năng lượng mặt trời gây ra những hiện tương nào trên Trái Đất
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu cho sự sống trên Trái Đất vì:
- Mặt trời sưởi ấm cho muôn loài.
- Mặt trời giúp cho cây xanh tốt. Cây xanh tốt tạo ta những điều kiện thuận lợi cho sự sống trên Trái Đất như sản xuất ra oxi, là thức ăn gián tiếp của động vật, cung cấp củi đun.
- Mặt trời giúp hình thành Than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên.
1. Nguồn gốc năng lượng sinh ra trên Mặt trời
- Mặt trời là một ngôi sao khổng lồ với khối lượng gấp khoảng 333.000 lần khối lượng Trái đất. Nó được tạo thành chủ yếu từ hydro và heli. Năng lượng của Mặt trời được tạo ra bởi quá trình tổng hợp hạt nhân, trong đó các hạt nhân hydro kết hợp với nhau để tạo thành hạt nhân heli. Quá trình này giải phóng một lượng lớn năng lượng, dưới dạng nhiệt và ánh sáng.
- Quá trình tổng hợp hạt nhân diễn ra trong lõi của Mặt trời, nơi nhiệt độ và áp suất rất cao. Ở lõi Mặt trời, nhiệt độ có thể lên tới 15 triệu độ C và áp suất có thể lên tới 250 tỷ pascal.
2. Gió Mặt trời, hiện tượng cực quang và tác động đến Trái đất
- Gió Mặt trời là một dòng hạt mang điện, chủ yếu là electron và proton được phóng ra từ Mặt trời. Gió Mặt trời có tốc độ trung bình khoảng 400 km/s và có thể đạt tới 1.000 km/s.
- Gió Mặt trời được tạo ra bởi các hoạt động từ trường trên bề mặt Mặt trời. Khi các vết đen Mặt trời và các vùng hoạt động từ trường khác xuất hiện trên bề mặt Mặt trời, chúng giải phóng các hạt mang điện vào không gian, các hạt này sau đó được gió Mặt trời mang đi.
- Gió Mặt trời có tác động đáng kể đến Trái đất. Nó có thể tương tác với từ trường của Trái đất, gây ra các hiện tượng như cực quang.
Hiện tượng cực quang
- Hiện tượng cực quang là một hiện tượng quang học, trong đó bầu trời ở các vùng cực của Trái đất xuất hiện những dải ánh sáng màu sắc rực rỡ.
- Hiện tượng cực quang được tạo ra do sự tương tác của các hạt mang điện trong gió Mặt trời với từ trường của Trái đất. Khi các hạt mang điện trong gió Mặt trời xuyên qua từ trường của Trái đất, chúng bị lệch hướng và đi theo các đường sức từ. Khi các hạt này va chạm với các phân tử khí quyển, chúng giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng.
- Màu sắc của cực quang phụ thuộc vào loại khí quyển mà các hạt mang điện va chạm. Các hạt mang điện va chạm với các phân tử oxy sẽ tạo ra ánh sáng màu xanh lam hoặc đỏ. Các hạt mang điện va chạm với các phân tử nitơ sẽ tạo ra ánh sáng màu xanh lá cây hoặc đỏ cam.
Tác động của gió Mặt trời đến Trái đất
- Tác động đến từ trường của Trái đất: Gió Mặt trời có thể làm nhiễu loạn từ trường của Trái đất, gây ra các hiện tượng như bão từ.
- Tác động đến bầu khí quyển của Trái đất: Gió Mặt trời có thể làm biến đổi thành phần của bầu khí quyển của Trái đất, gây ra các hiện tượng như suy giảm tầng ozon.
Tác động đến các vệ tinh nhân tạo: Gió Mặt trời có thể làm nhiễu loạn tín hiệu của các vệ tinh nhân tạo, gây ra các vấn đề về thông tin liên lạc và định vị.
Tác động của cực quang tới trái đất:
- Du lịch: Cực quang là một điểm thu hút du lịch phổ biến, đặc biệt là ở các vùng cực. Các tour du lịch cực quang thường được tổ chức để du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh tượng ngoạn mục này.
