K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 2 2023

Thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam đang rất nghiêm trọng.

Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải, xử lý nước thải,... vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, các khu công nghiệp, khu đô thị,...ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm,... chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. Một ví dụ đã từng được dư luận quan tâm thì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

* Gợi ý báo cáo thu hoạch:

- Tên môi trường: Môi trường nước.

- Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước: Do nước thải sinh hoạt và nước thải từ các khu công nghiệp chưa qua xử lí thải ra môi trường; do xả rác thải rắn từ sinh hoạt và các hoạt động sản xuất vào môi trường nước;…

- Đề xuất một số biện pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường nước: thực hiện các biện pháp xử lí nước thải phù hợp; vứt rác đúng nơi quy định; tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường, …

31 tháng 12 2020

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây nguy cơ đột quỵ, suy nhược thần kinh, bệnh tim mạch, ung thư, cùng hàng loạt các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phổi, thậm chí ung thư phổi ngày càng tăng cao.Ô nhiễm không khí được chia làm hai dạng, gồm ô nhiễm không khí ngoài trời và ô nhiễm không khí trong nhà. Trong đó, ô nhiễm không khí ngoài trời là tác nhân chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe con người ở các nước phát triển và đang phát triển. Nguyên nhân gây ô nhiễm đến từ nhiều nguồn khác nhau như khí thải giao thông, nhà máy công nghiệp, từ quá trình sản xuất nông nghiệp và một số nguyên nhân tự nhiên như cháy rừng, bụi sa mạc, núi lửa.Bên cạnh đó, chúng ta còn phải đối mặt với ô nhiễm không khí trong nhà. Các nguồn gây ô nhiễm bao gồm khói thuốc lá, khói than, củi, các hóa chất có trong sơn hoặc các sản phẩm làm sạch, khí máy lạnh và một số chất có trong vật liệu xây dựng.

13 tháng 8 2021

1. Ô nhiễm không khí xảy ra khi có sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí 

2.một số chất/nguồn gây ô nhiễm không khí:khói,bụi,khí lạ,..

3. Ô nhiễm không khí có ảnh hưởng gì tới đời sống con người:cos thể dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp như ung thư phổi,đột quỵ,bệnh tim mạch,..

4.  các biện pháp bảo vệ môi trường không khí:

dùng các năng lượng thân thiện với môi trường

không xả rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp ra môi trường

Tuyên truyền, nâng cao ý thức của mỗi người

Trồng nhiều cây xanh

Tiết kiệm điện và năng lượng

13 tháng 8 2021

1. Ô nhiễm không khí xảy ra khi có sự thay đổi lớn trong các thành phần của không khí 

2.  Do: bụi, khí CO2, khói ....

3. Ô nhiễm không khí có tác hại đến đười sống con người: đột quỵ, ung thư phổi và các bệnh tim mạch

4. Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí:

- Trồng cây xanh

- Không xả rác bừa bãi

- Dùng các vật thân thiện với môi trường như: ống hút tre, li giấy ...

- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của mỗi người

13 tháng 12 2021

tham khảo

 

 

b. Ô nhiễm không khí:

+ Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.

+ Nguyên nhân: Khói bụi từ các nhà máy, phương tiện giao thong thải vào khí quyển.

+ Hậu quả: Tạo nên những trận mư a xít, tăng hiệu ứng nhà kính, khiến cho Trái đất nóng nên, khí hậu toàn cầu biến đổi, băng tan ở hai cực, mực nước đại dương dâng cao, Khí thải còn làm thủng tầng Ôzôn.

 

7 tháng 9 2023

- Giảm thiểu việc tự đốt rác .

- SD xe công cộng . 

 

7 tháng 9 2023

Bước 1: Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu: Quan sát và đặt câu hỏi cho vấn đề nảy sinh.

*Quan sát môi trường xung quanh và nhận ra tình trạng ô nhiễm không khí hiện tại.
*Đặt câu hỏi về nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí và các hệ quả của nó.
Bước 2: Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề:

*Dựa trên tri thức phù hợp về ô nhiễm không khí, xác định các nguyên nhân chính gây ô nhiễm như khí thải từ phương tiện giao thông, công nghiệp, nông nghiệp, hoạt động đốt rừng, và khía cạnh sinh hoạt hàng ngày của con người.
*Dự đoán rằng việc giảm các nguyên nhân này có thể làm giảm ô nhiễm không khí.
Bước 3: Lập kế hoạch kiểm tra dự đoán:

*Lựa chọn phương pháp, kĩ thuật và kĩ năng thích hợp để kiểm tra dự đoán, ví dụ: thu thập dữ liệu về chất lượng không khí, theo dõi mức độ ô nhiễm trong vùng, và phân tích thông tin đó.
Bước 4: Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự đoán:

*Thực hiện các hoạt động kiểm tra, như thu thập dữ liệu về chất lượng không khí hàng ngày, sử dụng các thiết bị đo đạc phù hợp và phân tích dữ liệu thu thập được.
*So sánh kết quả với dự đoán để xác định mức độ chính xác.

Bước 5: Viết báo cáo và trình bày kết quả kiểm tra dự đoán:

*Báo cáo kết quả kiểm tra dự đoán về hạn chế ô nhiễm không khí, bao gồm các thông tin về mức độ ô nhiễm hiện tại và tiến triển trong quá trình giảm ô nhiễm.
*Thảo luận về các biện pháp hiệu quả để hạn chế ô nhiễm không khí, ví dụ như sử dụng hình thức giao thông công cộng, khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông không gây ô nhiễm như xe điện hoặc xe chạy bằng nguồn năng lượng tái tạo.
*Đề xuất việc áp dụng các quy định và hoạt động xử lý môi trường gắn với việc hạn chế ô nhiễm không khí từ các nhà máy sản xuất, các công trình xây dựng và các nguồn gốc khác.
*Đề xuất tăng cường giáo dục và tạo ra nhận thức trong cộng đồng về ô nhiễm không khí và ý thức bảo vệ môi trường, bao gồm việc tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng các nguồn năng lượng sạch và các biện pháp tiết kiệm năng lượng.

