Khi một người uống quá nhiều rượu thì tế bào gan hoạt động để cơ thể không bị đầu độc.

(3) Trong tế bào gan, Lizoxom và bộ máy Golgi tạo những túi tiết để bài xuất chất độc ra khỏi tế bào.

(4) Gan nhiễm mỡ là hiện tượng tích mỡ trong tế bào gan, xảy ra ở những người uống rượu nhiều.

A.

B. 2

C. 3

D. 4

1
17 tháng 8 2018

Đáp án B

(1) sai

Trong 1 giờ:

10 kg khối lượng cơ thể →  bài tiết 1,5 g rượu

55 kg                              → bài tiết 8,25 g rượu.

Trong 3 giờ: Người tài xế bài tiết 8,25 × 3 = 24,75 g rượu.

Hàm lượng rượu trong máu:

2‰→ 100 g rượu

1‰→ 50 g rượu

→ Ngay khi xảy ra tai nạn, người tài xế chứa 24,75 + 50= 74,75 gam rượu.

→ Hàm lượng rượu trong máu của người tài xế lúc gây tai nạn:

(74,75 : 100) × 2 = 1,495

(2) Đúng

(3) Sai. Lưới nội chất trơn tham gia đào thải chất độc.

(4) Đúng.

Một tài xế taxi cân nặng 55kg nếu uống 100g rượu thì hàm lượng rượu trong máu anh ta là 2‰. Có khoảng 1,5g rượu được bài tiết ra khỏi cơ thể trong 1 giờ cho 10kg khối lượng cơ thể. Ngay sau khi uống rượu, người đó lái xe và gây ra tai nạn giao thông rồi bỏ chạy. Cảnh sát đã bắt được anh ta sau đó 3 giờ và khi thử mẫu máu của anh ta lúc đó có hàm lượng rượu là 1‰ Có bao nhiêu...
Đọc tiếp

Một tài xế taxi cân nặng 55kg nếu uống 100g rượu thì hàm lượng rượu trong máu anh ta là 2‰. Có khoảng 1,5g rượu được bài tiết ra khỏi cơ thể trong 1 giờ cho 10kg khối lượng cơ thể. Ngay sau khi uống rượu, người đó lái xe và gây ra tai nạn giao thông rồi bỏ chạy. Cảnh sát đã bắt được anh ta sau đó 3 giờ và khi thử mẫu máu của anh ta lúc đó có hàm lượng rượu là 1‰

Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?

(1) Lúc người tài xế này gây tai nạn thì hàm lượng rượu trong máu anh ta là 1,49‰

(2) Khi một người uống quá nhiều rượu thì tế bào gan hoạt động để cơ thể không bị đầu độc.

(3) Trong tế bào gan, Lizoxom và bộ máy Golgi tạo những túi tiết để bài xuất chất độc ra khỏi tế bào.

(4) Gan nhiễm mỡ là hiện tượng tích mỡ trong tế bào gan, xảy ra ở những người uống rượu nhiều

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
24 tháng 1 2018

Đáp án B

(1) sai

Trong 1 giờ: 10 kg khối lượng cơ thể →  bài tiết 1,5 g rượu

                     55 kg                              → bài tiết 8,25 g rượu.

Trong 3 giờ: Người tài xế bài tiết 8,25 × 3 = 24,75 g rượu.

Hàm lượng rượu trong máu: 2‰→ 100 g rượu

                                                            1‰→ 50 g rượu

→ Ngay khi xảy ra tai nạn, người tài xế chứa 24,75 + 50= 74,75 gam rượu.

→ Hàm lượng rượu trong máu của người tài xế lúc gây tai nạn:

(74,75 : 100) × 2 = 1,495

(2) Đúng

(3) Sai. Lưới nội chất trơn tham gia đào thải chất độc.

(4) Đúng.