- Nghiên cứu: Cực quang là một hiện tượng phức tạp, được nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học trên thế giới. Nghiên cứu về cực quang có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn về từ trường của Trái đất và các hoạt động của Mặt trời.
tham khảo
Mặt trời là nguồn năng lượng chủ yếu cho sự sống trên Trái Đất vì:
– Mặt trời sưởi ấm cho muôn loài.
– Mặt trời giúp cho cây xanh tốt. Cây xanh tốt tạo ta những điều kiện thuận lợi cho sự sống trên Trái Đất như sản xuất ra oxi, là thức ăn gián tiếp của động vật, cung cấp củi đun.
Ở địa phương em mặt trời được sử dụng để:
- Sưởi ấm
- Làm năng lượng điện từ mặt trời
Khi có hiện tượng nhật thực, vị trí tương đối của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng như thế nào (coi tâm của Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng). Chọn phương án trả lời đúng trong các phương án sau:
A. Trái Đất – Mặt Trời – Mặt Trăng
B. B. Mặt Trời – Trái Đất – Mặt Trăng
C. Trái Đất – Mặt Trăng – Mặt Trời
D. Mặt Trăng – Trái Đất – Mặt Trời
Mặt Trời chiếu sáng và sưởi ấm muôn loài, giúp cho cây xanh tốt, người và động vật khỏe mạnh. Cây xanh hấp thụ năng lượng mặt trời để sinh trưởng và phát triển. Cây là thức ăn trực tiếp hoặc gián tiếp của động vật. Cây còn cung cấp củi đun. Than đá, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên cũng được hình thành do năng lượng mặt trời. Năng lượng mặt trời còn gây ra nắng, mưa, gió, bão,… trên Trái Đất.
để nhìn thấy ánh sáng mặt trăng :
1; 2; 4; 5
nhìn thấy nguyệt thực:
3
a, số 1 sẽ có hiện tượng nhật thực toàn phần
b, số 3 sẽ thấy có nguyệt thực
Tính trung bình, Trái Đất nhận được 340 W/m2 từ Mặt trời. Khoảng 1/3 năng lượng này bị phản ngược trở lại không gian bởi mây và lớp băng trên bề mặt. Phần năng lượng còn lại – khoảng tương đương với việc đặt những lò sưởi nhỏ cách nhau mỗi 2m, bố trí theo dạng mắt lưới bao phủ bề mặt của Trái đất và vận hành liên tục – sẽ được bề mặt và khí quyển Trái Đất hấp thụ.
Nhưng sức mạnh của mặt trời được tập trung vào ban ngày và đặc biệt là gần đường xích đạo. Tính trung bình, khí quyển và bề mặt hấp thụ hơn 300W/m2 trong vùng nhiệt đới nhưng ít hơn 100W/m2 ở vùng cực. Lý do là vì bề mặt của trái đất tại đường xích đạo tiếp xúc trực diện với ánh sáng mặt trời, nhưng ở gần cực, vẫn cùng một mức năng lượng nhưng lại phân tán ra một diện tích bề mặt lớn hơn.
Nhiệt độ Trái Đất không thể hiện sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng, mức chênh lệch nhiệt độ giữa vùng xích đạo và các vùng vĩ độ cao chỉ là 50 độ C, ít hơn rất nhiều so với sự chênh lệch nhiệt độ ở các hành tinh khác như là Mặt trăng. Điều này là bởi vì bầu khí quyển (và các đại dương) đưa nhiệt từ vùng ấm hơn tới vùng lạnh hơn. Năng lượng mà khí quyển truyền tải có thể đạt tới 5PW (5 x 1015W). Để so sánh, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất có công suất 8GW (8 x 109W) và tổng điện năng mà con người tiêu thụ bằng tất cả mọi hình thức hiện nay ước tỉnh khoảng 18TW (1,8x 1013W) vẫn kém hơn 250 lần so với mức nhiệt trên của bầu khí quyển.