18 tháng 1 2022

Bài 1:

- Nguyên nhân có thể làm cho diện tích rừng và đa dạng thực vật bị suy giảm là:

+ Cháy rừng.

+ Rừng bị chặt phá.

+ Đốt rừng làm nương rẫy.

+ Nhiều thủy điện được xây dựng.

Tham khảo

1 tháng 6 2018

Đáp án D

Tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí và đất chưa phải đã trở thành vấn đề nghiêm trọng ở các vùng miền núi

24 tháng 10 2021

Tham khảo:

https://dangcongsan.vn/xay-dung-xa-hoi-an-toan-truoc-thien-tai/nguyen-nhan-gay-tinh-trang-o-nhiem-moi-truong-khong-khi-va-giai-phap-khac-phuc-594455.html

     Hiện nay tình trạng ô nhiễm đang là vấn đề trọng tâm của toàn xã hội và được dư luận hết sức quan tâm. Ô nhiễm môi trường đã và đang để lại những hậu quả, hệ lụy nghiêm trọng và hết sức khôn lường cho toàn nhân loại. Ô nhiễm môi trường không phải do tự nhiên môi trường bị ô nhiễm mà do khói bụi gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước. Hoạt động của con người gây ra là chủ yếu như nạn...
Đọc tiếp

     Hiện nay tình trạng ô nhiễm đang là vấn đề trọng tâm của toàn xã hội và được dư luận hết sức quan tâm. Ô nhiễm môi trường đã và đang để lại những hậu quả, hệ lụy nghiêm trọng và hết sức khôn lường cho toàn nhân loại. Ô nhiễm môi trường không phải do tự nhiên môi trường bị ô nhiễm mà do khói bụi gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước. Hoạt động của con người gây ra là chủ yếu như nạn khai thác rừng, khoáng sản, hoạt động của các công ty xí nghiệp ngày càng tăng đó là hệ lụy của sự phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Ô nhiễm môi trường gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người và các loại sinh vật khác.

    Ô nhiễm môi trường ngoài nguyên nhân chủ yếu do hoạt động của con người gây ra còn do một số hoạt động của tự nhiên khác có tác động tới môi trường. Để hiểu được ô nhiễm không khí có tác động, ảnh hưởng như thế nào đối với môi trường thì qua những biểu hiện cụ thể như sau: Ô nhiễm không khí khiến cho trái đất ngày càng nóng lên do các nhà máy, xí nghiệp được xây  dựng ngày càng nhiều mà lượng khí thải của nó trực tiếp ra môi trường là cực kỳ lớn, hiện tượng chặt phá khai thác rừng bừa bãi để lấy đất trồng trọt, chăn nuôi. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho trái đất ngày càng nóng lên, chặt phá rừng đã làm suy giảm diện tích rừng trên thế giới nói chung và Việt Nam ta nói riêng rừng còn là lá phổi xanh của toàn nhân loại nó có tác dụng lọc không khí…”

                                              ( Nguồn: Bảo Thoa.

https://verbalearn.com/nghi-luan-xa-hoi/nghi-luan-ve-o-nhiem-moi-truong/)

b. Em hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Đoạn trích trên bàn về vấn đề gì?  

Đoạn trích trên bàn về vấn đề ô nhiệm môi trường

Câu 2: Nêu nội dung chính của mỗi đoạn văn?

Câu 3: Đoạn trích đã đưa ra những hậu quả nào của ô nhiễm môi trường? Suy nghĩ của em trước những hậu quả ấy?

Câu 4: Tác giả đã bàn luận cụ thể đến loại ô nhiễm nào? Tác giả đã đã giải thích những gì để chúng ta hiểu rõ điều đó? Theo em cách giải thích đó có hợp lí không? Vì sao? Nếu em cần giải thích vấn đề đó cho mọt người bạn, em sẽ giải thích như thế nào?

Câu 5: Từ đoạn văn, em thấy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường? Nguyên nhân nào là chủ yếu? Theo em, ngoài những nguyên nhân đó ra còn những nguyên nhân nào khác? Ở địa phương xem có xảy ra tình trạng đó không? Nếu có, hãy nêu một vài dẫn chứng? Là người công dân toàn cầu, chúng ta cần làm gì để giảm thiểu điều đó?...

1
22 tháng 4 2022

Câu 1:Đoạn trích nói về vấn đề ô nhiễm môi trường

Câu 2:ND đoạn 1:

+giới thiệu về vấn đề ô nhiễm môi trường 

+Nêu lí do gây ra ô nhiễm môi trường 

ND đoạn 2:

+Nêu tác hại của ô nhiễm môi trường

Câu 3:

Hậu quả của ô nhiễm môi trường mà đoạn trích đưa ra: 

+khiến cho trái đất ngày càng nóng lên 

+các nhà máy, xí nghiệp được xây  dựng ngày càng nhiều nên lượng khí thải  ra môi trường là cực kỳ lớn

+ chặt phá khai thác rừng bừa bãi   rừng bị suy giảm diện tích rừng

+gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe con người và các loại sinh vật khác.