Nguồn năng lượng khổng lồ này chính là một cỗ máy nhiệt cho bầu khí quyển và các đại dương của Trái đất, cũng như cho dòng không khí nóng di chuyển đến các khu vực lạnh hơn. Trong quá trình di chuyển, năng lượng được chuyển đổi sang các dạng khác và bản thân việc Trái đất tự xoay quanh trục cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khí hậu trên Trái đất, đặc biệt là ở những vùng vĩ độ trung bình. Tác động của sự chuyển đổi nhiệt tạo nên nhiều hệ thời tiết, có thể kể đến các vùng Hadley, hay các chuyển động dạng sóng, với biểu hiện bề mặt là những hệ thời tiết quen thuộc áp suất cao và áp suất thấp.
Dòng tia là những dải băng rất hẹp (sâu vài km và có lẽ rộng 100km) của không khí chuyển động nhanh vòng quanh trái đất và hình thành trên ranh giới của khối không khí nóng hơn và lạnh hơn ở độ cao vào khoảng 10 km. Ở trung tâm dòng tia, gió có thể đạt 200 km/h và vào tháng năm 1967 đã ghi nhận một dòng tia có vận tốc 656 km/h ở bên trên bầu trời Outer Hebrides. Việc định vị những cơn gió tập trung này là rất quan trọng khi lên kế hoạch cho tuyến đường máy bay và việc lợi dụng dòng tia là lý do tại sao khi bay từ tây sang đông lại nhanh hơn so với hành trình ngược lại.
Dòng tia có ảnh hưởng nhất đối với thời tiết của chúng ta là dòng tia cực bắc. Dòng tia này quanh co trong một lộ trình biến đổi và dẫn hướng sự chuyển đổi các hệ thống thời tiết trên toàn thế giới, có khả năng dẫn đến một loạt các cơn bão và lũ lụt. Khi dòng tia cực bắc di chuyển xuống phía nam thì không khí lạnh ở cực sẽ được đưa xuống, khi nó di chuyển về phía bắc, thì không khí sẽ ấm áp và khí hậu sẽ ổn định.
Bão nhiệt đới, được biết đến với những cơn bão ở châu Mỹ và những trận bão ở vùng Viễn Đông, là những sự kiện thời tiết ở vĩ độ thấp có sức phá hoại rất lớn, khởi đầu từ những hệ thời tiết yếu, áp suất thấp. Bão nhiệt đới hình thành trên những vùng biển rất ấm áp, thường vào cuối mùa hè và mùa thu ở mỗi bán cầu. Khi bão mạnh thêm, chúng lại được dẫn đường bởi năng lượng tiềm ẩn từ hơi nước ngưng tụ tạo thành những đám mây bão lớn.
Đã từng có những cơn bão có tốc độ gió hơn 200 km/h xung quanh tâm bão, nhưng sự tàn phá chủ yếu là do lũ lụt vì mực nước biển dâng lên kèm theo lượng mưa dữ dội. Lượng mưa trung bình hàng năm của Vương quốc Anh chỉ bằng lượng mưa trong vòng chưa đầy hai giờ đồng hồ tại mắt bão.
Trận bão Bhola năm 1970 là một trong những thiên tai tồi tệ nhất mọi thời đại, giết chết hơn nửa triệu dân ở Bangladesh và Tây Bengal phần lớn là do lũ lụt, nhưng nó còn quá xa để trở thành một cơn bão mạnh nhất, nó chỉ được xếp vào loại tương đối vừa phải là loại 3. Mạnh nhất là loại 5, bao gồm cơn bão Katrina vào năm 2005 với sức gió hơn 280 km/h.
Những cơn lốc xoáy là những cơn lốc nhỏ hung bạo có thể hình thành dưới một đám mây bão xếp khối, là một vùng có sự đối lưu thẳng đứng mạnh mẽ. Trong lốc xoáy, một đám mây hình phễu được hình thành ở trung tâm cơn lốc mặc dù những luồng gió mạnh lại lưu chuyển ở cách tâm rất xa. Tốc độ gió thậm chí có thể đạ tới 500km/h và phá hủy mọi thứ trên đường đi.
Cơn lốc xoáy Tri-State vào tháng ba năm 1925, được ghi nhận là có lộ trình dài nhất, lên tới 350 km và giết chết 695 người ở Thung lũng sông Mississippi, Mỹ. Toàn bộ thảm hoạ này đã làm thiệt mạng 747 người, nhưng đó chưa là gì so với cơn lốc xoáy Daulatpur-Saturia vào tháng 4 năm 1989 ở Bangladesh, khiến 1.300 người chết và 80.000 người bị mất nhà cửa.
Bão bụi xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới. Chúng đem theo một lượng cát và khoáng mịn khổng lồ di chuyển từ lục địa này sang lục địa khác. Tại Bắc Phi, những cơn bão này được gọi là haboobs và thường được khởi đầu bằng bởi cơn gió lớn kèm theo những cơn bão. Tại những vùng khô của Châu Mỹ và Châu Á cũng xuất hiện những cơn bão tương tự. Haboobs có thể cao tới hơn 1km, bao phủ hàng ngàn km2 và kéo dài trong vòng nhiều giờ. Bụi hấp thụ ánh sáng mặt trời và làm ấm vùng không khí xung quanh cũng như tăng cường sức gió ở rìa cơn bão.
Nếu như ở trên Trái Đất có hơi nước để dung hòa những hạt bụi trong không khí thì trên sao Hỏa, không khí khô sẽ biến những cơn bão bụi dường như bao phủ toàn bộ hành tinh.
Quỷ cát là những cơn gió xoáy đối lưu nhỏ, có thể nhìn thấy được do bụi mà chúng thốc lên từ mặt đất. Chúng cũng được dẫn khởi bởi năng lượng nhiệt, tại nơi một bầu không khí mát hơn tiếp xúc với bề mặt nóng. Hiện tượng này phổ biến nhất ở các vùng giống sa mạc, nhưng có thể xảy ra ngay cả ở vùng khí hậu ôn đới và có những ghi chép về “quỷ tuyết” trên sườn núi ánh sáng rực rỡ. Trên trái đất, chúng có thể đạt độ cao 1km và có lẽ có đường kính 10 mét; trên sao Hỏa người ta đã nhìn thấy nhiều cỡ hơn, có thể cao đến 20 km và rộng 200 mét, xuất hiện trong nhiều hình ảnh từ phi thuyền bay quanh sao Hoả.
Tia sét là một hiện tượng phổ biến trong bầu khí quyển của Trái Đất, nó xảy ra ở khu vực đối lưu mạnh mẽ. Bất cứ lúc nào trên Trái Đất đều có khoảng 2.000 cơn dông đang hoạt động. Nhiệt độ không khí trong một tia sét có thể đạt tới 30.000 độ C, gấp năm lần so với nhiệt độ trên bề mặt của Mặt trời. Âm thanh tiếng sấm đến từ sự giãn nở của không khí được đốt nóng đột ngột và những cái cây bị sét đánh sẽ bị huỷ diệt hoàn toàn bởi vì nước bên trong chúng tức thời sôi.
Mưa đá thường gắn liền với những cơn bão trong thời tiết ấm áp, có liên quan đến hiện tượng đối lưu. Mọi người thường coi mưa đá như một sự kiện mùa đông, nhưng vào cuối mùa xuân và mùa hè là thời điểm duy nhất có mưa đá thực sự xảy ra ở Anh. Khi có vận động đi lên mạnh của không khí, mưa đá có thể đạt kích thước rất lớn, đường kính lên đến 20cm, và có thể nặng gần 1 kg. Bão mưa đá thực sự có thể gây chết người và đáng buồn là có những ghi chép của hàng trăm người chết. Có thể trận bão mưa đá tang tóc nhất trong lịch sử đã giết chết hơn 230 người và 1.600 gia súc tại bang Uttar Pradesh, miền bắc Ấn Độ vào tháng Tư năm 1888, và có những biên bản ghi chép về những tử vong ở Warwickshire, Anh vào tháng 5 năm 1411